Vàng đắng (Thân, Caulis Coscinii fenestrati)

2014-10-07 09:56 AM

Mảnh mạch mạng, mạch điểm, có nhiều tế bào mô cứng màu vàng tươi hình thoi, hình nhiều cạnh, hình chữ nhật thành dày khoang rộng hay hẹp. Sợi có thành dày, ống trao đổi rõ hoặc không có.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thân đã phơi hoặc sấy khô của cây Vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr., Syn. Menispermum fenestratum Gaertn.), họ Tiết dê (Menispermaceae).

Mô tả

Thân hình trụ tròn, đường kính 2 cm trở lên, gần thẳng hoặc hơi cong, đôi khi có bướu phình to. Mặt ngoài màu vàng đất hoặc nâu, có khi loang lổ, nhiều vết nhăn dọc, nông, đôi khi có vết sẹo tròn do vết tích của cành con. Mặt cắt ngang để lộ lớp vỏ mỏng, vòng gỗ dày chiếm khoảng 4/5 đường kính thân, màu vàng rơm, có tia hình nan hoa bánh xe, lỗ chỗ nhiều chấm nhỏ (mạch gỗ). Chất cứng khó bẻ, không mùi, vị đắng.

Vi phẫu

Lớp bần tế bào hình chữ nhật dẹt xếp đều đặn. Mô mềm vỏ rải rác có nhiều đám tế bào mô cứng, thành dày, có ống trao đổi. Đám sợi đứng trước libe (cách vòng mô cứng), vòng mô cứng ngoài liên tục, bao lên đầu các đám libe hình bán nguyệt. Tầng sinh gỗ. Gỗ cấp 2, mạch gỗ tròn to, tế bào mô mềm gỗ thành dày. Tia tuỷ rộng. Vòng mô cứng trong liên tục gồm tế bào thành dày có vân đồng tâm, trong tuỷ rải rác có tế bào mô cứng riêng lẻ.

Bột

Mảnh mạch mạng, mạch điểm, có nhiều tế bào mô cứng màu vàng tươi hình thoi, hình nhiều cạnh, hình chữ nhật thành dày khoang rộng hay hẹp. Sợi có thành dày, ống trao đổi rõ hoặc không có. Hạt tinh bột hình chuông đứng riêng lẻ hay kép đôi, kép ba, đường kính 8 - 10 mm. Tinh thể calci oxalat hình que nhỏ, dài khoảng 8 mm rải rác trong mô mềm hình chữ nhật, thành mỏng, đôi khi có tinh thể calci oxalat hình lăng trụ trong khoang tế bào mô cứng.

Độ ẩm

Không quá 13%.

Tạp chất

Dược liệu bị biến màu: Không quá 2%.

Tỉ lệ thân đường kính dưới 2 cm: Không quá 2%.

Tạp chất khác: Không quá 1%.

Tro toàn phần

Không quá 6,0%.

Định tính

A. Lấy 0,10 g bột dược liệu cho vào ống nghiệm, thêm 10 ml nước ngâm khoảng 2 giờ, lọc lấy 2 ml dịch lọc cho vào ống nghiệm khác, nhỏ thêm 1 ml acid sulfuric (TT), để nguội, nhỏ từ từ theo thành ống 1 ml nước brom bão hoà (TT), ở giữa hai lớp dung dịch xuất hiện một vòng đỏ sẫm.

B. Lấy 0,10 g bột dược liệu cho vào ống nghiệm, thêm 1 ml ethanol 90%(TT), ngâm 10 - 15 phút, lấy 1 - 2 giọt dịch ethanol này nhỏ lên bản kính, hơ nóng nhẹ đến gần khô, thêm 1 giọt acid hydrocloric (TT), đậy lá kính, để yên 5 - 10 phút, soi kính hiển vi thấy nhiều tinh thể hình kim màu vàng riêng lẻ và xếp thành bó.

C. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm bột dược liệu phát quang màu vàng sáng.

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel GF254 

Dung môi khai triển: Hỗn hợp dung môi gồm  n-Butanol – acid acetic - nước (7 : 1 : 2).

