- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Tăng ký sinh (Tầm gửi trên cây dâu, Herba Loranthi)
Tăng ký sinh (Tầm gửi trên cây dâu, Herba Loranthi)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Những đoạn thân cành và lá đã phơi khô, lấy từ cây Tầm gửi (Loranthus gracilifolius Schult. = Taxillus gracilifolius (Schult.) Ban ), họ Tầm gửi (Loranthaceae), sống ký sinh trên cây Dâu tằm (Morus alba L.), họ Dâu tằm (Moraceae).
Mô tả
Những đoạn thân cành hình trụ, dài 3 - 4 cm, đường kính 0,3 - 0,7 cm, có phân nhánh, những mấu lồi là vết của cành và lá. Mặt ngoài màu nâu xám, có nhiều lỗ bì nhỏ, đôi khi có những vết nứt ngang. Chất cứng rắn. Mặt cắt ngang thấy rõ ba phần: phần vỏ mỏng màu nâu, gỗ trắng ngà, ruột màu xám và xốp. Lá khô nhăn nhúm, nguyên hoặc bị cắt thành từng mảnh. Lá hình trái xoan, đầu và gốc phiến lá hơi nhọn, màu nâu xám, dài 3,5 - 4,5 cm, rộng 2,5 - 3,5 cm, cuống lá dài 0,4 -1,2 cm, gân lá hình mạng lưới.
Vi phẫu
Thân: Lớp bần gồm nhiều hàng tế bào nhỏ màu nâu, hình chữ nhật. Có những lỗ bì rải rác nổi lên. Mô mềm vỏ hẹp, tế bào to hơn tế bào bần và hơi kéo dài theo hướng tiếp tuyến. Có những đám sợi hình dạng không cố định làm thành một vòng quanh mô mềm vỏ và chứa tinh thể calci oxalat hình khối chữ nhật. Libe hẹp, bị tia ruột cắt ra thành từng đám đứng trước bó gỗ. Gỗ rất rộng, bị tia ruột chia thành từng bó, mạch gỗ thưa, mô mềm gỗ hoá gỗ rõ rệt. Tia ruột thường có 2 - 4 dãy tế bào. Mô mềm ruột tế bào to, hình đa giác hoặc hơi tròn. Trong mô mềm ruột rải rác có những đám sợi chứa tinh thể calci oxalat.
Lá: Tầng cutin tương đối dày. Biểu bì ít thấy lỗ khí. Mô mềm thịt lá chỉ có một loại tế bào hình đa giác. Mô mềm gân giữa lá tế bào hình đa giác, to nhỏ không đều. Libe - gỗ có khi rải thành hình cung, có khi thành bó, có khi chưa thành bó. Nhiều đám sợi ở rải rác trong mô mềm gân, có khi xen vào bó libe - gỗ, chứa tinh thể calci oxalat hình cầu gai.
Bột
Bột có màu nâu, không mùi, vị nhạt, quan sát dưới kính hiển vi thấy: các mảnh bần, mảnh biểu bì chứa lỗ khí, các lỗ khí có kích thức khoảng 25 µm theo chiều dọc. Mảnh mô mềm thành mỏng, kích thước tế bào lớn. Mảnh phiến lá, tế bào mô cứng thành dày có chứa tinh thể calci oxalat, sợi riêng lẻ hay tập trung thành từng đám. Mảnh mạch điểm, mạch vạch, mạch vòng. Tinh thể calci oxalat hình khối thường hơi vuông kích thước khoảng 29 µm. Hạt tinh bột tròn đường kính khoảng 0,02 mm rốn hạt là một điểm hoặc phân nhánh, đôi khi có hạt phấn 3 cạnh.
Định tính
A. Lấy 2 g bột dược liệu vào bình nón, thêm 20 ml ethanol 90% (TT), đun cách thuỷ 30 phút, lọc nóng, bay hơi dịch lọc đến còn 3 ml, dùng dịch lọc này làm các phản ứng sau:
Cho 1 ml dịch lọc vào ống nghiệm, thêm khoảng 0.05 g bột magnesi (TT) và 5 giọt acid hydrocloric (TT), lắc đều, để yên 5 – 10 phút, xuất hiện màu hồng đỏ.
Cho 1 ml dịch lọc vào ống nghiệm, thêm 5 giọt dung dịch sắt (III) clorid (TT) sẽ xuất hiện tủa xanh đen.
Độ ẩm
Không quá 13%.
Tạp chất
Không quá 3%.
Chế biến
Hái lấy dược liệu, loại bỏ tạp chất, cắt ngắn, phơi khô trong bóng râm.
Bào chế
Khi dùng có thể sao qua hoặc tẩm rượu sao qua.
Bảo quản
Để nơi khô mát, tránh mốc.
Tính vị, quy kinh
Khổ, bình. Vào hai kinh can, thận.
Công năng, chủ trị
Bổ can thận, mạnh gân xương, thông kinh lạc, an thai. Chủ trị: đau lưng, nhức xương - khớp, đau thần kinh ngoại biên, phụ nữ động thai, ít sữa sau khi đẻ.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 12 - 20 g, dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Dùng ngoài: Lượng thích hợp.
Bài viết cùng chuyên mục
Mật ong (Mel)
Bổ trung, nhuận táo, chỉ thống, giải độc. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, đau thượng vị, ho, táo bón, giải độc Ô đầu, điều hoà các vị thuốc
Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)
Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống, điều hoà tác dụng các thuốc. Chích Cam thảo: Bổ tỳ, ích khí, phục mạch. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược
Đăng tâm thảo (Medulla Junci effusi)
Mặt ngoài màu trắng hoặc vàng nhạt, có vân dọc nhỏ. Thể nhẹ, sốp, hơi có tính đàn hồi, dễ đứt, mặt đứt màu trắng. Không mùi vị.
