- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Tần giao (Radix Gentianae)
Tần giao (Radix Gentianae)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Rễ đã được phơi hay sấy khô của một số loài Tần giao: Tần giao (Gentiana macrophylla Pall., Gentiana straminea Maxim., Gentiana dahurica Fisch.), họ Long đởm (Gentianaceae).
Mô tả
Gentiana macrophylla: Rễ hình trụ, trên to, dưới nhỏ, xoắn vặn, dài 10 - 30 cm, đường kính 1 - 3 cm. Mặt ngoài màu vàng nâu hoặc màu vàng sáng, có nếp nhăn theo chiều dọc hoặc vặn. Đầu rễ còn sót lại mẩu gốc thân. Chất cứng, giòn, dễ bị bẻ gẫy. Mặt gẫy mềm: Phần vỏ có màu vàng hoặc vàng nâu, phần gỗ màu vàng. Mùi đặc biệt, vị đắng, hơi chát.
Gentiana straminea: Rễ hơi hình nón, thường do mấy rễ nhỏ tụ lại, đường kính tới 7 cm. Mặt ngoài màu nâu, thô, có vết nứt với lỗ vân dạng mạng lưới. Chất giòn, dễ bẻ gẫy, mặt bẻ gẫy thô.
Gentiana dahurica: Rễ hơi hình nón hoặc trụ, dài 8 - 15 cm, đường kính 0,2 - 1 cm. Mặt ngoài có màu vàng nâu. Rễ chính thường là một rễ, đầu rễ còn sót lại gốc thân có cành lá dạng sợi. Phần dưới của rễ thường phân nhánh. Mặt gẫy có màu trắng vàng.
Định tính
A. Lấy 2 g bột dược liệu thô, thêm 30 ml hỗn hợp cloroform - methanol - amoniac (75: 25:5), ngâm 2 giờ, lọc. Cô dịch lọc trên cách thuỷ còn khoảng 1 ml, thêm 2 ml dung dịch acid hydrocloric 1M và tiếp tục bốc hơi cloroform, để nguội, lọc. Cho dịch lọc vào 2 ống nghiệm:
Ống 1, thêm vài giọt thuốc thử Mayer (TT), xuất hiện tủa màu trắng vàng nhạt.
Ống 2, thêm vài giọt thuốc thử Dragendorff (TT), xuất hiện tủa màu đỏ nâu.
B. Mặt cắt ngang của dược liệu quan sát dưới ánh sáng tử ngoại (365 nm) có huỳnh quang màu trắng vàng hoặc vàng kim.
Độ ẩm
Không quá 12%.
Tạp chất
Hạt và cuống quả còn sót lại: Không quá 3%.
Tạp chất khác: Không quá 0,5%.
Chất chiết được trong dược liệu
Không dưới 24,0%, tính theo dược liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng. Dùng ethanol 50% (TT) làm dung môi.
Chế biến
Thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu, đào lấy rễ, rửa sạch.
Gentiana macrophylla, Gentiana straminea: Phơi mềm dược liệu, xếp đống cho ra mồ hôi và đến khi mặt ngoài có màu vàng đỏ hoặc vàng xám, lấy ra dàn mỏng phơi khô, hoặc không để đổ mồ hôi mà phơi khô ngay.
Gentiana dahurica: Gọt bỏ vỏ đen lúc còn tươi, phơi khô.
Bào chế
Lấy dược liệu, bỏ tạp chất, rửa sạch ủ mềm, thái lát dày, phơi khô.
Bảo quản
Để nơi khô.
Tính vị qui kinh
Khổ, bình. Vào các kinh vị, đại tràng, can, đởm.
Công năng, chủ trị
Trừ phong thấp, thanh thấp nhiệt, ngừng tê đau. Chủ trị: Phong thấp đau khớp, gân mạch co rút, khớp đau bứt rứt, chân tay co quắp, sốt vào buổi chiều. Trẻ em cam tích phát sốt.
Cách dùng liều lượng
Ngày dùng 6 – 9 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
Thường phối hợp với các loại thuốc khác.
Bài viết cùng chuyên mục
Lá tía tô (Tô diệp, Folium Perillae)
Giải biểu tán hàn, hành khí hoà vị, lý khí an thai. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, ho, khí suyễn buồn nôn, có thai nôn mửa, chữa trúng độc cua cá.
Tinh dầu bạc đàn (Oleum Eucalypti)
Cho 10 ml tinh dầu vào bình nón nút mài dung tích 100 ml. Thêm vào đó 5 ml toluen (TT) và 4 ml dung dịch hydroxylamin hydroclorid trong ethanol 60%.
Bồ bồ (Herba Adenosmatis indiani)
Sơ phong giải biểu, thanh nhiệt lợi thấp. Chủ trị: Sốt, đau đầu, không ra mô hôi, vàng da ăn không tiêu, viêm gan virus, ăn không tiêu, sốt, đau đầu, không ra mồ hôi.
