- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Táo nhân (Semen Ziziphi mauritianae)
Táo nhân (Semen Ziziphi mauritianae)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hạt già đã phơi hay sấy khô của cây táo ta hay còn gọi là cây táo chua (Ziziphus mauritiana Lamk.), họ Táo ta (Rhamnaceae).
Mô tả
Hạt hình tròn dẹt hay hình trứng dẹt có một đầu hơi nhọn, một mặt gần như phẳng, một mặt khum hình thấu kính, dài 5 - 8 mm, rộng 4 - 6 mm, dày 1 - 2 mm. ở đầu nhọn có rốn hạt hơi lõm xuống, màu nâu thẫm. Mặt ngoài màu nâu đỏ hay nâu vàng, đôi khi có màu nâu thẫm. Chất mềm, dễ cắt ngang.
Vi phẫu
Vỏ hạt có hai lớp tế bào: Bên ngoài là lớp tế bào biểu bì xếp đều đặn, bên trong là lớp tế bào mô cứng hình chữ nhật, thành dày, xếp đứng theo hướng xuyên tâm. Sát với tế bào mô cứng có vài hàng tế bào mô mềm thành mỏng bị bẹp, rải rác có một vài bó libe - gỗ. Nội nhũ gồm tế bào hình nhiều cạnh, thành mỏng xếp lộn xộn, trong tế bào có những giọt dầu và các chất dự trữ. mặt trong gồm một lớp tế bào hình bầu dục dài. Trong cùng là hai lá mầm bằng nhau, xếp úp vào nhau.
Bột
Mảnh mô cứng của vỏ ngoài gồm tế bào khá to, màu vàng hay vàng nâu. Mảnh mô mềm vỏ giữa là những tế bào thành mỏng, không đều. Mảnh vỏ trong gồm tế bào màu vàng, hình nhiều cạnh, thành dày và lượn sóng. Mảnh nội nhũ gồm những hạt tinh bột nhỏ và chất dự trữ. Mảnh lá mầm gồm những tế bào có nhiều cạnh tương đối đều, thành mỏng, trong có những giọt dầu. Rải rác bên ngoài cũng có những giọt dầu.
Định tính
A. Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml ethanol (TT). Lắc đều, đun hồi lưu trên cách thuỷ trong 1 giờ, để nguội. Lọc, dịch lọc đem cô cách thuỷ đến khi còn lại 5-6 ml, dùng dung dịch này làm các phản ứng sau:
Lấy 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 1 ml dung dịch trên. Ống 1 thêm 1 ml dung dịch natri hydroxyd 10% (TT) và đun nhẹ. Sau đó cho vào mỗi ống 5 ml nước. Dung dịch trong ống 1 trong suốt hoặc ít đục hơn ống 2. Sau đó cho vào ống 1 hai giọt dung dịch acid hydrocloric 10% (TT), lập tức có vẩn đục rồi kết tủa bông lắng xuống.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silicagel G
Dung môi khai triển: n-butanol đã bão hoà nước
Dung dịch thử: Lấy khoảng 2 g bột dược liệu, thêm 40 ml ether (TT), đun hồi lưu trên cách thuỷ 1 giờ, lọc, rửa bã trên giấy lọc bằng 10 ml ether (TT). Gộp các dịch chiết ether, bốc hơi đến cắn. Hoà tan cắn trong 30 ml n-butanol (TT), đun hồi lưu trên cách thuỷ 1 giờ, lọc. Bốc hơi dịch lọc đến cắn. Hoà tan cắn trong 1 ml methanol (TT).
Dung dịch đối chiếu: Lấy khoảng 2 g bột Táo nhân (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như đối với dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 ml mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển, sấy khô bản mỏng ở 80 0C rồi phun thuốc thử hiện màu là dung dịch acid phosphomolybdic 10% trong ethanol (TT), sấy bản mỏng ở 110 0C trong 5 phút. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 8% (Phụ lục 12.13). Dùng 10 g dược liệu đã nghiền nhỏ.
