Uy linh tiên (Rễ, Radix Clematidis)

2014-10-07 10:12 AM

Khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc, chỉ thống. Chủ trị Phong tê thấp các khớp chi, gân mạch co rút khó cử động, dân gian dùng chữa họng hóc xương cá.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Rễ và thân rễ đã phơi khô của cây Uy linh tiên (Clematis chinensis Osbeck) và một số loài khác cùng chi (Clematis haxapetala Pall., Clematis manshurica Rupr.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae).

Mô tả

Clematis chinensis: Thân rễ hình trụ, dài 1,5 - 10 cm, đường kính 0,3 - 1,5 cm, mặt ngoài màu vàng hơi nhạt, gốc thân còn sót lại ở đỉnh, phần dưới thân rễ mang nhiều rễ nhỏ. Chất tương đối bền dai, mặt bẻ có sơ sợi.

Rễ hình trụ thon hơi cong, dài 7 - 15 cm, đường kính 1 - 3 mm, mặt ngoài màu nâu đen,có vân dọc nhỏ, đôi khi vỏ ngoài thoái hoá rơi rụng, để lộ ra gỗ màu vàng nhạt. Chất cứng và giòn, dễ gẫy, vết gẫy có phần vỏ tương đối rộng, gỗ màu hơi vàng, hơi vuông, thường có khe nứt giữa phần vỏ và phần gỗ. Mùi nhẹ, vị nhạt.

Clematis haxapetala: Thân rễ ngắn, hình trụ,dài 1 - 4 cm, đường kính 0,5 - 2,5 cm. Rễ dài 4 - 20 cm, đường kính 0,1 - 0,2 cm, mặt ngoài màu nâu đến nâu đen, phần gỗ ở mặt gẫy hình hơi tròn.Vị mặn.

Clematis manshurica: Thân rễ hình trụ, dài 1 - 11 cm. đường kính 0,5 - 2,5 cm. Rễ tương đối dày đặc, dài 5 - 23 cm, đường kính 0,1 - 0,4 cm, mặt ngoài màu nâu đen, phần gỗ ở mặt gẫy hình hơi tròn. Vị cay.

Vi phẫu

Clematis chinensis: Thành ngoài tế bào biểu bì dày lên, màu nâu đen. Vỏ rộng, có tế bào mô mềm, ngoại bì kéo dài ra theo đường tiếp tuyến, nội bì thấy rõ. Phía ngoài libe thường có các bó sợi và các tế bào đá, đường kính sợi 18 - 43 mm. Tầng phát sinh thấy rõ, phần gỗ hoàn toàn hoá gỗ. Tế bào mô mềm chứa các hạt tinh bột.

Clematis haxapetala : Tế bào ngoại bì đa số kéo dài theo hướng xuyên tâm và 1 - 2 hàng tế bào nằm kề bên có thành hơi dày, phần phía ngoài libe không có bó sợi và tế bào đá.

Clematis manshurica: Các tế bào ngoại bì xếp kéo dài theo hướng xuyên tâm, trong rễ già các tế bào này xếp hơi kéo dài theo đường tiếp tuyến. Đôi khi phần phía ngoài của libe có các bó sợi và tế bào đá, đường kính sợi 20 - 32 mm.

Độ ẩm

Không quá 12%.

Tro toàn phần

Không quá 10 % ( Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 15,0%, tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng. Dùng ethanol (TT) làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu. Đào lấy rễ, loại bỏ thân, lá, rửa sạch, phơi khô.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất và thân còn sót lại, rửa sạch, ủ cho mềm, cắt khúc, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô.

Tính vị, quy kinh

Tân, hàm, ôn. Vào kinh bàng quang.

Công năng, chủ trị

Khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc, chỉ thống. Chủ trị: Phong tê thấp các khớp chi, gân mạch co rút khó cử động, dân gian dùng chữa họng hóc xương cá.

Cách dùng, liều lượng

Ngày uống 6 - 9 g, dạng thuốc sắc .

Kiêng kỵ

Huyết hư gây gân co rút, không phong thấp thực tà thì không dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Phụ tử (Radix Aconiti lateralis)

Hồi dương cứu nghịch, bổ hoả trợ dương, tán hàn, chỉ thống. Chủ trị: Chứng vong dương, thoát dương; chân tay lạnh, đau nhức xương khớp, lưng gối đau lạnh, chân tay phù nề.

Lá lốt (Herba Piperis lolot)

Phong hàn thấp, chân tay lạnh, tê bại. Rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đầy hơi, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi.

Sa nhân (Fructus Amomi)

Hành khí hoá thấp, an thai. Chủ trị: Đau bụng nôn mửa, tiêu chảy, đau nhức xương khớp, cơ nhục, động thai.

Bồ công anh (Herba Lactucae indicae)

Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm tán kết. Chủ trị: Mụn nhọt sang lở, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Rong mơ (Sargassum)

Tiêu đàm nhuyễn kiên, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Bướu cổ và tràng nhạc, sán khí, phù thũng.

Quế cành (Quế chi, Ramunlus Cinnamomi)

Giải biểu hàn, thông dương khí, ôn thông kinh mạch, hoá khí. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, khí huyết ứ trệ, phù đái không thông lợi.

