- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Sài hồ (Radix Bupleuri)
Sài hồ (Radix Bupleuri)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Bắc sài hồ (Bupleurum chinensis DC.) hoặc cây Hoa nam Sài hồ (Bupleurum scorzonerifolium Willd.), họ Hoa tán (Apiaceae).
Mô tả
Bắc Sài hồ: Rễ hình trụ hoặc hình nón thon dài, dài 6-15 cm, đường kính 0,3-0,8 cm, đầu rễ phình to, ở đỉnh còn lưu lại gốc thân, dạng sợi ngắn. Phần dưới phân nhánh. Mặt ngoài màu nâu đen hoặc nâu nhạt, có vết nhăn dọc, vết sẹo của rễ con và lỗ vỏ. Chất cứng và dai, khó bẻ gẫy, mặt gẫy có những lớp sợi, vỏ màu nâu nhạt, phần gỗ màu trắng vàng. Mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng.
Hoa nam Sài hồ: Rễ tương đối nhỏ, hình nón, đầu rễ có gốc thân còn sót lại. Đầu rễ to hơn, đường kính có thể tới 1,5 cm, đoạn cuối rễ dài, thon hơn. Phần dưới thường ít hoặc không phân nhánh. Mặt ngoài màu nâu đỏ hoặc nâu đen, đôi khi có nếp nhăn sâu. Nơi sát đầu rễ thường có vân lưới tròn, ngang, nhô lên, nằm sít nhau. Chất hơi mềm, dễ bẻ gẫy. Mặt gẫy không có sợi, hơi phẳng. Mùi ôi khét.
Vi phẫu
Lớp bần gồm nhiều lớp tế bào xếp đồng tâm và xuyên tâm, có nhiều chỗ rách. Mô mềm vỏ gồm những tế bào hình nhiều cạnh dẹp, rải rác bên trong là những ống tiết (đôi khi còn sót lại chất tiết màu vàng nâu). Libe họp thành từng tia do bị ngăn cách bởi các tia gỗ to. Gỗ cấu tạo bởi nhiều vòng tròn đồng tâm gồm gỗ cấp II phát triển và gỗ cấp I còn tồn tại. Vòng gỗ trong cùng bao quanh phần tuỷ. Phần tuỷ là mô mềm cấu tạo bởi những tế bào hình nhiều cạnh, rải rác bên trong là các ống tiết xếp khá đều đặn trên một vòng tròn.
Bột
Bột có màu vàng nâu, mùi thơm đặc trưng, vị nhạt hơi đắng. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần gồm những tế bào hình nhiều cạnh, có thành dày. Mảnh mô mềm có chứa chất tiết. Tế bào mô cứng có thành dày, có lỗ trao đổi rõ. Nhiều hạt tinh bột thường xếp thành đám. Khối chất màu đỏ.
Định tính
A. Lắc mạnh 0,5 g bột dược liệu với 10 ml nước, cho bọt bền.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel G
Dung môi khai triển: Ethyl acetat - ethanol - nước (8 : 2 : 1)
Dung dịch thử: Lấy khoảng 0,5 g bột dược liệu thô, thêm 20 ml methanol (TT), đun hồi lưu ở 80 oC trong khoảng 1 giờ, để nguội, lọc. Bốc hơi dịch lọc còn khoảng 5 ml, được dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Lấy khoảng 0,5 g bột Sài hồ (mẫu chuẩn), chiết như mẫu thử
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 μl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Sau đó phun dung dịch p-dimethyl amino benzaldehyd 5% trong acid sulfuric 40% (TT). Sấy bản mỏng ở 60°C cho tới khi xuất hiện vết. Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tự nhiên. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 12%.
Tạp chất
Thân, lá còn sót lại: Không quá 10%
Tạp chất khác: Không quá 1%
Tro toàn phần
Không quá 8%.
Chất chiết được trong dược liệu
Không dưới 11,0%, tính theo dược liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng. Dùng ethanol 96% (TT) làm dung môi.