Tỷ lệ hạt dập vỡ
Không quá 10% (Phụ lục 12.12).
Tro toàn phần
Không quá 5,0% (Phụ lục 9.8).
Chế biến
Thu hoạch quả táo chua chín từ cuối thu đến đầu đông, loại bỏ thịt quả, lấy hạch cứng rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, xay bỏ vỏ hạch cứng, sàng lấy nhân hạch, phơi hoặc sấy khô.
Bào chế
Toan táo nhân: Loại bỏ vỏ hạch cứng sót lại, khi dùng giã nát.
Toan táo nhân sao: Lấy toan táo nhân sạch, sao nhỏ lửa đến khi phồng lên và hơi thẫm màu. Khi dùng giã nát.
Bảo quản
Nơi thoáng mát, tránh mốc mọt.
Tính vị, quy kinh
Cam, toan, bình. Quy vào các kinh can, đởm, tâm, tỳ.
Công năng
Dưỡng can, an thần, liễm hãn, sinh tân. Chủ trị: Tim dập hồi hộp, hư phiền, mất ngủ, ngủ mê, cơ thể hư nhược do ra nhiều mồ hôi, háo khát do tân dịch thương tổn.
Cách dùng, liều lượng
Ngày 9 – 15 g, phối hợp trong các bài thuốc.
Kiêng kỵ
Người thực tà uất hoả không dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Thiền thoái (Xác ve sầu, Periostracum Cicadae)
Tán phong nhiệt, giải kinh, thấu chẩn, tiêu màng. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, đau họng, tiếng khàn; sởi không mọc, phong chẩn ngứa, mắt đỏ có màng, kinh phong.
Xích thược (Rễ, Radix Paeoniae)
Chủ trị Ôn độc phát ban, ỉa máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, can uất, sườn đau, kinh bế, hành kinh đau bụng, hòn cục trong bụng, sưng đau do sang chấn nhọt độc sưng đau.
Nhung hươu (Lộc nhung, Cornu Cervi Pantotrichum)
Bổ thận dương, ích tinh huyết, mạnh gân cốt, trừ nhọt độc. Chủ trị: Liệt dương, hoạt tinh, tử cung lạnh, khó thụ thai, tinh thần mệt mỏi, sợ lạnh, chóng mặt, tai ù, tai điếc
Kim ngân hoa (Flos Lonicerae)
Thanh nhiệt, giải độc, tán phong nhiệt. Chủ trị: Ung nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh phát nhiệt, nhiệt độc huyết lị.
Nghệ (Rhizoma Curcumae longae)
Hành khí, phá huyết, chỉ thống, sinh cơ. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở. Phụ nữ đau bụng sau đẻ do máu xấu không sạch
Thiên ma (Rhizoma Gastrodiae)
Bình can tức phong Chủ trị: Đau đầu, chóng mặt, bán thân bất toại, trẻ em kinh phong, phá thương phong (uốn ván), động kinh.
Đậu xanh (Semen Vignae aurei)
Thanh nhiệt trừ thử, chỉ khát, lợi niệu, giải các loại độc, chủ trị Tả lỵ, phù thũng, ngộ độc các chất và thuốc, thử nhiệt và khát nước.
Hương phụ (Củ gấu, Rhizoma Cyperi)
Hành khí chỉ thống, giải uất điều kinh, kiện vị tiêu thực. Chủ trị: Giảm đau trong các trường hợp: đau dạ dày, tiêu hoá kém, đau cơ, đau ngực sườn, đau dây thần kinh ngoại biên
Tằm vòi (Bạch cương tàm, Bombyx Botryticatus)
Trừ phong, định kinh giản, tiêu đờm. Chủ trị: kinh giản, họng sưng đau, đơn độc, mẩn ngứa da, loa lịch, liệt thần kinh mặt.
