- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Thanh hao (Herba Artemisiae apiaceae)
Thanh hao (Herba Artemisiae apiaceae)
Chữa bệnh lao nhiệt, một số chứng sốt do phế lao, chữa sốt rột, chứng hàn nhiệt vãng lai, ra mồ hôi trộm. Trúng thử.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Phần trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây Thanh Hao (Artemisia apiacea Hance), họ Cúc (Asteraceae).
Mô tả
Cành hình trụ, nhẵn, có rãnh dọc nông, màu vàng nâu, đường kính 0,2 - 0,6 cm, dài 40 - 60 cm, mang nhiều hoa và lá. Phần trên thân phân nhánh nhiều. Chất nhẹ, dễ bẻ gẫy, ruột trắng. Phiến lá và hoa hay bị rụng. Lá hoàn chỉnh có hình bầu dục dài, xẻ sâu dạng lông chim hai lần, phiến xẻ nhỏ hình bầu dục dài, hoặc dạng răng cưa, hình tam giác nhọn đầu. Cụm hoa đầu hình bán cầu, đường kính 0,3 - 0,4 cm màu vàng nhạt, gồm nhiều hoa nhỏ. Mùi thơm đặc biệt, vị hơi đắng.
Vi phẫu
Thân: Biểu bì. Lớp mô mềm vỏ tương đối hẹp. Nội bì có tế bào kéo dài theo hướng tiếp tuyến, thành hơi dày. Sợi mô cứng từng đám xếp thành một vòng. Phần gỗ ứng với đám mô cứng phát triển rộng hơn phía trong mạch gỗ nhiều và to hơn. Mô mềm ruột.
Bột
Mảnh lá bắc tế bào gần như hình chữ nhật. Mảnh lá đài tế bào dài. Sợi dài, thành khá dày, đứng riêng hoặc tụ thành đám. Mảnh mạch điểm, mạch vạch.
Độ ẩm
Không quá 13 %. Dùng 10 g dược liệu đã tán nhỏ để thử.
Tạp chất
Các bộ phận khác của cây: Không quá 2%.
Phần cụm hoa và lá: Không ít hơn 35%.
Tỷ lệ vụn nát
Hoa, lá rụng: Không quá 10%.
Chế biến
Chặt cả cây, bỏ rễ, loại bỏ tạp chất, chặt nhỏ, phơi khô (dùng sống) hoặc sao qua (dùng chín). Thường dùng cây có nhiều lá, hoa, cây khô chắc, có mùi thơm là tốt. Để tăng tính âm còn tẩm với miết huyết.
Bảo quản
Để nơi khô mát, tránh vụn nát và rụng lá, hoa.
Tính vị, quy kinh
Khổ, vi tân, hàn, Vào các kinh can, đởm.
Công năng, chủ trị
Thanh nhiệt giải thử, lương huyết thoái hư nhiệt, trị sốt rét. Chủ trị: Chữa bệnh lao nhiệt, một số chứng sốt do phế lao, chữa sốt rột, chứng hàn nhiệt vãng lai, ra mồ hôi trộm. Trúng thử.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dựng 6 - 12 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các loại thuốc khác.
Kiêng kỵ
Người khí hư, ỉa lỏng không nên dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis)
Ôn trung hạ khí, táo thấp tiêu đờm. Chủ trị: Thượng vị đầy trướng, nôn mửa, tiết tả, thực tích, ho, suyễn.
Quế (Cortex Cinnamomi)
Dùng khi lưng gối đau lạnh, bụng đau lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, bế kinh, đau bụng kinh, phù thũng, tiểu tiện rối loạn (đái không thông lợi, đái nhiều lần).
Tri mẫu (Thân rễ, Rhizoma Anemarrhenae)
Thanh nhiệt, tả hoả, trừ phiền chỉ khát, nhuận táo. Chủ trị: Nhiệt bệnh có sốt cao khát nước, phế thậnâm hư có cốt chưng, trào nhiệt; nội nhiệt tiêu khát, ruột ráo táo bón.
Bìm bìm biếc (Semen Pharbitidis)
Trục thuỷ, sát trùng. Chủ trị: Phù thũng có bụng trướng đầy, khó thở, bí đái, giun sán.
Phòng kỷ (Radix Stephaniae tetrandrae)
Lợi thuỷ tiêu thũng, khu phong chỉ thống. Chủ trị: Thuỷ thũng, thấp cước khí, tiểu tiện không thông lợi, thấp chẩn, nhọt độc, phong thấp tê đau.
Hương nhu trắng (Herba Ocimi gratissimi)
Chủ trị Cảm nắng, cảm hàn, sốt nóng sợ rét, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, thổ tả chuột rút, dương thuỷ
Lá sen (Liên diệp, Folium Nelumbinis)
Giải thử, kiện tỳ, lương huyết, chỉ huyết. Chủ trị: trúng thử, hoá khát, ỉa chảy do thử thấp, huyết lị, nôn máu, đổ máu cam, đái máu do huyết nhiệt.