Cỏ tranh (bạch mao căn, Rhizoma Imperatae cylindricae)
Lương huyết, cầm huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu.Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam do huyết nhiệt, nhiệt bệnh khát nước bứt rứt, hoàng đản, thủy thủng do viêm thận cấp tính.
Đinh hương (Flos Syzygii aromatici)
Lấy chính xác khoảng 5 g dược liệu đã được tán thành bột thô, cho vào bình cầu 250 ml, thêm 100 ml nước cất
Rong mơ (Sargassum)
Tiêu đàm nhuyễn kiên, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Bướu cổ và tràng nhạc, sán khí, phù thũng.
Đương quy di thực (Radix Angelicae acutilobae)
Bổ huyết, hành huyết, hoạt huyết, điều kinh, nhuận tràng, thông đại tiện. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, đau bụng khi thấy kinh, thắt lưng đau, băng lậu, đại tiện khô táo, đi lỵ đau bụng.
Đậu đen (Semen Vignae cylindricae)
Trừ phong, thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi tiểu tiện, tư âm, dùng bổ thận, sáng mắt, trừ phù thũng do nhiệt độc, giải độc.
Bìm bìm biếc (Semen Pharbitidis)
Trục thuỷ, sát trùng. Chủ trị: Phù thũng có bụng trướng đầy, khó thở, bí đái, giun sán.
Hoạt thạch (Talcum)
Lợi tiểu thẩm thấp, thanh nhiệt giải thử. Chủ trị: Lâm lậu, Thạch lâm kèm tiểu khó và đau nóng, bứt rứt háo khát do thử thấp, tiết tả do thấp nhiệt.
Ô dược (Radix Linderae)
Bụng trướng đau, đầy bụng, khí nghịch phát suyễn, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, di niệu, sán khí, hành kinh đau bụng.
Ma hoàng (Herba Ephedrae)
Ma hoàng chích mật: Nhuận phế giảm ho; thường dùng trong trường hợp biểu chứng đã giải song vẫn còn ho suyễn
Thiên trúc hoàng (Concretio Silicae Bambusae)
Trừ đàm nhiệt, thanh tâm, trấn kinh. Chủ trị: Tinh thần hôn ám, trúng phong đàm mê tâm khiếu. Trẻ em kinh giật và dạ đề do đàm nhiệt.
Kim ngân (Caulis cum folium Lonicerae)
Thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Ho do phế nhiệt, ban sởi, mụn nhọt, mày đay, lở ngứa, nhiệt độc, lỵ.
Riềng (Rhizoma Alpiniae officinari)
Ôn trung tán hàn, tiêu thực và chỉ thống. Chủ trị: Thượng vị đau lạnh, nôn mửa, vị hàn ợ chua.
Sơn tra (Fructus Mali)
Tiêu thực tích, hành ứ, hóa đàm. Chủ trị: ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, ợ chua, đàm ẩm, bụng kết hòn cục, sản hậu ứ huyết, đau bụng.
Khương hoạt (Rhizoma et Radix Notopterygii)
Chủ trị Cảm mạo phong hàn, phong chạy khắp người, mình, chân, tay, các khớp đau nhức nặng nề, thiên về đau ở nửa người trên.
Khiêm thực (Semen Euryales)
Ích thận, cố tinh, kiện tỳ, trừ thấp nhiệt, chỉ tả, ngừng đới hạ. Chủ trị: Mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, bạch trọc, đới hạ, tỳ hư, tiêu chảy lâu ngày, di niệu.
Hương nhu trắng (Herba Ocimi gratissimi)
Chủ trị Cảm nắng, cảm hàn, sốt nóng sợ rét, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, thổ tả chuột rút, dương thuỷ
Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae)
Hoạt huyết thông kinh, mạnh gân cốt, bổ can thận. Chủ trị: Dùng trị đau lưng gối, mỏi gân xuơng; bế kinh, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp.
Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)
Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống, điều hoà tác dụng các thuốc. Chích Cam thảo: Bổ tỳ, ích khí, phục mạch. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược
Liên kiều (Fructus Forsythiae suspensae)
Thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng tán kết. Chủ trị: Đinh nhọt, tràng nhạc, đờm hạch, nhũ ung, đan độc (viêm quầng đỏ); cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh vào tâm bào sốt cao gây háo khát
Địa long (Giun đất, Pheretima)
Chủ trị sốt cao bất tỉnh, kinh giản, thấp tỳ, tê chi, bán thân bất toại, ho và suyễn do phế thực nhiệt, phù, vô niệu, cao huyết áp.
Viễn chí (Rễ, Radix Polygalae)
Bột màu nâu nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần màu vàng nâu nhạt. Nhiều mảnh mô mềm tế bào dài hoặc hơi tròn chứa nhiều giọt dầu. Có những giọt dầu đứng riêng lẻ.
Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis)
Ôn trung hạ khí, táo thấp tiêu đờm. Chủ trị: Thượng vị đầy trướng, nôn mửa, tiết tả, thực tích, ho, suyễn.