Chế biến
Thu hoạch vào mùa xuân hay mùa thu đào lấy rễ, cắt bỏ thân, lá trên mặt đất, rũ sạch đất cát, phơi hoặc sấy khô.
Bào chế
Sài hồ phiến: Loại bỏ tạp chất và phần sót lại của thân, lá, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi hoặc sấy khô.
Thố Sài hồ (Sài hồ sao dấm): Lấy Sài hồ thái lát, cho dấm vào trộn đều ủ cho đến khi dấm thấm hết vào lõi, cho vào chảo, sao nhỏ lửa, đảo đều đến khô. Dùng 12 lít dấm cho 100 kg Sài hồ.
Bảo quản
Nơi thoáng mát, tránh mốc mọt.
Tính vị, quy kinh
Khổ, tân, vi, hàn. Quy vào các kinh: can, đởm, tâm bào, tam tiêu.
Công năng, chủ trị
Hoà giải biểu lý, sơ can, thăng dương. Chủ trị: Hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đau trướng, miệng đắng, không muốn ăn, buồn nôn (như sốt rét); đau đầu, chóng mặt, dễ cáu gắt, rối loạn kinh nguyệt, sa dạ con, sa trực tràng.
Cách dùng, liều lượng
Ngày 3 – 9 g, phối hợp trong các bài thuốc.
Kiêng kỵ
Không dùng cho người can dương thượng thăng, âm hư hoả vượng.
Chú ý
Thân rễ cây Sài hồ lá dài (Bupleurum longiradiatum Turcz) bề ngoài phủ nhiều mấu tròn hàng năm là rất độc và không thể dùng làm vị thuốc Sài hồ được.
Bài viết cùng chuyên mục
Cá ngựa (Hippocampus)
Ôn thận tráng dương, tán kết tiêu sưng. Chủ trị: Liệt dương, di niệu, thận hư, trưng hà, u cục ở trong bụng.
Bạch đậu khấu (Fructus Amomi)
Hoá thấp, hành khí, tiêu bĩ, ôn vị. Chủ trị: Tiêu hoá kém, hàn thấp nôn mửa, ngực bụng đau chướng, giải độc rượu.
Bìm bìm biếc (Semen Pharbitidis)
Trục thuỷ, sát trùng. Chủ trị: Phù thũng có bụng trướng đầy, khó thở, bí đái, giun sán.
Ngọc trúc (Rhizoma Polygonati odorati)
Chủ trị: Trị ho khan, họng khô miệng khát, sốt nóng âm ỉ về đêm, mồ hôi trộm, vị âm hư gây kém ăn, khó tiêu, hoặc vị nhiệt gây ăn nhiêu chóng đói.
Thanh hao hoa vàng (Folium Artemisiae annuae)
Thu hái vào lúc cây sắp ra hoa, tốt nhất là vào mùa hè, khi cây có nhiều lá, cắt phần trên mặt đất, phơi khô, lắc hoặc đập cho lá rụng
Râu mèo (Herba Orthosiphonis spiralis)
Thanh lợi thấp nhiệt, lợi tiểu. Chủ trị: Viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận, sỏi mật, viêm gan.
Bạch giới tử (hạt cải trắng, Semen Sinapis albae)
Lý khí trừ đờm, thông kinh lạc chỉ thống. Chủ trị: Ho suyễn, đau tức ngực do hàn đờm. Khớp xương tê đau do đàm thấp lưu trú, âm thư, thũng độc.
Rễ gai (Trữ ma căn, Radix Boehmeriae niveae)
Thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết, an thai, lợi tiểu. Chủ trị: Huyết lâm, thổ huyết, hạ huyết, xích bạch đới, mụn nhọt, động thai ra máu, sưng đau do côn trùng cắn, sang chấn.
Kê nội kim (Màng mề gà, Endothelium Corneum Gigeriae Galli)
Kiện vị, tiêu thực, sáp tinh. Chủ trị: Thực tích không tiêu, bụng đầy trướng, nôn mửa, kiết lỵ, di tinh. Trẻ em cam tích, đái dầm.
