- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Tế tân (Herba Asari)
Tế tân (Herba Asari)
Cảm mạo phong hàn, nhức đầu, đau răng, ngạt mũi, chảy nước mũi, phong thấp đau tê, đàm ẩm, ho suyễn.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Toàn cây đã phơi khô của cây Bắc tế tân (Asarum heterotropoides Fr. var. mandshuricum (Maxim.) Kitag.), cây Hán thành tế tân (Asarum sieboldii Miq. var. seoulense Nakai), hoặc Hoa tế tân (Asarum sieboldii Miq.) cùng họ Mộc hương (Aristolochiaceae). Hai loài trên còn gọi là Liêu tế tân.
Mô tả
Bắc tế tân: Thường cuộn lại thành một khối lỏng lẻo. Thân rễ mọc ngang hình trụ, không đều, phân nhánh ngắn, dài 1 - 10 cm, đường kính 2 - 4 mm, mặt ngoài màu nâu xám, xù xì, với những mấu vòng, đốt dài 2 - 3 mm, có vết hình đĩa của các sẹo thân ở đầu nhánh. Rễ mảnh dẻ, mọc gần nhau ở các mấu, dài 10 - 20 cm, đường kính 1 mm; mặt ngoài màu vàng xám, nhẵn, có vết nhăn dọc, với những rễ con nhỏ hoặc vết sẹo. Có 2 - 3 lá mọc ở gốc thân khí sinh, cuống dài, mặt nhẵn, phiến lá phần nhiều bị gẫy, lá nguyên hình tim hay hình thận, mép nguyên, đầu lá nhọn, gốc lá hình tim, dài 4 - 10 cm, mặt trên màu lục nhạt. Một số dược liệu có hoa, phần nhiều nhăn dúm lại, hình chuông, màu tía thẫm, thuỳ của bao hoa cong về phía gốc, phần nhiều bị nén ép, xát vào ống bao hoa. Quả nang, hình cầu. Mùi thơm, vị cay, nếm có cảm giác tê lưỡi.
Thân rễ của cây trồng, có nhiều nhánh, dài 5 - 15 cm, đường kính 2 - 6 mm. Rễ dài 15 - 40 cm, đường kính 1 - 2 mm, có nhiều lá hơn.
Hán thành tế tân: Đường kính thân rễ 1 - 5 mm, đốt dài 0,1 - 1 cm. Phần nhiều có 2 lá gốc, cuống có lông, phiến lá dày hơn. Thuỳ bao hoa căng ra. Quả nang, hình bán cầu.
Hoa tế tân: Thân rễ dài 5 - 20 cm, đường kính 1 - mm, đốt dài 0,2 - 1 cm. Có 1 - 2 lá gốc, phiến lá mỏng hơn, hình tim, đầu lá nhọn. Thuỳ bao hoa căng ra. Quả nang, gần hình cầu. Mùi và vị đặc trưng.
Độ ẩm
Không quá 13%.
Tạp chất
Không quá 1%.
Tro toàn phần
Không quá 12%.
Định lượng
Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu. Hàm lượng tinh dầu trong dược liệu không được dưới 2,0% tính theo dược liệu khô kiệt.
Chế biến
Thu hoạch vào mùa hạ và đầu mùa thu, khi quả chín, đào lấy cả cây Tế tân, rửa sạch, phơi âm can.
Bào chế
Dược liệu khô, loại bỏ tạp chất, vẩy nước vào cho mềm, cắt thành từng đoạn, phơi khô.
Bảo quản
Để nơi khô mát.
Tính vị, quy kinh
Tân, ôn. Vào các kinh tâm, phế, thận, can.
Công năng, chủ trị
Khu phong, tán hàn, thông khiếu, giảm đau, ôn phế, hoá đàm ẩm. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, nhức đầu, đau răng, ngạt mũi, chảy nước mũi, phong thấp đau tê, đàm ẩm, ho suyễn.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 4 - 8 g, dạng thuốc sắc, bột, hay viên. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Dùng ngoài: Lượng thích hợp.
Kiêng kỵ
Không dùng phối hợp với Lê lô.
Dùng thận trọng với người âm hư hoả vượng.
Bài viết cùng chuyên mục
Hương nhu tía (Herba Ocimi sancti)
Có thể phun dung dịch sắt clorid 1 phần trăm trong ethanol, lên bản mỏng khác sau khi khai triển ở hệ dung môi trên, để phát hiện riêng vết eugenol có màu vàng nâu.
Câu đằng (Ramulus cum Unco Uncariae)
Lấy các dây Câu đằng bánh tẻ, chặt lấy các đoạn có móc câu theo kích thước quy định, đem phơi nắng hoặc sấy ở 50 – 60 oC đến khô.
Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae)
Dưỡng huyết, bổ can thận, nhuận tràng thông tiện, làm xanh tóc. Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh, gầy, đau lưng, di tinh, tóc bạc sớm, táo bón.
Thiên môn đông (Tóc tiên leo, Radix Asparagi)
Thu hoạch rễ ở cây đã mọc trên 2 năm vào mùa thu, đông, đào lấy rễ củ, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ con, luộc hoặc đồ đến khi mềm
Nhàu (Fructus Morindae citrifoliae)
Dùng khi táo bón, tiểu tiện không thông, điều kinh, hạ sốt, chữa ho, hen; còn dùng với tính chất tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Tỏi (Căn hành, Bulbus Allii)
Chủ trị Cảm cúm, ho gà, viêm phế quản, ăn uống tích trệ, thượng vị đau tức do đầy hơi, tiêu chảy mụn nhọt, áp xe viêm tấy, hói trán, trị giun kim.
