Sơn tra (Fructus Mali)

2014-11-02 09:00 AM

Tiêu thực tích, hành ứ, hóa đàm. Chủ trị: ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, ợ chua, đàm ẩm, bụng kết hòn cục, sản hậu ứ huyết, đau bụng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quả chín đã thái phiến được phơi hay sấy khô của cây Sơn tra (Malus doumeri Bois. A. Chev.) họ Hoa hồng (Rosaceae).

Mô tả

Quả thịt hình cầu, vỏ quả ngoài màu nâu bóng, nhăn nheo, phần thịt quả màu nâu, cứng chắc, ở giữa có 5 hạch cứng. Dược liệu khô là quả được cắt thành từng phiến dầy khoảng 0,2 – 0,5 cm, đường kính khoảng 1,5 - 3,0 cm. Phiến có dạng tròn hay bầu dục, hơi cong queo, một số phiến được cắt dọc hay cắt ngang còn mang cuống quả. Một số phiến có hoặc không có hạch cứng tùy theo vị trí cắt. Hạt màu nâu đen, hình trứng nhăn, vỏ hạt khá cứng, nhân hạt màu trắng ngà. Thịt quả có vị chua, chát. 

Vi phẫu

Quả: Vỏ quả ngoài gồm một lớp tế bào biểu bì với lớp sáp dầy bao bọc phía ngoài. Kế đến là nhiều lớp tế bào thành mỏng hình khối đa giác hay hơi thuôn dài. Trong phần thịt quả rất dầy, xen lẫn với các tế bào mô mềm, rải rác có nhiều tế bào mô cứng thành rất dầy, ống trao đổi rõ tụ thành đám gồm 2 – 3 tế bào hay từng tế bào riêng lẻ. Một số lát cắt có thể nhìn thấy bó libe gỗ bị cắt ngang hay cắt dọc trong phần thịt quả. Gần đến vùng tiếp giáp với hạt có nhiều đám mô cứng to và xếp sát nhau gần như tạo thành vòng liên tục. Tiếp theo phía trong của vùng mô cứng là lớp mô mềm chỉ bao gồm tế bào thành mỏng. Vỏ quả trong, chỗ dính với hạt, có vòng tế bào mô cứng liên tục gồm các tế bào hình chữ nhật nằm ngang hoặc dọc, đan xen với nhau, thành dày, ống trao đổi rõ, khoang hẹp hơn tế bào mô cứng ở vùng vỏ quả giữa.

Hạt: ngoài cùng của vỏ hạt là một lớp gồm nhiều tế bào hình chữ nhật, xếp theo hướng xuyên tâm. Tiếp theo là 3 - 5 lớp tế bào hình chữ nhật xếp theo hướng tiếp tuyến, thành mỏng chứa nội chất màu nâu. Trong cùng là vài lớp tế bào mô mềm hình đa giác. Nhân hạt gồm 2 lá mầm xếp úp vào nhau, mỗi lá mầm có lớp biểu bì bao bọc ở mặt ngoài. Phần mô mềm ở vùng tiếp giáp của hai lá mầm gồm các tế bào hình giậu gồm 3 – 5 hàng tế bào và kế tiếp là tế bào hình đa giác. Bó libe gỗ chưa phát triển rõ rệt, xếp rời nhau trên một hàng ở giữa lá mầm.

Bột

Bột màu nâu đỏ, khô tơi, có ít xơ, mùi thơm, vị chua, chát.

Tế bào vỏ quả ngoài hình chữ nhật nhỏ, thường tách rời. Tế bào mô mềm thịt quả hình đa giác, thường dính thành đám, chứa nội chất màu nâu. Tế bào mô cứng của thịt quả gồm từng tế bào riêng lẻ hoặc chụm 2 – 3 tế bào, đám tế bào mô cứng của hạch quả gồm nhiều tế bào hình chữ nhật khoang hẹp, thuôn dài hơn. Đám vỏ hạt gồm các tế bào hình chữ nhật xếp khít nhau như mô giậu. Mô mềm lá mầm thường chứa giọt dầu béo. Mảnh mạch vạch, mạch xoắn nhỏ và hiếm.