Diệp hạ châu (Chó đẻ răng cưa, Herba Phyllanthi urinariae)
Dùng khi viêm gan hoàng đản, viêm họng, mụn nhọt, viêm da thần kinh, chàm, viêm thận, phù thũng, sỏi tiết niệu, viêm ruột, tiêu chảy.
Tỏi (Căn hành, Bulbus Allii)
Chủ trị Cảm cúm, ho gà, viêm phế quản, ăn uống tích trệ, thượng vị đau tức do đầy hơi, tiêu chảy mụn nhọt, áp xe viêm tấy, hói trán, trị giun kim.
Kim ngân hoa (Flos Lonicerae)
Thanh nhiệt, giải độc, tán phong nhiệt. Chủ trị: Ung nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh phát nhiệt, nhiệt độc huyết lị.
Kim ngân (Caulis cum folium Lonicerae)
Thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Ho do phế nhiệt, ban sởi, mụn nhọt, mày đay, lở ngứa, nhiệt độc, lỵ.
Bách hợp (Bulbus Lilii)
Dưỡng âm, nhuận phế, thanh tâm, an thần. Chủ trị: Âm hư, ho lâu ngày, trong đờm lẫn máu, hư phiền, kinh hãi, tim đập mạnh, mất ngủ, hay ngủ mê, tinh thần hoảng sợ.
Bách bộ (Radix Stemonae tuberosae)
Đào lấy rễ củ lúc trời khô ráo, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ ở hai đầu, đem đồ vừa chín hoặc nhúng nước sôi.
Tô mộc (Gỗ, Lignum Sappan)
Hành huyết khử ứ, tiêu viêm chỉ thống. Chủ trị: Thống kinh, bế kinh, sản hậu huyết ứ, đau nhói ngực bụng, sưng đau do sang chấn, nhiệt lỵ.
Bạch đậu khấu (Fructus Amomi)
Hoá thấp, hành khí, tiêu bĩ, ôn vị. Chủ trị: Tiêu hoá kém, hàn thấp nôn mửa, ngực bụng đau chướng, giải độc rượu.
Đơn lá đỏ (Folium Excoecariae)
Thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp, lợi tiểu, giảm đau. Dùng trong các trường hợp mụn nhọt, mẩn ngứa, ban chẩn mề đay, đi ỉa lỏng lâu ngày.
Hạ khô thảo (Spica Prunellae)
Thanh nhiệt giáng hoả, minh mục, tán kết, tiêu sưng. Chủ trị: Tăng huyết áp, mắt đỏ sưng đau, đau con ngươi, chảy nước mắt do viêm tuyến lệ, nhức đầu, chóng mặt
Cỏ ngọt (Folium Steviae rebaudianae)
Khi cây sắp ra hoa, cắt cành ở khoảng cách trên mặt đất 10 - 20 cm, hái lấy lá, loại bỏ lá già úa, đem phơi nắng nhẹ hoặc sấy ở 30 - 40 oC đến khô.
Thương lục (Radix Phytolaccae)
Thuốc xổ và trục thủy, giải độc tiêu viêm. Chủ trị: Phù toàn thân, vô niệu, táo bón, dùng ngoài chữa mụn nhọt, đau nhức.
Hạt sen (Liên nhục, Semen Nelumbinis)
Bổ tỳ, dưỡng thận, sáp trường, cố tinh, dưỡng tâm, an thần. Chủ trị: ỉa chảy lâu ngày, di tinh, đới hạ, tim đập hồi hộp, mất ngủ.
Củ mài (Hoài sơn, Tuber Dioscoreae persimilis)
Bổ tỳ, dưỡng vị, chỉ tả, sinh tân, ích phế, bổ thận, sáp tinh. Chủ trị: Kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, phế hư, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát
Tinh dầu hồi (Oleum Anisi stellati)
Nếu dùng tinh dầu Hồi mới cất để làm dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Miết giáp (Mai ba ba, Carapax Trionycis)
Dùng điều trị âm hư phát sốt, lao nhiệt nóng trong xương, hư phong nội động, phụ nữ kinh bế, trưng hà, sốt rét lâu ngày có báng, gan lách to
Xích thược (Rễ, Radix Paeoniae)
Chủ trị Ôn độc phát ban, ỉa máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, can uất, sườn đau, kinh bế, hành kinh đau bụng, hòn cục trong bụng, sưng đau do sang chấn nhọt độc sưng đau.
Đinh hương (Flos Syzygii aromatici)
Lấy chính xác khoảng 5 g dược liệu đã được tán thành bột thô, cho vào bình cầu 250 ml, thêm 100 ml nước cất
Chỉ xác (Fructus Aurantii)
Phá khí hoá đờm tiêu tích (Hoà hoãn hơn Chỉ thực). Chủ trị: Ngực sườn trướng đau do khí trệ, khó tiêu do đờm trệ.
Đậu đen (Semen Vignae cylindricae)
Trừ phong, thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi tiểu tiện, tư âm, dùng bổ thận, sáng mắt, trừ phù thũng do nhiệt độc, giải độc.
Rẻ quạt (Xạ can, Rhizoma Belamcandae)
Thanh nhiệt giải độc, hoá đàm bình suyễn. Chủ trị: Họng sưng đau, ho đờm, suyễn tức.
Mạch môn (Ô tặc cốt, Os Sepiae)
Thông huyết mạch, trừ hàn thấp, chỉ huyết. Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, cam tẩu mã, băng lậu, đới hạ, đau loét dạ dày và hành tá tràng, âm nang lở ngứa