Thạch hộc (Herba Dendrobii)
Tư âm thanh nhiệt, ích vị sinh tân. Chủ trị: âm hư nội nhiệt, tân dịch hao tổn: nóng sốt nhẹ, bứt rứt, háo khát
Tinh dầu quế (Oleum Cinnamomi)
Trộn 1,0 ml tinh dầu quế với 5 ml ethanol 95% (TT), sau đó thêm 3 ml dung dịch chì (II) acetat bão hoà ethanol mới pha chế. Không được có tủa xuất hiện.
Bách bộ (Radix Stemonae tuberosae)
Đào lấy rễ củ lúc trời khô ráo, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ ở hai đầu, đem đồ vừa chín hoặc nhúng nước sôi.
Sắn dây (Cát căn, Radix Puerariae Thomsonii)
Giải cơ, thoát nhiệt, thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng tỳ dương để chỉ tả. Chủ trị: Sốt, cứng gáy, khát, tiêu khát, sởi chưa mọc, lỵ, ỉa chảy do ngoại tà.
Nha đàm tử (Xoan rừng, Fructus Bruceae)
Thanh nhiệt, giải độc, triệt ngược, chỉ lỵ, hủ thực. Chủ trị: Lỵ amib, sốt rét, dùng ngoài chữa hạt cơm, chai chân.
Ké đầu ngựa (Fructus Xanthii strumarii)
Trừ phong thấp, tiêu độc, tán phong thông khiếu. Chủ trị: Đau khớp, chân tay tê dại co rút; viêm mũi, viêm xoang; mụn nhọt, mẩn ngứa.
Râu mèo (Herba Orthosiphonis spiralis)
Thanh lợi thấp nhiệt, lợi tiểu. Chủ trị: Viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận, sỏi mật, viêm gan.
Cát sâm (Radix Millettiae speciosae)
Sinh tân dịch, chỉ khát, nhuận phế, lợi tiểu. Chủ trị: Tân dịch hao tổn, háo khát, ho do phế nhiệt, đái buốt dắt. Sao vàng: Bổ tỳ, ích khí, tiêu đờm; tẩm gừng ích tỳ
Rẻ quạt (Xạ can, Rhizoma Belamcandae)
Thanh nhiệt giải độc, hoá đàm bình suyễn. Chủ trị: Họng sưng đau, ho đờm, suyễn tức.
Thổ hoàng liên (Rhizoma et Radix Thalictri)
Thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Lỵ, nục huyết, tâm quý, sốt cao, đau mắt, hoàng đản, đầy hơi, viêm họng.
Lá hen (Nam tỳ bà, Folium Calotropis)
Trừ đờm, giảm ho, giáng khí nghịch, tiêu độc. Dùng trị bệnh hen suyễn, kèm theo ho, nhiều đờm; dùng ngòai, trị bệnh ngoài da: ngứa lở, mụn nhọt, đau răng, rắn cắn.
Ô đầu (Radix Aconiti)
Khu phong, trừ thấp tý, ụn kinh chỉ thống. Chủ trị: Dùng trị đau khớp, tê mỏi cơ.
Độc hoạt (Radix Angelicae pubescentis)
Khu phong, trừ thấp, thông tý, chỉ thống. Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng và đầu gối đau, thiếu âm phục phong, đầu thống.
Mẫu đơn bì (Cortex Paeoniae suffruticosae)
Thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết hoá ứ. Chủ trị: Phát ban, khái huyết, nục huyết, sốt hư lao, cốt chưng, vô kinh, bế kinh, nhọt độc sưng đau, sang chấn
Địa hoàng (Sinh địa, Radix Rhemanniae glutinosae)
Sinh địa hoàng: Thanh nhiệt, lương huyết. Chủ trị: Ôn bệnh vào dinh huyết, hầu họng dưng đau, huyết nhiệt làm khô tân dịch gây chảy máu (máu cam, nôn máu, ban chẩn...).
Sơn thù (Fructus Corni officinalis)
Bổ can thận, cố tinh sáp niệu. Chủ trị: di mộng tinh, tiểu tiện nhiều, đái dầm, đau lưng gối, ù tai, mồ hôi nhiều, phụ nữ bị khí hư, rong kinh, rong huyết.