- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Thạch cao: Băng thạch, Gypsum fibrosum
Thạch cao: Băng thạch, Gypsum fibrosum
Thanh nhiệt tả hoả, trừ phiền chỉ khát. Chủ trị: Thực nhiệt ở phần khí của phế vị (sốt cao, mồ hôi nhiều khát nhiều, mạch hồng đại), nhiệt độc thịnh ở kinh mạch.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chất khoáng thiên nhiên có thành phần chủ yếu là calci sulfat ngậm 2 phân tử nước (CaSO4 . 2H20).
Mô tả
Thạch cao là 1 khối tập hợp của các sợi theo chiều dài, hình phiến hoặc các miếng không đều, màu trắng, trắng xám hoặc vàng nhạt, đôi khi trong suốt. Thể nặng, chất xốp, mặt cắt dọc có sợi óng ánh. Thạch cao màu trắng, bóng, mảnh to, xốp, mặt ngoài như sợi tơ, không lẫn tạp chất là tốt. Không mùi, vị nhạt.
Kim loại nặng
Không quá 10 ppm.
Dung dịch thử: Lấy 16 g bột chế phẩm thêm 4 ml acid acetic băng (TT) và 36 ml nước, đun sôi 10 phút, để nguội, cho thêm nước cho vừa đúng thể tích ban đầu, lọc. Lấy 25 ml dịch lọc cho vào ống Nessler A.
Dung dịch đối chiếu: Cho vào ống Nessler B gồm 1 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu, 2 ml dung dịch đệm acetat pH 3,5, thêm nước vừa đủ 25 ml.
Thêm vào mỗi ống Nesler trên 2 ml dung dịch thioacetamid (TT), để yên 2 phút. So sánh màu của dung dịch thử và dung dịch đối chiếu bằng cách quan sát từ trên xuống dọc theo trục của ống nghiệm trên nền trắng. Màu của dung dịch thử không được đậm hơn màu của dung dịch đối chiếu.
Arsen
Không được quá 2 phần triệu.
Lấy 1 g chế phẩm, thêm 15 ml acid hydrocloric (TT) và nước đến 40 ml, đun nóng để hoà tan. Tiến hành thử giới hạn arsen (Phụ lục 9.4.2). Dùng 2 ml dung dịch arsen mẫu 1 phần triệu làm dung dịch so sánh.
Định tính
A. Lấy một miếng thạch cao (chế phẩm) cho vào một ống nghiệm có nút bần đã đục lỗ, đốt lên, hơi ẩm sẽ đọng lại ở thành ống nghiệm, miếng thạch cao trở nên trắng đục.
B. Lấy khoảng 0,2 g bột chế phẩm, thêm 10 ml acid hydrocloric loãng (TT), đun nóng, hoà tan được dung dịch thử, tiến hành thử phản ứng calci và sulfat như sau:
Sulfat
Thêm 1 ml dung dịch bari clorid (TT) vào 3 ml dung dịch thử, có tủa trắng, tủa không tan trong acid hydrocloric (TT) và acid nitric (TT).
Thêm vài giọt dung dịch chì acetat (TT) vào 3 ml dung dịch thử, có tủa màu trắng, tủa này tan trong dung dịch amoni acetat hoặc dung dịch natri hydroxyd (TT).
Calci
Tẩm chế phẩm với acid hydrocloric (TT), lấy que dây Bạch kim (Pt) chấm vào, hơ lên ngọn lửa không màu, sẽ thấy màu đỏ vàng nhạt
Trung hoà hoặc kiềm hoá nhẹ dung dịch thử trên, thêm vài giọt dung dịch amoni oxalat (TT), sẽ có tủa trắng không tan trong acid hydrocloric (TT) nhưng tan trong acid acetic (TT).
Định lượng
Cân chính xác 0,2 g bột chế phẩm mịn, cho vào một bình nón, thêm 10 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT), đun nóng để hoà tan, thêm 100 ml nước và 1 giọt đỏ methyl (CT), thêm nhỏ giọt dung dịch kali hydroxyd 10% (TT) đến khi dung dịch chuyển sang màu vàng nhạt, sau đó thêm tiếp 5 ml. Thêm một lượng nhỏ hỗn hợp chỉ thị màu calcein (CT), chuẩn độ bằng dung dịch dinatri edetat 0,05 M (CĐ) đến khi huỳnh quang lục vàng nhạt mất đi và chuyển sang màu da cam. 1 ml dung dịch dinatri edetat 0,05 M tương đương với 8,608 mg CaSO4.2H2O. Thạch cao phỉ có hàm lượng calci sulfat hydrat (CaSO4. 2H2O) không được dưới 95,0%.
