- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Tục đoạn (Rễ, Radix Dipsaci)
Tục đoạn (Rễ, Radix Dipsaci)
Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ già, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ tua. Đối với xuyên tục đoạn, thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ loại bỏ các rễ tua và rễ con.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Rễ kế
Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq.) và các loài Dipsacus khác, họ Tục đoạn (Dipsacaceae).
Mô tả
Rễ hình trụ, hơi cong queo, đầu trên to, đầu dưới thuôn nhỏ dần, dài 8 - 20 cm, rộng 0,4 - 1 cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu xám, có nhiều nếp nhăn và rãnh dọc, có nhiều lỗ bì nằm ngang và những đoạn rễ con còn sót lại. Dễ bẻ gãy, mặt bẻ lởm chởm. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng, tầng sinh libe-gỗ màu nâu, bó libe-gỗ màu nâu nhạt, sắp xếp thành tia toả ra.
Vi phẫu
Lớp bần cấu tạo bởi nhiều hàng tế bào, có màng hoá bần. Mô mềm vỏ gồm những tế bào nhỏ, có thành mỏng nhăn nheo, rải rác có nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Libe cấp hai cấu tạo bởi những tế bào nhỏ, xếp đều đặn thành một vòng tròn. Tầng sinh libe-gỗ. Gỗ cấp 2 cấu tạo bởi những mạch gỗ to, có thành dày, xếp nối tiếp thành từng dãy rời nhau trong mô mềm gỗ. Mô mềm gỗ gồm những tế bào không hoá gỗ. Mô mềm tuỷ gồm những tế bào có thành dày hoá mô cứng.
Bột
Màu nâu nhạt, mùi thơm, vị đắng sau chát. Soi kính hiển vi thấy: Nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai, đường kính 38 - 50 mm, rải rác ở ngoài hay ở trong tế bào mô mềm hình chữ nhật có thành mỏng. Mảnh bần màu vàng nâu. Nhiều mảnh mạch mạng, mạch chấm, đường kính 3 - 40 mm. Mạch ngăn.
Định tính
A. Dưới ánh sáng tử ngoại, bột Tục đoạn có màu nâu đen.
B. Cho khoảng 2 g bột dược liệu vào một bình nón nút mài dung tích 100 ml, thêm 4 ml amoniac đậm đặc (TT), lắc đều, đậy kín và để yên trong 1 giờ. Thêm 30 ml cloroform (TT), lắc siêu âm trong 30 phút. Lọc lấy dịch chiết cloroform, làm khan bằng natri sulfat khan (TT), lọc và bốc hơi trên cách thủy tới khô. Hòa tan cắn trong 5ml dung dịch acid sulfuric 10% (TT).
Dùng dịch chiết này để làm các phản ứng sau:
Lấy 1 ml dịch chiết, thêm 2 giọt thuốc thử Mayer (TT) sẽ xuất hiện tủa trắng.
Lấy 1 ml dịch chiết, thêm 2 giọt thuốc thử Bouchardat (TT) sẽ xuất hiện tủa nâu.
Lấy 1 ml dịch chiết, thêm 2 giọt thuốc thử Dragendorff (TT) sẽ xuất hiện tủa đỏ cam.
C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển: Cyclohexan - ethylacetat - aceton (7 : 3 : 0,5).
Dung dịch thử: 1,0 g dược liệu đã thái nhỏ, thêm 20 ml hỗp hợp ethanol - cloroform (1: 2), đun sôi trên cách thuỷ khoảng 2 phút, để nguội, lọc. Bốc hơi dịch lọc đến còn lại 2 ml.
Dung dịch đối chiếu: Lấy khoảng 1,0 g Tục đoạn (mẫu chuẩn) đã thái nhỏ, chiết như dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 ml mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai xong, để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch vanilin 1% (TT) trong hỗn hợp đồng thể tích acid sulfuric (TT) và ethanol (TT), sấy bản mỏng ở 120 0C cho đến khi các vết hiện rõ. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 10%. Dùng 10 g dược liệu cắt nhỏ.
Tạp chất
Dược liệu còn sót gốc thân: Không quá 5%.
Tro toàn phần
Không quá 10% (Phụ lục 9.8).
Chất chiết được trong dược liệu
Dược liệu phải chứa không ít hơn 45,0% tính theo dược liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng. Dùng nước làm dung môi.
Định lượng
Tiến hành bằng phương pháp sắc ký lỏng.
Pha động: Acetonitril – nước (30 : 70), điều chỉnh tỷ lệ nếu cần thiết.
Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu vào bình nón nút mài, thêm chính xác 25 ml methanol (TT), đậy nút bình và cân xác định khối lượng bình. Lắc siêu âm bình trong 30 phút, để nguội và cân lại khối lượng bình, bổ sung lượng dung môi methanol (TT) thiếu hụt, lắc đều và lọc. Hút chính xác 5 ml dịch lọc vào bình định mức 50 ml, thêm pha động vừa đủ đến vạch, lắc đều.