Độ ẩm

Không quá 13%.

Tỷ lệ vụn nát

Phần bột vụn nát và mảnh vở có đường kính nhỏ hơn 1,5 cm không quá 2 %.

Tro toàn phần

Không quá 8%.

Tỷ lệ nâu đen

Không quá 1%.

Chế  biến

Thu hái quả vừa chín, cắt thành lát dầy khoảng 0,3 – 0,7 cm, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Toan, cam, ôn. Vào các kinh tỳ, vị, can.

Công năng, chủ trị

Tiêu thực tích, hành ứ, hóa đàm. Chủ trị: ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, ợ chua, đàm ẩm, bụng kết hòn cục, sản hậu ứ huyết, đau bụng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 8 – 20 g, dạng thuốc sắc, bột hoặc viên. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài viết cùng chuyên mục

Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae)

Hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, thanh tâm lương huyết. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích hòn cục, đau thắt ngực; mất ngủ, tâm phiền.

Tinh dầu hương nhu trắng (Oleum Ocimi gratissimi)

Hòa tan 2 giọt tinh dầu trong 5 ml ethanol 90% (TT), thêm 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid (TT) 3%, dung dịch phải có màu xanh rêu thẫm.

Đăng tâm thảo (Medulla Junci effusi)

Mặt ngoài màu trắng hoặc vàng nhạt, có vân dọc nhỏ. Thể nhẹ, sốp, hơi có tính đàn hồi, dễ đứt, mặt đứt màu trắng. Không mùi vị.

Thảo quyết minh (Semen Sennae torae)

Tả can minh mục, an thần, nhuận tràng. Chủ trị: Đau mắt đỏ, sợ ánh sáng, mắt mờ, chảy nước mắt (sao vàng), đại tiện bí kết (dùng sống), mất ngủ (sao đen).

Thiền thoái (Xác ve sầu, Periostracum Cicadae)

Tán phong nhiệt, giải kinh, thấu chẩn, tiêu màng. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, đau họng, tiếng khàn; sởi không mọc, phong chẩn ngứa, mắt đỏ có màng, kinh phong.

Viễn chí (Rễ, Radix Polygalae)

Bột màu nâu nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần màu vàng nâu nhạt. Nhiều mảnh mô mềm tế bào dài hoặc hơi tròn chứa nhiều giọt dầu. Có những giọt dầu đứng riêng lẻ.

Nga truật (Thân rẽ nhệ đen, Rhizoma Curcumae zedoariae)

Hành khí, phá huyết, chỉ thống, tiêu tích. Chủ trị: Kinh nguyệt huyết khối, bế kinh, đau bụng kinh, bụng đầy trướng đau do thực tích khí trệ.

Ngũ gia bì chân chim (Cortex Scheflerae heptaphyllae)

Khu phong, trừ thấp, mạnh gân cốt. Chủ trị: Đau lưng, đau xương cốt do hàn thấp, gân xương co rút, sưng đau, hoặc sưng đau do sang chấn.

Cẩu kỷ tử (Fructus Lycii)

Tư bổ can, thận, ích tinh, sáng mắt.Chủ trị: Hư lao tinh suy biểu hiện đau thắt lưng, đầu gối, chóng mặt, ù tai, nội nhiệt gây tiểu đường, huyết hư, mờ mắt.

Tinh dầu tràm (Oleum Cajuputi)

Đặt ống nghiệm vào 1 hỗn hợp sinh hàn và khuấy kỹ trong vài phút, sẽ thấy 1 hợp chất cộng được tạo thành có thể chất như kem.

Nghệ (Rhizoma Curcumae longae)

Hành khí, phá huyết, chỉ thống, sinh cơ. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở. Phụ nữ đau bụng sau đẻ do máu xấu không sạch

Thỏ ty tử (Semen Cuscutae)

Bổ thận ích tinh, dưỡng can minh mục, kiện tỳ chỉ tả. Chủ trị: liệt dương, di tinh, đái không cầm được; mắt mờ mắt hoa, ỉa lỏng.