Nhàu (Fructus Morindae citrifoliae)
Dùng khi táo bón, tiểu tiện không thông, điều kinh, hạ sốt, chữa ho, hen; còn dùng với tính chất tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae)
Liễm phế chỉ ho, sinh tân chỉ hàn, bổ thận cố tinh, chỉ tả, an thần. Chủ trị: Ho lâu ngày và hư suyễn, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đái dầm, niệu tần, tiêu chảy kéo dài.
Khổ hạnh nhân (Semen Armeniacae amarum)
Chỉ khái bình suyễn, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị: Ho suyễn do ngoại tà hoặc đờm ẩm, táo bón do huyết hư và thiếu tân dịch.
Tinh dầu tràm (Oleum Cajuputi)
Đặt ống nghiệm vào 1 hỗn hợp sinh hàn và khuấy kỹ trong vài phút, sẽ thấy 1 hợp chất cộng được tạo thành có thể chất như kem.
Tâm sen (Liên tâm, Embryo Nelumbinis)
Thanh tâm, trừ nhiệt, chỉ huyết, sáp tinh. Chủ trị: Tâm phiền mất ngủ, di tinh, thổ huyết.
Tục đoạn (Rễ, Radix Dipsaci)
Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ già, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ tua. Đối với xuyên tục đoạn, thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ loại bỏ các rễ tua và rễ con.
Nhung hươu (Lộc nhung, Cornu Cervi Pantotrichum)
Bổ thận dương, ích tinh huyết, mạnh gân cốt, trừ nhọt độc. Chủ trị: Liệt dương, hoạt tinh, tử cung lạnh, khó thụ thai, tinh thần mệt mỏi, sợ lạnh, chóng mặt, tai ù, tai điếc
Trắc bách diệp (Cacumen Platycladi)
Trắc bách thán: Lấy Trắc bách diệp đã nhặt sạch, cho vào nồi, đun to lửa, sao cho có màu sém nâu bên ngoài và màu sém vàng bên trong (sao tồn tính).
Sơn tra (Fructus Mali)
Tiêu thực tích, hành ứ, hóa đàm. Chủ trị: ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, ợ chua, đàm ẩm, bụng kết hòn cục, sản hậu ứ huyết, đau bụng.
Thỏ ty tử (Semen Cuscutae)
Bổ thận ích tinh, dưỡng can minh mục, kiện tỳ chỉ tả. Chủ trị: liệt dương, di tinh, đái không cầm được; mắt mờ mắt hoa, ỉa lỏng.
Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae)
Hoạt huyết thông kinh, mạnh gân cốt, bổ can thận. Chủ trị: Dùng trị đau lưng gối, mỏi gân xuơng; bế kinh, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp.
Quả tía tô (Tô tử, Fructus Perillae)
Giáng khí, tiêu đờm, bình suyễn, nhuận trường. Chủ trị: Đờm suyễn, ho khí nghịch, táo bón.
Ích trí (Riềng lá nhọn, Fructus Alpiniae oxyphyllae)
Ôn thận cố tinh, ôn tỳ chỉ tả. Chủ trị: Tỳ hàn gây tiết tả, đau bụng hàn, tiết nhiều nước bọt, thận hàn gây đái dầm, đi tiểu vặt, di tinh, cặn hơi trắng nước tiểu do thận dương hư.
Mò hoa trắng (Herba Clerodendri philippini)
Thanh nhiệt giải độc, khu phong, tiêu viêm. Chủ trị: Khí hư, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, lở ngứa, vàng da, gân xương đau nhức, lưng mỏi, huyết áp cao.
Actiso (Lá, Folium Cynarae scolymi)
Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc cuối mùa hoa, đem phơi hoặc sấy khô ở 50 đến 60 độ C.
Phục linh (Bạch linh, Poria)
Lợi thuỷ, thẩm thấp, kiện tỳ hoà trung, ninh tâm an thần. Chủ trị: Thuỷ thũng kèm tiểu sẻn, đánh trống ngực, mất ngủ, kém ăn, phân lỏng, tiết tả.