Dung dịch đối chiếu: Cân chính xác một lượng asperosaponin VI chuẩn, hòa tan trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ khoảng 1,5 mg/ml. Hút chính xác 1 ml dung dịch trên cho vào bình định mức 10 ml, thêm pha động vừa đủ đến vạch, lắc đều.
Điều kiện sắc ký:
Cột thép không gỉ (25 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnh C dùng cho sắc ký (5 mm).
Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại khả kiến ở bước sóng 212 nm.
Tốc độ dòng: 1,0 - 2,0 ml/phút.
Thể tích tiêm: 20 ml.
Cách tiến hành:
Tiêm dung dịch chuẩn, tính toán số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trên pic chuẩn asperosaponin VI phải không được dưới 3000.
Tiêm lần lượt dung dịch đối chiếu và dung dịch thử. Căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C47H46O18 của asperosaponin VI chuẩn, tính hàm lượng asperosaponin VI (C47H46O18) trong dược liệu.
Dược liệu phải chứa không dưới 2,0% asperosaponin VI (C47H46O18) tính theo dược liệu khô kiệt
Chế biến
Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ già, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ tua, phơi hoặc sấy đến khô ở 50 - 60 oC. Đối với xuyên tục đoạn (D. asperoides C. Y cheng at TM. Ai) thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ loại bỏ các rễ tua và rễ con. Sấy cho đến se, xếp đống cho ra mồ hôi cho đến khi xuất hiện màu xanh lục ở lõi, sấy khô.
Bào chế
Tục đoạn thái lát: Tục đoạn rửa sạch, ủ mềm, thái thành lát mỏng và phơi hoặc sấy khô.
Tục đoạn chế rượu: Dùng 1 lít rượu cho 10 kg Tục đoạn đã rửa và thái lát. Phun đều rượu vào Tục đoạn và ủ cho thấm đều rượu trong 30 phút – 1giờ. Cho Tục đoạn vào chảo và duy trì nhiệt độ vừa phải sao đến khi có màu hơi đen.
Diêm Tục đoạn (chế muối: Dùng 0.2 kg muối cho 10 kg Tục đoạn đã rửa sạch và thái lát. Hoà tan muối vào khoảng 0,5 lít nước. Phun vào Tục đoạn và ủ cho thấm nước muối vào lõi khoảng 30 phút - 1 giờ. Sao ở nhiệt độ vừa phải đến khô.
Bảo quản
Nơi khô mát, tránh mốc mot.
Tính vị, quy kinh
Khổ, cam, tân, vị ôn. Quy vào kinh can, thận.
Công năng, chủ trị
Bổ can thận, cường cân cốt, liền xương, an thai. Chủ trị: Thắt lưng và đầu gối đau yếu, di tinh, động thai, rong kinh, băng huyêt, đới hạ, sang chấn, gãy xương, đứt gân.
Tửu Tục đoạn thường dùng cho người phong thấp, sang chấn.
Diêm Tục đoạn thường dùng cho người đau yếu thắt lưng và đầu gối.
Cách dùng, liều lượng
Ngày 9 - 15 g, phối hợp trong các bài thuốc.
Kiêng kỵ
Không dùng cho người âm hư hoả vượng.
Bài viết cùng chuyên mục
Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae)
Hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, thanh tâm lương huyết. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích hòn cục, đau thắt ngực; mất ngủ, tâm phiền.
Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonici)
Chủ trị Phế ráo, ho khan; tân dịch thương tổn, khát nước; tâm bứt rứt mất ngủ, nội nhiệt tiêu khát; trường ráo táo bón
Tăng ký sinh (Tầm gửi trên cây dâu, Herba Loranthi)
Bổ can thận, mạnh gân xương, thông kinh lạc, an thai. Chủ trị: đau lưng, nhức xương - khớp, đau thần kinh ngoại biên, phụ nữ động thai, ít sữa sau khi đẻ.
Tinh dầu quế (Oleum Cinnamomi)
Trộn 1,0 ml tinh dầu quế với 5 ml ethanol 95% (TT), sau đó thêm 3 ml dung dịch chì (II) acetat bão hoà ethanol mới pha chế. Không được có tủa xuất hiện.
Củ súng (Radix Nymphaeae stellatae)
Kiện tỳ, trừ thấp, bổ thận, bổ dưỡng, cố sáp. Chủ trị: Thận hư gây di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, bạch đới, bạch trọc, đái són, viêm thận, bàng quang, đau lưng mỏi gối, tỳ hư gây tiết tả.
Tử uyển (Rễ, Radix et Rhizoma Asteris)
Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml nước, đun trong cách thủy ở 60 oC trong 10 phút, lọc nóng, để nguội.
