Tử uyển (Rễ, Radix et Rhizoma Asteris)

2014-10-07 02:32 PM

Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml nước, đun trong cách thủy ở 60 oC trong 10 phút, lọc nóng, để nguội.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Rễ và thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Tử uyển (Aster tatarinus L.f.), họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Dược liệu là thân rễ và rễ; thân rễ là những khối lờn, nhỏ không đều, đỉnh có vết tích của thân và lá. Chất hơi cứng. Các thân rễ mang nhiều rễ chùm nhỏ, dài 3 – 15cm, đường kính 0,1 – 0,3cm, thường tết lại thành bím. Mặt ngoài màu đỏ hơi tía hoặc màu đỏ hơi xám, có vân nhăn dọc. Chất rễ tương đối dai, mềm. Mùi thơm nhẹ, vị ngọt, hơi đắng.

Vi phẫu

Mặt cắt ngang của rễ: tế bào biểu bì thường bị khô và đôi khi tróc ra, có chứa sắc tố đỏ hơi tía. Tế bào hạ bì xếp thành một hàng, kéo dài theo hướng tiếp tuyến, một số có chứa sắc tố đỏ hơi tía, thành tế bào bên và bên trong hơi dày lên. Vỏ rỗng, có những khoảng gian bào; trong vỏ có 4 – 6 ống tiết. Nội bì thấy rõ. Trung trụ nhỏ, gỗ hình đa giác, xếp xen kẽ các bó libe. Ở trung tâm thường là ruột.

Thân rễ: biểu bì mang lông tiết, rải rác trong vỏ có tế bào đá và tế bào mô cứng.

Các tế bào mô mềm của rễ và thân rễ có chứa inulin, đôi khi có chứa cụm calci oxalat.

Định tính

A. Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml nước, đun trong cách thủy ở 60 oC trong 10 phút, lọc nóng, để nguội. Lấy 2 ml dịch lọc vào ống nghiệm có nút mài, lắc mạnh trong 1 phút, sẽ xuất hiện bọt bền trong 10 phút.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel G 60 F254 dày 0,25 mm.

Dung môi khai triển: n-Hexan - ethylacetat (9 : 1)

Dung dịch thử: Lấy khoảng 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml ether dầu hỏa (60 – 900) (TT), đun hồi lưu trên cách thủy trong 30 phút, lọc, để bay hơi dịch lọc còn khoảng 2 ml làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy khoảng 2 g bột Tử uyển (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 μl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai   triển xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phun dung dịch vanilin 1% trong acid sulfuric (TT). Sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12%.

Tạp chất

Không quá 3%.

Tro toàn phần

Không quá 15%.

Tro không tan trong acid.

Không quá 8%.

Chất chiết được trong dược liệu

Không được ít hơn 15% tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùng 4,0 g dược liệu, chiết bằng ethanol 96% (TT), gộp các dịch chiết, cô trong cách thủy đến cắn. Sấy cắn ở 100 oC trong 1 giờ.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa xuân và mùa thu, đào lấy rễ và thân rễ, loại thân rễ có mấu và đất cát, tết bó lại, phơi nắng đến khô.

Bào chế

Tử uyển sống: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm nhanh, thái phiến và phơi khô.

Mật Tử uyển (chế mật): Mật ong hoà loãng bằng nước sôi, trộn đều Mật ong với Tử uyển phiến, ủ đến khi mật ong thấm đều, cho vào chảo, sao nhỏ lửa đến khi không dính tay, lấy ra và để nguội. Dùng 2,5 kg mật ong cho 10 kg Tử uyển.

Bảo quản

Nơi khô, mát, tránh nấm mốc.

Tính vị, qui kinh

Cam, khổ, ôn. Quy vào kinh phế.

Công năng, chủ trị

Tuyên phế, hoá đàm, chỉ khái. Chủ trị: ho và suyễn mới hoặc lâu ngày kèm nhiều đàm, hư hao.

Cách dùng, liều lượng

Ngày 5 - 9 g, phối ngũ trong các bài thuốc.

Chú ý: Không nên dùng nhiều và độc vị, thường phối hợp với Khoản đông hoa, Bách bộ.

Bài viết cùng chuyên mục

Nhàu (Fructus Morindae citrifoliae)

Dùng khi táo bón, tiểu tiện không thông, điều kinh, hạ sốt, chữa ho, hen; còn dùng với tính chất tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Bán hạ bắc (Rhizoma Pinelliae)

Giáng nghịch cầm nôn, tiêu đờm hoá thấp, tán kết tiêu bĩ. Chủ trị: Ho có đờm, nôn mửa, chóng mặt đau đầu do đờm thấp, đờm hạch, đờm kết với khí gây mai hạch khí.

Tam thất (Radix Notoginseng)

Các loại chảy máu, nhất là chảy máu có ứ huyết như: thổ huyết, khái huyết, nục huyết, tiểu tiện ra huyết, sưng đau do chấn thương, ngực bụng đau nhói.

Ý dĩ (Semen Coicis)

Ý dĩ được thu hoạch vào mùa thu khi quả đã chín già, cắt lấy quả, phơi khô, đập lấy hạt phơi khô, loại bỏ quả non, lép.Rồi xay xát thu lấy nhân trắng, phơi hoặc sấy khô.

Diếp cá (Herba Houttuyniae cordatae)

Thanh nhiệt giải độc, bài nùng, tiêu thũng. Chủ trị: Phế ung, phế nhiệt, thực nhiệt lỵ, nhiệt lâm, mụn nhọt, đau mắt, trĩ, kinh nguyệt không đều, nhiễm trực khuẩn mủ xanh.