Ma hoàng (Herba Ephedrae)
Ma hoàng chích mật: Nhuận phế giảm ho; thường dùng trong trường hợp biểu chứng đã giải song vẫn còn ho suyễn
Nhũ hương (Gôm nhựa, Gummi resina Olibanum)
Khí huyết ngưng trệ gây kinh bế, hành kinh đau bụng, huyết ứ sau sinh đau bụng, ung nhọt, ẩn chẩn (mày đay) do phong hàn.
Lá dâu (Folium Mori albae)
Sơ tán phong nhiệt, thanh phế, nhuận táo, thanh can, minh mục. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, phế nhiệt ho ráo, chóng mặt, nhức đầu hoa mắt, mắt sây sẩm, đau mắt đỏ.
Tỏi (Căn hành, Bulbus Allii)
Chủ trị Cảm cúm, ho gà, viêm phế quản, ăn uống tích trệ, thượng vị đau tức do đầy hơi, tiêu chảy mụn nhọt, áp xe viêm tấy, hói trán, trị giun kim.
Mộc qua (Fructus Chaenomelis)
Bình can dương, thư cân, hoà vị, hoá thấp. Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng gối nặng nề đau nhức, cân mạch co rút, hoắc loạn, chuột rút, cước khí
Tế tân (Herba Asari)
Cảm mạo phong hàn, nhức đầu, đau răng, ngạt mũi, chảy nước mũi, phong thấp đau tê, đàm ẩm, ho suyễn.
Sâm bố chính (Radix Abelmoschi sagittifolii)
Cơ thể suy nhược, hư lao, kém ăn, kém ngủ, thần kinh suy nhược, hoa mắt, chóng mặt, đau dạ dày, tiêu chảy, ho, viêm họng, viêm phế quản.
Thân tía tô (Tô ngạnh, Caulis Perillae)
Lý khí, khoan trung, chỉ thống, an thai. Chủ trị: Khí uất vùng ngực cơ hoành bĩ tức, thượng vị đau, ợ hơi, nôn mửa, động thai.
Nghệ (Rhizoma Curcumae longae)
Hành khí, phá huyết, chỉ thống, sinh cơ. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở. Phụ nữ đau bụng sau đẻ do máu xấu không sạch
Mò hoa trắng (Herba Clerodendri philippini)
Thanh nhiệt giải độc, khu phong, tiêu viêm. Chủ trị: Khí hư, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, lở ngứa, vàng da, gân xương đau nhức, lưng mỏi, huyết áp cao.
Ngũ gia bì chân chim (Cortex Scheflerae heptaphyllae)
Khu phong, trừ thấp, mạnh gân cốt. Chủ trị: Đau lưng, đau xương cốt do hàn thấp, gân xương co rút, sưng đau, hoặc sưng đau do sang chấn.
Mạch môn (Ô tặc cốt, Os Sepiae)
Thông huyết mạch, trừ hàn thấp, chỉ huyết. Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, cam tẩu mã, băng lậu, đới hạ, đau loét dạ dày và hành tá tràng, âm nang lở ngứa
Thỏ ty tử (Semen Cuscutae)
Bổ thận ích tinh, dưỡng can minh mục, kiện tỳ chỉ tả. Chủ trị: liệt dương, di tinh, đái không cầm được; mắt mờ mắt hoa, ỉa lỏng.
Huyền sâm (Radix Scrophulariae)
Tư âm giáng hỏa, lương huyết giải độc. Chủ trị: Sốt cao, sốt nóng về chiều, viêm họng, phát ban, mụn nhọt, mẩn ngứa, táo bón.
Huyết giác (Lignum Dracaenae cambodianae)
Chủ trị: Dùng uống: Chấn thương máu tụ sưng đau, sau đẻ huyết hôi ứ trệ, bế kinh. Dùng ngoài: Vết thương chảy máu, vết thương mụn nhọt lâu lành không liền khẩu.
Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae)
Tinh thể calci oxalat hình kim, xếp thành bó, dài 90 – 210 µm. các tế bào mô mềm hình bầu dục hoặc hình chữ nhật, thành hơi dày, có lỗ rõ rệt.
Đại phù bình (Herba Pistiae)
Phát hãn khu phong, hành thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Ngoại cảm, mày đay (phong chẩn, ẩn chẩn), đơn độc, phù thũng.
Lạc tiên (Herba Passiflorae foetidae)
An thần, giải nhiệt mát gan. Chủ trị: Suy nhược thần kinh, tim hồi hộp, mất ngủ, ngủ mơ.