Thổ hoàng liên (Rhizoma et Radix Thalictri)

2014-11-02 10:18 AM
Thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Lỵ, nục huyết, tâm quý, sốt cao, đau mắt, hoàng đản, đầy hơi, viêm họng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Thổ hoàng liên (Thalictrum foliolosum DC.), họ Hoàng Liên (Ranunculaceae).

Mô tả

Dược liệu là đoạn thân rễ có kèm theo rễ. Đoạn thân rễ màu nâu sẫm dài 2 - 8 cm, đường kính 0,3 - 1,1 cm, thường cong queo, có nhiều đốt khúc khuỷu to. Dễ bẻ gẫy, vết bẻ có màu vàng nhạt, không phẳng. Mặt cắt ngang có 2 phần rõ rệt: Phần vỏ màu nâu sẫm, phần gỗ màu vàng, ruột màu xám. Rễ dài 3 - 15 cm, đường kính 0,1 - 0,4 cm, mặt ngoài màu nâu nhạt, có các nếp nhăn dọc. Rễ mềm hơn thân rễ và mặt cắt ngang cũng có hai phần rõ rệt, phần ngoài màu vàng nhạt, lõi gỗ phía trong màu vàng đậm. Vị rất đắng.

Vi phẫu

Lớp bần gồm vài hàng tế bào bị bẹp, màng hơi dày và nhăn nheo. Mô mềm vỏ gồm những tế bào hình chữ nhật hay hình nhiều cạnh, thành mỏng. Có đám sợi xếp thành một vòng trong mô mềm vỏ, mỗi bó đặt trước một lớp libe-gỗ . Libe và gỗ cấp 2 xếp thành từng bó. Libe ở phía ngoài, gồm những tế bào nhỏ hình đa giác xếp đều đặn thành dãy liên tục hay gián đoạn. Gỗ ở phía trong, mỗi bó có thể không phân nhánh hay phân ra nhiều nhánh. Tia ruột xen kẽ giữa các bó libe-gỗ . Mô mềm ruột gồm những tế bào to hơn mô mềm vỏ.

Soi bột

Mảnh bần màu vàng nâu. Mảnh mô mềm gồm những tế bào hình chữ nhật hay hình nhiều cạnh, thành mỏng. Sợi đứng riêng lẻ hay tập trung thành từng bó. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai và hình khối hình chữ nhật. Mảnh mạch mạng, mạch điểm. Tế bào mô cứng thành dày có ống trao đổi rõ. Các hạt tinh bột hình chuông hoặc hình trứng, hình tròn.

Định tính

A. Lấy khoảng 3 g bột dược liệu cho vào bình nón 100 ml, thêm 30 ml ethanol 90% (TT), đun sôi cách thuỷ 5 phút. Lọc, lấy dịch chiết ethanol (dung dịch A).

Lấy khoảng 5 ml dung dịch A cho vào chén sứ, cô cách thuỷ đến khô, hoà tan cắn với 3 ml dung dịch acid sulfuric 2% (TT) rồi chuyển vào một ống nghiệm, cho thêm vài giọt nước clor (TT) hoặc nước brom (TT)  hay dung dịch cloramin T 10% (TT), lắc đều sẽ thấy dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu đỏ.

B. Lấy 2 giọt dung dịch A đặt lên phiến kính, để bốc hơi cho khô, thêm 1 giọt acid hydrocloric (TT) hay dung dịch acid nitric 25% (TT). Đậy lá kính lên để yên khoảng 15 - 20 phút rồi đem quan sát dưới kính hiển vi sẽ thấy những tinh thể hình kim màu vàng.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel G

Hệ dung môi khai triển: Cloroform - methanol - amoniac đậm đặc (80 : 20 : 1).

Dung dịch thử: Dung dịch A

Dung dịch đối chiếu: Dung dịch berberin clorid 1% trong ethanol 90% (TT) và dung dịch palmatin clorid 1% trong ethanol 90% (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 ml mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, để bay hết dung môi, phun lên bản mỏng thuốc thử Dragendorff (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, ít nhất có hai vết có màu đỏ cam và có cùng giá trị Rf với vết berberin và palmatin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12%.

Tro toàn phần

Không quá 5,5%.

Tạp chất

Tạp chất hữu cơ: Không quá 1%.