Mân xôi (Fructus Rubi)

Ích thận, cố tinh, dùng chữa đi tiểu nhiều lần, tiểu không cầm, hoặc thận hư dẫn đến tảo tiết, di tinh, liệt dương

Tằm vòi (Bạch cương tàm, Bombyx Botryticatus)

Trừ phong, định kinh giản, tiêu đờm. Chủ trị: kinh giản, họng sưng đau, đơn độc, mẩn ngứa da, loa lịch, liệt thần kinh mặt.

Rễ gai (Trữ ma căn, Radix Boehmeriae niveae)

Thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết, an thai, lợi tiểu. Chủ trị: Huyết lâm, thổ huyết, hạ huyết, xích bạch đới, mụn nhọt, động thai ra máu, sưng đau do côn trùng cắn, sang chấn.

Thiên trúc hoàng (Concretio Silicae Bambusae)

Trừ đàm nhiệt, thanh tâm, trấn kinh. Chủ trị: Tinh thần hôn ám, trúng phong đàm mê tâm khiếu. Trẻ em kinh giật và dạ đề do đàm nhiệt.

Thảo quyết minh (Semen Sennae torae)

Tả can minh mục, an thần, nhuận tràng. Chủ trị: Đau mắt đỏ, sợ ánh sáng, mắt mờ, chảy nước mắt (sao vàng), đại tiện bí kết (dùng sống), mất ngủ (sao đen).

Cẩu kỷ tử (Fructus Lycii)

Tư bổ can, thận, ích tinh, sáng mắt.Chủ trị: Hư lao tinh suy biểu hiện đau thắt lưng, đầu gối, chóng mặt, ù tai, nội nhiệt gây tiểu đường, huyết hư, mờ mắt.

Địa liền (Rhizoma Kaempferiae galangae)

Ôn trung tiêu, tán hàn, trừ thấp, kiện tỳ vị, chủ trị Tê thấp, đau nhức xương khớp, nhức đầu, răng đau, ngực bụng lạnh đau, tiêu hoá kém.

Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae)

Liễm phế chỉ ho, sinh tân chỉ hàn, bổ thận cố tinh, chỉ tả, an thần. Chủ trị: Ho lâu ngày và hư suyễn, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đái dầm, niệu tần, tiêu chảy kéo dài.

Thiên ma (Rhizoma Gastrodiae)

Bình can tức phong Chủ trị: Đau đầu, chóng mặt, bán thân bất toại, trẻ em kinh phong, phá thương phong (uốn ván), động kinh.

Sắn dây (Cát căn, Radix Puerariae Thomsonii)

Giải cơ, thoát nhiệt, thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng tỳ dương để chỉ tả. Chủ trị: Sốt, cứng gáy, khát, tiêu khát, sởi chưa mọc, lỵ, ỉa chảy do ngoại tà.

Xương bồ (Rhizoma Acori)

Thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung khứ thấp, giải độc, sát trùng. Chủ trị: Bệnh phong điên giản, đờm vít tắc, hôn mê, hay quên, mộng nhiều.

Bổ cốt chỉ (Fructus Psoraleae corylifoliae)

Bổ mệnh môn hoả, chỉ tả. Chủ trị: Liệt dương, di tinh, đái dầm, niệu tần, thắt lưng đầu gối đau có cảm giác lạnh, ngũ canh tả, dùng ngoài trị bạch biến, hói trán.

Bách hợp (Bulbus Lilii)

Dưỡng âm, nhuận phế, thanh tâm, an thần. Chủ trị: Âm hư, ho lâu ngày, trong đờm lẫn máu, hư phiền, kinh hãi, tim đập mạnh, mất ngủ, hay ngủ mê, tinh thần hoảng sợ.

Mật ong (Mel)

Bổ trung, nhuận táo, chỉ thống, giải độc. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, đau thượng vị, ho, táo bón, giải độc Ô đầu, điều hoà các vị thuốc

Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae)

Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu (qua rây 1,25 mm), cho vào bình Soxhlet, thêm 100 ml ether dầu hỏa (điểm sôi 30 – 60 oC) (TT), đun hồi lưu cách thủy trong 1 giờ và loại bỏ dịch ether.

Chè dây (Folium Ampelopsis)

Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu vào túi giấy lọc, thêm 50 ml cloroform (TT), ngâm trong 12 giờ, bỏ dịch chiết cloroform

Đậu xanh (Semen Vignae aurei)

Thanh nhiệt trừ thử, chỉ khát, lợi niệu, giải các loại độc, chủ trị Tả lỵ, phù thũng, ngộ độc các chất và thuốc, thử nhiệt và khát nước.

Ngũ gia bì gai (Cortex Acanthopanacis trifoliati)

Khử phong, chỉ thống, dưỡng huyết Chủ trị: Đau lưng gối xương khớp, co duỗi khó khăn, khí huyết hư, di tinh, liệt dương, tiểu tiện bí gây phù nề.

Dành dành (Chi tử, Fructus Gardeniae)

Chủ trị Sốt cao, tâm phiền, hoàng đản tiểu đỏ, đi tiểu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, dùng ngoài trị sưng đau do sang chấn.

Mộc qua (Fructus Chaenomelis)

Bình can dương, thư cân, hoà vị, hoá thấp. Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng gối nặng nề đau nhức, cân mạch co rút, hoắc loạn, chuột rút, cước khí