Chế biến
Lấy thạch cao, rửa sạch, phơi khô, đập ra thành miếng nhỏ, loại bỏ các đá tạp, sau nghiền thành bột thô, gọi là sinh thạch cao.
Bào chế
Đoạn thạch cao: Lấy sinh thạch cao sạch, đập thành khối nhỏ, bỏ vào lò lửa không khói, nung đến khi tơi bở, lấy ra, để nguội, đập vụn.
Bảo quản
Để nơi khô.
Tính vị, quy kinh
Sinh thạch cao: Cam, tân, đại hàn. Vào các kinh phế, vị, tam tiêu, tâm bào.
Đoạn thạch cao: Cam, tân, sáp, hàn.
Công năng, chủ trị
Sinh thạch cao: Thanh nhiệt tả hoả, trừ phiền chỉ khát. Chủ trị: Thực nhiệt ở phần khí của phế vị (sốt cao, mồ hôi nhiều khát nhiều, mạch hồng đại), nhiệt độc thịnh ở kinh mạch (sốt cao phát ban), giai đoạn sau của bệnh ôn (còn sốt nhẹ, tâm phiền, miệng khô, hơi đỏ), viêm lợi.
Đoạn thạch cao: Thu thấp, sinh cơ, liễm sang, chỉ huyết. Chủ trị: Dùng ngoài điều trị vết loét không thu miệng, ngứa do thấp chẩn, bỏng nước, bỏng lửa, ngoại thương chảy máu.
Cách dùng, liều lượng
Sinh thạch cao: Ngày dùng 10 - 36 g, dạng thuốc sắc (sắc trước các loại thuốc khác).
Đoạn thạch cao: Tán bột đắp nơi đau, lượng thích hợp.
Kiêng kỵ
Chứng hư hàn không dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Quy giáp và quy bản (Mai rùa và yếm rùa, Carapax et Plastrum Testudinis)
Âm hư trào nhiệt, cốt chưng, đạo hãn (mồ hôi trộm), chóng mặt, hoa mắt, hư phong nội động, thắt lưng chân teo yếu, trẻ chậm liền thóp, nữ bặng lậu đới hạ
Sài đất (Herba Wedeliae)
Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm. Chủ trị: Mụn nhọt, ngứa lở, dị ứng.
Kim tiền thảo (Herba Desmodii styracifolii)
Sấy bản mỏng ở 105 oC khoảng 10 phút. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết màu vàng
Rau má (tinh tuyết thảo, Herba Centellae asiaticae)
Thanh nhiệt trừ thấp, giải độc, tiêu sưng. Chủ trị: Hoàng đản thấp nhiệt, tiêu chảy, thổ huyết, chảy máu cam, nhọt độc sưng.
Thỏ ty tử (Semen Cuscutae)
Bổ thận ích tinh, dưỡng can minh mục, kiện tỳ chỉ tả. Chủ trị: liệt dương, di tinh, đái không cầm được; mắt mờ mắt hoa, ỉa lỏng.
Hạ khô thảo (Spica Prunellae)
Thanh nhiệt giáng hoả, minh mục, tán kết, tiêu sưng. Chủ trị: Tăng huyết áp, mắt đỏ sưng đau, đau con ngươi, chảy nước mắt do viêm tuyến lệ, nhức đầu, chóng mặt
Gừng (Can khương, Rhizoma Zingiberis)
Ôn trung tán hàn, hồi dương, thông mạch, táo thấp tiêu đàm. Chủ trị: Đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, nôn mửa ỉa chảy, tứ chi lạnh, đàm ẩm, ho suyễn.
Thiên môn đông (Tóc tiên leo, Radix Asparagi)
Thu hoạch rễ ở cây đã mọc trên 2 năm vào mùa thu, đông, đào lấy rễ củ, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ con, luộc hoặc đồ đến khi mềm
Hoàng bá (Cortex Phellodendri)
Thanh nhiệt táo thấp, tư âm giáng hoả, giải độc. Chủ trị: Âm hư phát sốt, xương đau âm ỉ, ra mồ hôi trộm; viêm tiết niệu; tả lỵ thấp nhiệt; hoàng đản; mụn nhọt lở ngứa.