Tinh dầu hương nhu trắng (Oleum Ocimi gratissimi)

Hòa tan 2 giọt tinh dầu trong 5 ml ethanol 90% (TT), thêm 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid (TT) 3%, dung dịch phải có màu xanh rêu thẫm.

Râu mèo (Herba Orthosiphonis spiralis)

Thanh lợi thấp nhiệt, lợi tiểu. Chủ trị: Viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận, sỏi mật, viêm gan.

Cốc tinh thảo (Flos Eriocauli)

Sơ tán phong nhiệt, minh mục, thoái ế. Chủ trị: Phong nhiệt mắt đỏ, sợ chói mắt, đau mắt có màng, phong nhiệt đầu thống, đau răng.

Vông nem (Lá, Folium Erythrinae)

Lấy 2 g bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 50 ml, thấm ẩm bằng amoniac đậm đặc, rồi cho vào bình 15 - 20 ml cloroform, lắc nhẹ, đặt trên cách thuỷ sôi trong 2 - 3 phút.

Cải củ (Semen Raphani sativi)

Tiêu thực trừ trướng, giáng khí hóa đờm. Chủ trị: Ăn uống đình trệ, thượng vị đau trướng, đại tiện bí kết, tiêu chảy, kiết lỵ, đờm nghẽn, ho suyễn.

Bá tử nhân (Semen Platycladi orientalis)

Lấy 3 g dầu vào một bình nón 250 ml, thêm 30 ml hỗn hợp cloroform, acid acetic băng, lắc cho tan hoàn toàn. Thêm chính xác 1 ml dung dịch kali iodid bão hoà.

Sơn tra (Fructus Mali)

Tiêu thực tích, hành ứ, hóa đàm. Chủ trị: ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, ợ chua, đàm ẩm, bụng kết hòn cục, sản hậu ứ huyết, đau bụng.

Tiếu hồi (Fructus Foeniculi)

Tán hàn, chỉ thống, hành khí, hoà vị. Chủ trị: Hàn sán, bụng dưới đau, hành kinh đau, thượng vị đau trướng, kém ăn, nôn mửa tiêu chảy.

Sài hồ (Radix Bupleuri)

Hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đau trướng, miệng đắng, không muốn ăn, buồn nôn (như sốt rét); đau đầu, chóng mặt, dễ cáu gắt, rối loạn kinh nguyệt, sa dạ con, sa trực tràng.

Mẫu đơn bì (Cortex Paeoniae suffruticosae)

Thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết hoá ứ. Chủ trị: Phát ban, khái huyết, nục huyết, sốt hư lao, cốt chưng, vô kinh, bế kinh, nhọt độc sưng đau, sang chấn

Ý dĩ (Semen Coicis)

Ý dĩ được thu hoạch vào mùa thu khi quả đã chín già, cắt lấy quả, phơi khô, đập lấy hạt phơi khô, loại bỏ quả non, lép.Rồi xay xát thu lấy nhân trắng, phơi hoặc sấy khô.

Đậu đen (Semen Vignae cylindricae)

Trừ phong, thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi tiểu tiện, tư âm, dùng bổ thận, sáng mắt, trừ phù thũng do nhiệt độc, giải độc.

Bạch giới tử (hạt cải trắng, Semen Sinapis albae)

Lý khí trừ đờm, thông kinh lạc chỉ thống. Chủ trị: Ho suyễn, đau tức ngực do hàn đờm. Khớp xương tê đau do đàm thấp lưu trú, âm thư, thũng độc.

Hoàng tinh (Rhizoma Polygonati)

Kiện tỳ, nhuận phế, ích thận. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, cơ thể mệt mỏi, sức yếu, miệng khô, ăn kém, phế hư ho khan, tinh huyết bất túc, nội nhiệt tiêu khát.

Nhũ hương (Gôm nhựa, Gummi resina Olibanum)

Khí huyết ngưng trệ gây kinh bế, hành kinh đau bụng, huyết ứ sau sinh đau bụng, ung nhọt, ẩn chẩn (mày đay) do phong hàn.

Sa sâm (Radix Glehniae)

Phế có táo nhiệt: ho khan, ho kéo dài, đờm đặc ít, sốt, họng khô, khát do âm hư tân dịch giảm sút, miệng, môi khô, lở loét, chảy máu chân răng do vị nhiệt.

Hương gia bì (Cortex Periplocae)

Khử phong chỉ thống, kiện tỳ cố thận, lợi niệu, chỉ thống giải độc. Chủ trị: Đau lưng gối, đau gân khớp, tiểu tiện khó khăn, mụn nhọt, sang lở, sang chấn gãy xương.

Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei)

Chủ trị Khí hư mệt mỏi, kém ăn; trung khí hạ hãm, tiêu chảy lâu ngày, sa tạng phủ, tiện huyết, rong huyết; ra mồ hôi; nhọt độc khó vỡ

Phục linh (Bạch linh, Poria)

Lợi thuỷ, thẩm thấp, kiện tỳ hoà trung, ninh tâm an thần. Chủ trị: Thuỷ thũng kèm tiểu sẻn, đánh trống ngực, mất ngủ, kém ăn, phân lỏng, tiết tả.