Chiêu liêu (Cortex Terminaliaen nigrovenulosae)
Triển khai sắc ký xong, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun lên bản mỏng dung dịch vanilin 2% trong acid sulfuric, pha ngay trước khi dùng
Ngưu bàng (Fructus Arctii)
Cảm mạo phong nhiệt, ho đờm nhiều, sởi, hầu họng sưng đau, quai bị, ngứa, mụn nhọt, đơn độc, nhọt độc sưng lở.
Tỏi (Căn hành, Bulbus Allii)
Chủ trị Cảm cúm, ho gà, viêm phế quản, ăn uống tích trệ, thượng vị đau tức do đầy hơi, tiêu chảy mụn nhọt, áp xe viêm tấy, hói trán, trị giun kim.
Mật ong (Mel)
Bổ trung, nhuận táo, chỉ thống, giải độc. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, đau thượng vị, ho, táo bón, giải độc Ô đầu, điều hoà các vị thuốc
Đại hồi (Fructus Illicii veri)
Ôn dương, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, lý khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau bụng, sôi bụng, nôn mửa, ỉa chảy, đau nhức cơ khớp do lạnh.
Long nhãn (Arillus Longan)
Bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị: Khí huyết bất túc, hồi hộp, tim đập mạnh, hay quên, mất ngủ, huyết hư.
Sa sâm (Radix Glehniae)
Phế có táo nhiệt: ho khan, ho kéo dài, đờm đặc ít, sốt, họng khô, khát do âm hư tân dịch giảm sút, miệng, môi khô, lở loét, chảy máu chân răng do vị nhiệt.
Uy linh tiên (Rễ, Radix Clematidis)
Khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc, chỉ thống. Chủ trị Phong tê thấp các khớp chi, gân mạch co rút khó cử động, dân gian dùng chữa họng hóc xương cá.
Cát sâm (Radix Millettiae speciosae)
Sinh tân dịch, chỉ khát, nhuận phế, lợi tiểu. Chủ trị: Tân dịch hao tổn, háo khát, ho do phế nhiệt, đái buốt dắt. Sao vàng: Bổ tỳ, ích khí, tiêu đờm; tẩm gừng ích tỳ
Địa long (Giun đất, Pheretima)
Chủ trị sốt cao bất tỉnh, kinh giản, thấp tỳ, tê chi, bán thân bất toại, ho và suyễn do phế thực nhiệt, phù, vô niệu, cao huyết áp.
Tinh dầu hương nhu trắng (Oleum Ocimi gratissimi)
Hòa tan 2 giọt tinh dầu trong 5 ml ethanol 90% (TT), thêm 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid (TT) 3%, dung dịch phải có màu xanh rêu thẫm.
Hạt sen (Liên nhục, Semen Nelumbinis)
Bổ tỳ, dưỡng thận, sáp trường, cố tinh, dưỡng tâm, an thần. Chủ trị: ỉa chảy lâu ngày, di tinh, đới hạ, tim đập hồi hộp, mất ngủ.
Củ mài (Hoài sơn, Tuber Dioscoreae persimilis)
Bổ tỳ, dưỡng vị, chỉ tả, sinh tân, ích phế, bổ thận, sáp tinh. Chủ trị: Kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, phế hư, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát
Xương bồ (Rhizoma Acori)
Thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung khứ thấp, giải độc, sát trùng. Chủ trị: Bệnh phong điên giản, đờm vít tắc, hôn mê, hay quên, mộng nhiều.
Bạch tật lê (Thích Tật Lê, Gai chống, Gai sầu Fructus Tribuli terrestris)
Chủ trị Nhức đầu, chóng mặt; ngực sườn đau trướng, tắc sữa, viêm (nhọt) vú; đau mắt đỏ kéo màng mắt; phong chẩn, ngứa..
Nga truật (Thân rẽ nhệ đen, Rhizoma Curcumae zedoariae)
Hành khí, phá huyết, chỉ thống, tiêu tích. Chủ trị: Kinh nguyệt huyết khối, bế kinh, đau bụng kinh, bụng đầy trướng đau do thực tích khí trệ.
Cau (Pericarpium Arecae catechi)
Hạ khí, khoan trung, hành thuỷ, tiêu thũng. Chủ trị: Thấp trở, khí trệ, thượng vị trướng tức, đại tiện không thông, thuỷ thũng, cước khí phù thũng.
Sắn dây (Cát căn, Radix Puerariae Thomsonii)
Giải cơ, thoát nhiệt, thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng tỳ dương để chỉ tả. Chủ trị: Sốt, cứng gáy, khát, tiêu khát, sởi chưa mọc, lỵ, ỉa chảy do ngoại tà.
Hạt mã tiền (Semen Strychni)
Chủ trị Phong thấp, tê, bại liệt; đau khớp dạng phong thấp, nhức mỏi chân tay, đau dây thần kinh, sưng đau do sang chấn, nhọt độc sưng đau