Thiên trúc hoàng (Concretio Silicae Bambusae)

Trừ đàm nhiệt, thanh tâm, trấn kinh. Chủ trị: Tinh thần hôn ám, trúng phong đàm mê tâm khiếu. Trẻ em kinh giật và dạ đề do đàm nhiệt.

Cốt khí (Radix Polygoni cuspidati)

Trừ thấp, chỉ ho, hoá đờm. Chủ trị: Xương khớp đau nhức, hoàng đản, phế nhiệt gây ho, ho nhiều đờm, mụn nhọt lở loét.

Gừng (Can khương, Rhizoma Zingiberis)

Ôn trung tán hàn, hồi dương, thông mạch, táo thấp tiêu đàm. Chủ trị: Đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, nôn mửa ỉa chảy, tứ chi lạnh, đàm ẩm, ho suyễn.

Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae)

Hoạt huyết thông kinh, mạnh gân cốt, bổ can thận. Chủ trị: Dùng trị đau lưng gối, mỏi gân xuơng; bế kinh, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp.

Nhung hươu (Lộc nhung, Cornu Cervi Pantotrichum)

Bổ thận dương, ích tinh huyết, mạnh gân cốt, trừ nhọt độc. Chủ trị: Liệt dương, hoạt tinh, tử cung lạnh, khó thụ thai, tinh thần mệt mỏi, sợ lạnh, chóng mặt, tai ù, tai điếc

Cát sâm (Radix Millettiae speciosae)

Sinh tân dịch, chỉ khát, nhuận phế, lợi tiểu. Chủ trị: Tân dịch hao tổn, háo khát, ho do phế nhiệt, đái buốt dắt. Sao vàng: Bổ tỳ, ích khí, tiêu đờm; tẩm gừng ích tỳ

Địa cốt bì (Cortex Lycii)

Lương huyết, trừ cốt chưng, thanh phế, giáng hoả. Chủ trị: Âm hư, sốt về chiều, cốt chưng, đạo hãn, phế nhiệt, ho khạc máu, nội nhiệt tiêu khát.

Liên kiều (Fructus Forsythiae suspensae)

Thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng tán kết. Chủ trị: Đinh nhọt, tràng nhạc, đờm hạch, nhũ ung, đan độc (viêm quầng đỏ); cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh vào tâm bào sốt cao gây háo khát

Huyền sâm (Radix Scrophulariae)

Tư âm giáng hỏa, lương huyết giải độc. Chủ trị: Sốt cao, sốt nóng về chiều, viêm họng, phát ban, mụn nhọt, mẩn ngứa, táo bón.

Rau sam (Herba Portulacae)

Thanh nhiệt giải độc, chỉ lỵ. Chủ trị: xích bạch lỵ, đinh nhọt, đau, eczema, thâm quầng, rắn hay trùng thú cắn, tiểu tiện ra huyết, tụ huyết

Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii)

Hành khí hoạt huyết, trừ phong, giảm đau. Chủ trị: Điều kinh, nhức đầu, hoa mắt, cảm mạo phong hàn, phong thấp nhức mỏi, ngực bụng đau tức, nhọt độc sưng đau.

Lá sen (Liên diệp, Folium Nelumbinis)

Giải thử, kiện tỳ, lương huyết, chỉ huyết. Chủ trị: trúng thử, hoá khát, ỉa chảy do thử thấp, huyết lị, nôn máu, đổ máu cam, đái máu do huyết nhiệt.

Tô mộc (Gỗ, Lignum Sappan)

Hành huyết khử ứ, tiêu viêm chỉ thống. Chủ trị: Thống kinh, bế kinh, sản hậu huyết ứ, đau nhói ngực bụng, sưng đau do sang chấn, nhiệt lỵ.