Tạp chất vô cơ : Không quá 0,5%.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 2,5 g bột dược liệu cho vào bình Zaitchenko hoặc Soxhlet, chiết bằng 50 ml ethanol 90% (TT) cho đến khi hết màu vàng. Cất thu hồi ethanol trên cách thuỷ cho tới khi còn khoảng 1/10 thể tích ban đầu. Thêm 30 ml nước và 2 - 3 g magnesi oxyd (TT), tiếp tục đun trên cách thuỷ ở 60 - 70oC trong 15 phút, thỉnh thoảng lắc bình. Lọc lấy dịch lọc và cắn dưới áp suất giảm, rửa cắn bằng 30 - 40 ml nước nóng, rửa làm nhiều lần cho đến khi nước rửa không còn màu vàng nữa. Gộp các nước rửa với dịch lọc vào một bình có dung tích 200 ml. Để nguội, thêm 5 ml dung dịch kali iodid 50% (TT) và khuấy để kết tủa berberin iodid. Ly tâm, gạn bỏ dịch trong ở phía trên. Thêm vào tủa còn lại 20 ml dung dịch kali iodid 2% (TT) và khuấy thật kỹ, ly tâm, bỏ dịch trong ở phía trên. Dùng 10 ml nước cất chia làm nhiều lần chuyển tủa vào một bình nón có nút mài dung tích 250 ml. Đun trên cách thuỷ, lắc bình cho berberin iodid phân tán đều trong nước. Khi nhiệt độ trong bình lên tới 70oC, thêm aceton (TT) (khoảng 8 - 9 ml), vừa thêm vào lắc tới khi tủa berberin iodid vừa tan hết thì ngừng ngay. Đậy nút bình, tiếp tục đun 1 - 2 phút. Sau đó thêm thật nhanh 3 ml dung dịch amoniac (TT), lắc bình cho đến khi berberin-aceton kết tủa. Để ở chỗ mát một đêm. Lọc tủa berberin-aceton vào phễu xốp thuỷ tinh G3 (đường kính lỗ xốp 16 - 40 mm) đã cân trước. Hứng dịch lọc vào một bình khác, đo thể tích dịch lọc. Rửa tủa bằng 10 ml ether (TT), sấy khô ở 105 oC trong 3 giờ, để nguội trong bình hút ẩm rồi cân.

1 g tủa tương ứng với 898,2 mg berberin.

1 ml dịch lọc tương ứng với 0,0272 mg berberin.

Dược liệu ít nhất phải chứa 1% berberin (tính theo dược liệu khô kiệt).

Chế biến

Thường thu hoạch rễ vào tháng 6 – tháng 8. Lúc trời khô ráo, đào lấy rễ và thân rễ, rửa nước thật nhanh cho sạch đất cát, cắt bỏ rễ con và gốc thân, rồi phơi hay sấy khô.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái mỏng phơi khô hoặc tẩm rượu sao khô.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, trong bao bì kín, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, hàn. Quy vào các kinh can, tâm, tỳ, vị, đởm, đại tràng.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Lỵ, nục huyết, tâm quý, sốt cao, đau mắt, hoàng đản, đầy hơi, viêm họng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 4- 12 g, dạng thuốc bột, thuốc viên và thuốc sắc.

Dùng ngoài (nước sắc, ngậm) trị lở loét ở miệng. Tán Thổ hoàng liên với đậu đỏ, đắp trị trĩ.

Kiêng kỵ

Thiếu máu, khó tiêu, chứng hàn.

Bài viết cùng chuyên mục

Nhung hươu (Lộc nhung, Cornu Cervi Pantotrichum)

Bổ thận dương, ích tinh huyết, mạnh gân cốt, trừ nhọt độc. Chủ trị: Liệt dương, hoạt tinh, tử cung lạnh, khó thụ thai, tinh thần mệt mỏi, sợ lạnh, chóng mặt, tai ù, tai điếc

Xích thược (Rễ, Radix Paeoniae)

Chủ trị Ôn độc phát ban, ỉa máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, can uất, sườn đau, kinh bế, hành kinh đau bụng, hòn cục trong bụng, sưng đau do sang chấn nhọt độc sưng đau.

Huyết giác (Lignum Dracaenae cambodianae)

Chủ trị: Dùng uống: Chấn thương máu tụ sưng đau, sau đẻ huyết hôi ứ trệ, bế kinh. Dùng ngoài: Vết thương chảy máu, vết thương mụn nhọt lâu lành không liền khẩu.

Hương gia bì (Cortex Periplocae)

Khử phong chỉ thống, kiện tỳ cố thận, lợi niệu, chỉ thống giải độc. Chủ trị: Đau lưng gối, đau gân khớp, tiểu tiện khó khăn, mụn nhọt, sang lở, sang chấn gãy xương.

Tỳ bà (Lá, Nhót tây, Nhót Nhật bản, Folium Eriobotryae)

Sấy bản mỏng ở 110 oC cho đến khi xuất hiện vết. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Cỏ ngọt (Folium Steviae rebaudianae)

Khi cây sắp ra hoa, cắt cành ở khoảng cách trên mặt đất 10 - 20 cm, hái lấy lá, loại bỏ lá già úa, đem phơi nắng nhẹ hoặc sấy ở 30 - 40 oC đến khô.