Dung dịch thử: Lấy 0,10 g bột dược liệu, thêm 5 ml  ethanol 90% (TT), đun hồi lưu trên cách thuỷ 30 phút. Lọc,  được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hoà tan berberin clorid vào ethanol 90% (TT) thành dung dịch có nồng độ 0,1%.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí, phun lên bản mỏng thuốc thử Dragendorff (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết màu đỏ cam và cùng giá trị Rf với vết berberin đạt được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Định lượng

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu (qua rây có kích thước mắt rây 1 mm), cho vào bình nón nút mài có dung tích 100 ml (song song xác định độ ẩm), thêm 1 ml dung dịch natri hydroxyd 25% (TT), dùng đũa thuỷ tinh trộn đều, đậy nút, để ở nhiệt độ phòng 2 giờ, thêm vào bình 50 ml ether (TT), lắc 15 phút rồi để yên 17 giờ, lắc 15 phút, lọc qua giấy lọc vào bình định mức có dung tích 50 ml, tráng bình và giấy lọc bằng ether (TT), thêm ether (TT) đến vạch, lắc đều. Hút chính xác 10 ml dịch chiết ether, cho vào bình lắng gạn có dung tích 50 ml và tiến hành chiết berberin bằng dung dịch acid sulfuric 2% (TT) ba lần với 20, 10, 10 ml. Gộp dịch chiết acid vào bình định mức 50 ml, thêm dung dịch acid sulfuric 2% (TT) đến vạch, lắc đều và đo độ hấp thụ của dung dịch ở bước sóng 420 nm.

Dung dịch chuẩn: Dung dịch berberin 0,2% trong dung dịch acid sulfuric 2% (dung dịch A). Hút chính xác 1 ml dung dịch A (tương đương với 2 mg berberin chuẩn) cho vào bình định mức 50 ml, thêm dung dịch acid sulfuric 2% (TT) đến vạch, lắc đều, đo mật độ quang ở bước sóng 420 nm.

Mẫu trắng là dung dịch acid sulfuric 2% (TT).

Dm: Mật độ quang của dung dịch thử.

Dc: Mật độ quang của dung dịch chuẩn.

a: Lượng cân dược liệu (g).

b: Độ ẩm dược liệu.

Hàm lượng berberin chứa trong dược liệu khô không được ít hơn 1,5% tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hái quanh năm, cạo vỏ, cắt thành đoạn dài 10 – 13 cm, phơi hoặc sấy khô 50 – 60 oC.

Bào chế

Rửa sạch, thái thành lát mỏng, phơi, hoặc sấy khô 50- 60 oC. Có thể dùng để tán bột và chiết xuất.

Bảo quản

Nơi khô mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, hàn. Quy vào kinh tỳ, vị, can, đởm, đại tràng.

Công năng

Thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, lợi thấp, lợi mật. Chủ trị: Viêm ruột, ỉa chảy, viêm túi mật, viêm gan.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 10 – 16 g, dạng bột thuốc hay thuốc sắc.

Bài viết cùng chuyên mục

Sa nhân (Fructus Amomi)

Hành khí hoá thấp, an thai. Chủ trị: Đau bụng nôn mửa, tiêu chảy, đau nhức xương khớp, cơ nhục, động thai.

Đinh lăng (Rễ, Radix Polysciacis)

Tẩm rượu gừng 5% vào Đinh lăng sống, trộn đều cho thấm rượu gừng, sao qua nhỏ lửa. Tẩm thêm 5% mật ong, trộn đều cho thấm mật rồi sao vàng cho thơm

Rong mơ (Sargassum)

Tiêu đàm nhuyễn kiên, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Bướu cổ và tràng nhạc, sán khí, phù thũng.

Mộc hoa trắng (Cortex Holarrhenae)

Nếu dùng dùng dung dịch đối chiếu là dịch chiết của vỏ Mộc hoa trắng thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu

Hoa đại (Flos Plumeriae rubrae)

Nhuận tràng, hoá đờm chỉ ho, hạ huyết áp. Chủ trị: Táo bón, đi lỵ có mũi máu, Sốt, ho, phổi yếu có đờm, huyết áp cao, phù thũng, bí tiểu tiện.

Tinh dầu bạc hà (Oleum Menthae)

Được lấy từ các bộ phận trên mặt đất của cây Bạc hà (Mentha arvensis L.), họ Bạc hà (Lamiaceae) bằng phương pháp cất kéo hơi nước và đã được làm khan nước.

Thông thảo (Medulla Tetrapanacis)

Thanh nhiệt lợi tiểu, thông kinh hạ sữa. Chủ trị: Ngũ lâm, thuỷ thũng, sau đẻ không ra sữa.

Long nhãn (Arillus Longan)

Bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị: Khí huyết bất túc, hồi hộp, tim đập mạnh, hay quên, mất ngủ, huyết hư.