Tinh dầu hồi (Oleum Anisi stellati)
Nếu dùng tinh dầu Hồi mới cất để làm dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Bìm bìm biếc (Semen Pharbitidis)
Trục thuỷ, sát trùng. Chủ trị: Phù thũng có bụng trướng đầy, khó thở, bí đái, giun sán.
Địa long (Giun đất, Pheretima)
Chủ trị sốt cao bất tỉnh, kinh giản, thấp tỳ, tê chi, bán thân bất toại, ho và suyễn do phế thực nhiệt, phù, vô niệu, cao huyết áp.
Thổ phục linh (Khúc khắc, Rhizoma Smilacis glabrae)
Trừ thấp, giải độc, lợi niệu, thông lợi các khớp. Chủ trị: Tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, tiểu đục, xích bạch đới, đau nhức xương khớp, trúng độc thuỷ ngân.
Sài hồ nam (Radix Plucheae pteropodae)
Phát tán phong nhiệt, giải uất. Chủ trị: ngoại cảm phong nhiệt phát sốt, hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu.
Tăng ký sinh (Tầm gửi trên cây dâu, Herba Loranthi)
Bổ can thận, mạnh gân xương, thông kinh lạc, an thai. Chủ trị: đau lưng, nhức xương - khớp, đau thần kinh ngoại biên, phụ nữ động thai, ít sữa sau khi đẻ.
Xuyên tiêu (Fructus Zanthoxyli)
Mảnh vỏ hạt màu nâu đen khó nhìn rõ tế bào, đôi khi thấy rõ từng đám tế bào gần như hình nhiều cạnh, màu vàng nâu.
Địa liền (Rhizoma Kaempferiae galangae)
Ôn trung tiêu, tán hàn, trừ thấp, kiện tỳ vị, chủ trị Tê thấp, đau nhức xương khớp, nhức đầu, răng đau, ngực bụng lạnh đau, tiêu hoá kém.
Phục linh (Bạch linh, Poria)
Lợi thuỷ, thẩm thấp, kiện tỳ hoà trung, ninh tâm an thần. Chủ trị: Thuỷ thũng kèm tiểu sẻn, đánh trống ngực, mất ngủ, kém ăn, phân lỏng, tiết tả.
Ngũ gia bì chân chim (Cortex Scheflerae heptaphyllae)
Khu phong, trừ thấp, mạnh gân cốt. Chủ trị: Đau lưng, đau xương cốt do hàn thấp, gân xương co rút, sưng đau, hoặc sưng đau do sang chấn.
Cát sâm (Radix Millettiae speciosae)
Sinh tân dịch, chỉ khát, nhuận phế, lợi tiểu. Chủ trị: Tân dịch hao tổn, háo khát, ho do phế nhiệt, đái buốt dắt. Sao vàng: Bổ tỳ, ích khí, tiêu đờm; tẩm gừng ích tỳ
Cá ngựa (Hippocampus)
Ôn thận tráng dương, tán kết tiêu sưng. Chủ trị: Liệt dương, di niệu, thận hư, trưng hà, u cục ở trong bụng.
Lá lức (Hải sài, Folium Plucheae pteropodae)
Gân lá hai mặt lồi. Phần gân chính gồm có biểu bì trên và biểu bì dưới, kế tiếp là lớp mô dày gốc. Libe-gỗ xếp thành 4 bó hình vòng cung. Mỗi bó có 1 vòng mô cứng bao bên ngoài
Cỏ xước (Radix Achyranthis asperae)
Hoạt huyết khứ ứ, bổ can thận mạnh gân xương. Chủ trị: Phong thấp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay co quắp, kinh nguyệt không đều, bế kinh đau bụng, bí tiểu tiện, đái rắt buốt.
Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)
Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống, điều hoà tác dụng các thuốc. Chích Cam thảo: Bổ tỳ, ích khí, phục mạch. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược
Hương phụ (Củ gấu, Rhizoma Cyperi)
Hành khí chỉ thống, giải uất điều kinh, kiện vị tiêu thực. Chủ trị: Giảm đau trong các trường hợp: đau dạ dày, tiêu hoá kém, đau cơ, đau ngực sườn, đau dây thần kinh ngoại biên
Cát cánh (Radix Platycodi grandiflori)
Ôn hoá hàn đàm, trừ mủ, lợi hầu họng. Chủ trị: Ho đờm nhiều, ngực tức, họng đau, tiếng khàn, áp xe phổi, tiêu mủ, mụn nhọt.
Đơn lá đỏ (Folium Excoecariae)
Thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp, lợi tiểu, giảm đau. Dùng trong các trường hợp mụn nhọt, mẩn ngứa, ban chẩn mề đay, đi ỉa lỏng lâu ngày.
Viễn chí (Rễ, Radix Polygalae)
Bột màu nâu nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần màu vàng nâu nhạt. Nhiều mảnh mô mềm tế bào dài hoặc hơi tròn chứa nhiều giọt dầu. Có những giọt dầu đứng riêng lẻ.