Nhàu (Fructus Morindae citrifoliae)

Dùng khi táo bón, tiểu tiện không thông, điều kinh, hạ sốt, chữa ho, hen; còn dùng với tính chất tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Miết giáp (Mai ba ba, Carapax Trionycis)

Dùng điều trị âm hư phát sốt, lao nhiệt nóng trong xương, hư phong nội động, phụ nữ kinh bế, trưng hà, sốt rét lâu ngày có báng, gan lách to

Râu mèo (Herba Orthosiphonis spiralis)

Thanh lợi thấp nhiệt, lợi tiểu. Chủ trị: Viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận, sỏi mật, viêm gan.

Hoàng đằng (Caulis et Radix Fibraureae)

Thanh nhiệt tiêu viêm, lợi thấp, giải độc. Dùng chữa đau mắt đỏ, viêm họng, mụn nhọt mẩn ngứa, kiết lỵ, viêm bàng quang.

Mơ muối (Fructus armeniacae praeparatus)

Nhuận phế, sinh tân dịch, sáp trường, sát trùng. Chủ trị: Ho lâu ngày phế hư, hư hoả tiêu khát, ỉa chảy, lỵ mạn đau bụng, hồi quyết (đau bụng giun đũa)

Kim ngân hoa (Flos Lonicerae)

Thanh nhiệt, giải độc, tán phong nhiệt. Chủ trị: Ung nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh phát nhiệt, nhiệt độc huyết lị.

Bồ công anh (Herba Lactucae indicae)

Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm tán kết. Chủ trị: Mụn nhọt sang lở, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Lá tía tô (Tô diệp, Folium Perillae)

Giải biểu tán hàn, hành khí hoà vị, lý khí an thai. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, ho, khí suyễn buồn nôn, có thai nôn mửa, chữa trúng độc cua cá.

Thiên môn đông (Tóc tiên leo, Radix Asparagi)

Thu hoạch rễ ở cây đã mọc trên 2 năm vào mùa thu, đông, đào lấy rễ củ, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ con, luộc hoặc đồ đến khi mềm

Thương truật (Rhizoma Atractylodis)

Kiện tỳ táo thấp, khu phong trừ thấp, phát hãn giải biểu. Chủ trị: Thấp trệ ở trung tiêu (bụng đầy buồn nôn, ăn không ngon), phong thấp do hàn thấp là chính

Cau (Pericarpium Arecae catechi)

Hạ khí, khoan trung, hành thuỷ, tiêu thũng. Chủ trị: Thấp trở, khí trệ, thượng vị trướng tức, đại tiện không thông, thuỷ thũng, cước khí phù thũng.

Ích mẫu (Herba Leonuri japonici)

Hoạt huyết khứ ứ, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Kinh đau, kinh bế, huyết hôi ra không hết, phù thũng đái không lợi.

Mò hoa trắng (Herba Clerodendri philippini)

Thanh nhiệt giải độc, khu phong, tiêu viêm. Chủ trị: Khí hư, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, lở ngứa, vàng da, gân xương đau nhức, lưng mỏi, huyết áp cao.

Bổ cốt chỉ (Fructus Psoraleae corylifoliae)

Bổ mệnh môn hoả, chỉ tả. Chủ trị: Liệt dương, di tinh, đái dầm, niệu tần, thắt lưng đầu gối đau có cảm giác lạnh, ngũ canh tả, dùng ngoài trị bạch biến, hói trán.

Mộc qua (Fructus Chaenomelis)

Bình can dương, thư cân, hoà vị, hoá thấp. Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng gối nặng nề đau nhức, cân mạch co rút, hoắc loạn, chuột rút, cước khí

Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae)

Hoạt huyết thông kinh, mạnh gân cốt, bổ can thận. Chủ trị: Dùng trị đau lưng gối, mỏi gân xuơng; bế kinh, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp.

Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae)

Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu (qua rây 1,25 mm), cho vào bình Soxhlet, thêm 100 ml ether dầu hỏa (điểm sôi 30 – 60 oC) (TT), đun hồi lưu cách thủy trong 1 giờ và loại bỏ dịch ether.

Ô dược (Radix Linderae)

Bụng trướng đau, đầy bụng, khí nghịch phát suyễn, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, di niệu, sán khí, hành kinh đau bụng.

Thông thảo (Medulla Tetrapanacis)

Thanh nhiệt lợi tiểu, thông kinh hạ sữa. Chủ trị: Ngũ lâm, thuỷ thũng, sau đẻ không ra sữa.