Chè dây (Folium Ampelopsis)
Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu vào túi giấy lọc, thêm 50 ml cloroform (TT), ngâm trong 12 giờ, bỏ dịch chiết cloroform
Mộc qua (Fructus Chaenomelis)
Bình can dương, thư cân, hoà vị, hoá thấp. Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng gối nặng nề đau nhức, cân mạch co rút, hoắc loạn, chuột rút, cước khí
Phụ tử (Radix Aconiti lateralis)
Hồi dương cứu nghịch, bổ hoả trợ dương, tán hàn, chỉ thống. Chủ trị: Chứng vong dương, thoát dương; chân tay lạnh, đau nhức xương khớp, lưng gối đau lạnh, chân tay phù nề.
Hạt qua lâu (Semen Trichosanthis)
Nhuận phế, hoá đàm và nhuận tràng.Chủ trị: ho có đờm dính, táo bón, mụn nhọt, sữa ít.
Cẩu tích (Rhizoma Cibotii)
Bổ can thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp. Chủ trị: Phong hàn thấp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, đau dây thần kinh tọa, đi tiểu nhiều.
Thông thảo (Medulla Tetrapanacis)
Thanh nhiệt lợi tiểu, thông kinh hạ sữa. Chủ trị: Ngũ lâm, thuỷ thũng, sau đẻ không ra sữa.
Bạc hà (Herba Menthae)
Sơ phong thanh nhiệt, thấu chẩn, sơ can giải uất. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ; thúc đẩy sởi đậu mọc; can uất ngực sườn căng tức.
Hương nhu tía (Herba Ocimi sancti)
Có thể phun dung dịch sắt clorid 1 phần trăm trong ethanol, lên bản mỏng khác sau khi khai triển ở hệ dung môi trên, để phát hiện riêng vết eugenol có màu vàng nâu.
Rễ gai (Trữ ma căn, Radix Boehmeriae niveae)
Thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết, an thai, lợi tiểu. Chủ trị: Huyết lâm, thổ huyết, hạ huyết, xích bạch đới, mụn nhọt, động thai ra máu, sưng đau do côn trùng cắn, sang chấn.
Hạt sen (Liên nhục, Semen Nelumbinis)
Bổ tỳ, dưỡng thận, sáp trường, cố tinh, dưỡng tâm, an thần. Chủ trị: ỉa chảy lâu ngày, di tinh, đới hạ, tim đập hồi hộp, mất ngủ.
Địa liền (Rhizoma Kaempferiae galangae)
Ôn trung tiêu, tán hàn, trừ thấp, kiện tỳ vị, chủ trị Tê thấp, đau nhức xương khớp, nhức đầu, răng đau, ngực bụng lạnh đau, tiêu hoá kém.
Ngô công (Scolopendra)
Trừ kinh phong, giải rắn độc cắn. Chủ trị: Trẻ con kinh phong, uốn ván, phong thấp, rắn độc cắn.
Muồng trâu (Folium Senna alatae)
Nhuận tràng, lợi gan mật, tiêu độc, tiêu viêm, sát trùng, chỉ ngứa. Chủ trị: Táo bón (dùng sống), viêm gan, da vàng (dùng thuôc đã sao khô)
Hà thủ ô trắng (Radix Streptocauli)
Bổ huyết, bổ can thận. Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh gầy, tóc bạc sớm, yếu sinh lý,kinh nguyệt không đều, đau nhức gân xương.
Đẳng sâm (Radix Codonopsis pilosulae)
Bổ trung ích khí, kiện tỳ ích phế. Chủ trị: tỳ phế hư nhược, thở dồn, tim đập mạnh, ăn yếu, phân lỏng, ho suyễn, hư tính, nội nhiệt, tiêu khát (đái tháo đường).
Sơn thù (Fructus Corni officinalis)
Bổ can thận, cố tinh sáp niệu. Chủ trị: di mộng tinh, tiểu tiện nhiều, đái dầm, đau lưng gối, ù tai, mồ hôi nhiều, phụ nữ bị khí hư, rong kinh, rong huyết.