Lá sen (Liên diệp, Folium Nelumbinis)

Giải thử, kiện tỳ, lương huyết, chỉ huyết. Chủ trị: trúng thử, hoá khát, ỉa chảy do thử thấp, huyết lị, nôn máu, đổ máu cam, đái máu do huyết nhiệt.

Hoàng đằng (Caulis et Radix Fibraureae)

Thanh nhiệt tiêu viêm, lợi thấp, giải độc. Dùng chữa đau mắt đỏ, viêm họng, mụn nhọt mẩn ngứa, kiết lỵ, viêm bàng quang.

Cá ngựa (Hippocampus)

Ôn thận tráng dương, tán kết tiêu sưng. Chủ trị: Liệt dương, di niệu, thận hư, trưng hà, u cục ở trong bụng.

Diệp hạ châu đắng: Cây chó đẻ răng cưa xanh, Herba Phyllanthi amari

Tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, lợi tiểu. Dùng khi tiểu tiện bí dắt, tắc sữa, kinh bế, hoặc mụn nhọt, lở ngứa ngoài da.

Khoản đông hoa (Flos Tussilaginis farfarae)

Nhuận phế hoá đờm, chỉ khái, giáng nghịch. Chủ trị: Ho và suyễn mới và lâu ngày, hư lao.

Trạch tả (Thân rễ, Rhizoma Alismatis)

Lấy thân rễ Trạch tả đã thái phiến khô, phun nước muối cho ẩm, ủ kỹ, sao nhỏ lửa đến khi mặt ngoài có màu vàng, lấy ra phơi khô. Cứ 100 kg trạch tả dùng 2 kg muối.

Nhung hươu (Lộc nhung, Cornu Cervi Pantotrichum)

Bổ thận dương, ích tinh huyết, mạnh gân cốt, trừ nhọt độc. Chủ trị: Liệt dương, hoạt tinh, tử cung lạnh, khó thụ thai, tinh thần mệt mỏi, sợ lạnh, chóng mặt, tai ù, tai điếc

Hạt mã đề (xa tiền tử, semen plantaginis)

Thanh thấp nhiệt, trừ đờm, chỉ ho, lợi tiểu, thông lâm, chỉ huyết. Chủ trị: Ho nhiều đờm, viêm phế quản, viêm thận, bàng quang, sỏi tiết niệu, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam.

Riềng (Rhizoma Alpiniae officinari)

Ôn trung tán hàn, tiêu thực và chỉ thống. Chủ trị: Thượng vị đau lạnh, nôn mửa, vị hàn ợ chua.

Cỏ ngọt (Folium Steviae rebaudianae)

Khi cây sắp ra hoa, cắt cành ở khoảng cách trên mặt đất 10 - 20 cm, hái lấy lá, loại bỏ lá già úa, đem phơi nắng nhẹ hoặc sấy ở 30 - 40 oC đến khô.

Tử uyển (Rễ, Radix et Rhizoma Asteris)

Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml nước, đun trong cách thủy ở 60 oC trong 10 phút, lọc nóng, để nguội.

Dành dành (Chi tử, Fructus Gardeniae)

Chủ trị Sốt cao, tâm phiền, hoàng đản tiểu đỏ, đi tiểu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, dùng ngoài trị sưng đau do sang chấn.

Tần giao (Radix Gentianae)

Phong thấp đau khớp, gân mạch co rút, khớp đau bứt rứt, chân tay co quắp, sốt vào buổi chiều. Trẻ em cam tích phát sốt.

Chiêu liêu (Cortex Terminaliaen nigrovenulosae)

Triển khai sắc ký xong, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun lên bản mỏng dung dịch vanilin 2% trong acid sulfuric, pha ngay trước khi dùng

Thạch hộc (Herba Dendrobii)

Tư âm thanh nhiệt, ích vị sinh tân. Chủ trị: âm hư nội nhiệt, tân dịch hao tổn: nóng sốt nhẹ, bứt rứt, háo khát

Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae)

Hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, thanh tâm lương huyết. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích hòn cục, đau thắt ngực; mất ngủ, tâm phiền.

Sắn dây (Cát căn, Radix Puerariae Thomsonii)

Giải cơ, thoát nhiệt, thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng tỳ dương để chỉ tả. Chủ trị: Sốt, cứng gáy, khát, tiêu khát, sởi chưa mọc, lỵ, ỉa chảy do ngoại tà.