- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Rẻ quạt (Xạ can, Rhizoma Belamcandae)
Rẻ quạt (Xạ can, Rhizoma Belamcandae)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thân rễ để nguyên hay được cắt thành phiến mỏng đã phơi hay sấy khô của cây Rẻ quạt (Belamcanda chinensis (L.) DC.), họ La dơn (Iridaceae).
Mô tả
Đoạn thân rễ màu vàng nâu nhạt đến nâu, có những gân ngang vết tích của nơi đính lá, còn sót lại những rễ ngắn, nhiều nốt sần nhỏ là vết tích của rễ con, dài 3 - 10 cm, đường kính 1 - 2 cm, hay những phiến có dạng hình trái xoan hay tròn, dài 1 - 5 cm, rộng 1 - 2 cm, dày 0,3 - 1 cm, mép lồi lõm không đều, màu vàng nâu nhạt đến vàng nâu. Mặt cắt ngang nhẵn, màu trắng ngà hay vàng nhạt, nhìn rõ hai phần: phần ngoài màu sẫm, phía trong nhạt hơn, có nhiều điểm nhỏ của các bó libe – gỗ. Phiến cắt dọc có vỏ ngoài màu nâu sẫm, mặt cắt có những sợi dọc. Mùi thơm nhẹ, vị đắng, hơi cay.
Vi phẫu
Lớp bần dày, gồm những tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn. Mô mềm vỏ cấu tạo bởi những tế bào thành mỏng, chứa nhiều hạt tinh bột và tinh thể calci oxalat hình lăng trụ, rải rác có thể có các bó libe-gỗ là vết tích bó mạch của lá. Nội bì gồm một lớp tế bào nhỏ bao quanh phần trụ giữa. Các bó libe-gỗ đồng tâm (gỗ bao bọc libe) tập trung ở vùng sát nội bì, thưa hơn ở phần trung tâm. Mô mềm ruột gồm những tế bào thành mỏng có chứa hạt tinh bột và tinh thể calci oxalat hình lăng trụ.
Bột
Mảnh bần gồm những tế bào nhiều cạnh, thành dày, màu nâu. Mảnh mô mềm gồm những tế bào chứa hạt tinh bột. Hạt tinh bột nhỏ, hình tròn và hơi trái xoan, đường kính 2 - 17 µm, thỉnh thoảng gặp những hạt tinh bột kép gồm 2 - 5 hạt đơn. Tinh thể calci oxalat hình lăng trụ nguyên hay bị gãy.
Định tính
Lấy 5 g bột dược liệu, thêm 40 ml ethanol (TT), đun hồi lưu cách thủy trong 30 phút. Lọc, cô dịch lọc còn khoảng 10 ml.
Nhỏ dịch chiết lên giấy lọc thành 2 vết riêng biệt, nhỏ tiếp lên một vết dịch chiết 1 giọt dung dịch natri hydroxyd 10% (TT), để khô, soi dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Vết dịch chiết không có natri hydroxyd cho huỳnh quang vàng cam nhạt, vết dịch chiết có natri hydroxyd cho huỳnh quang vàng sáng.
Lấy 2 ml dịch chiết vào ống nghiệm, thêm một ít bột magnesi (TT) và 2 - 3 giọt dung dịch acid hydrocloric (TT). Dung dịch có màu đỏ cam.
Lấy 2 ml dịch chiết vào ống nghiệm, thêm 2 ml cloroform (TT) và 2 ml dung dịch natri hydroxyd 10% (TT), lắc mạnh. Đun trên cách thủy 2 phút, lắc đều, lớp nước kiềm có màu đỏ.
Độ ẩm
Không quá 12%.
Tro toàn phần
Không quá 8,5%.
Tro không tan trong acid hydrocloric
Không quá 2,0%.
Tỷ lệ vụn nát
Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 5%.
Chất chiết được trong dược liệu
Không được ít hơn 18,0%.
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùng ethanol 90% làm dung môi.
Chế biến
Thu hoạch vào đầu mùa xuân, khi cây mới nảy mầm hoặc cuối thu, khi lá khô héo, đào lấy thân rễ, loại bỏ rễ con, rửa sạch, phơi khô.
Bào chế
Dược liệu khô đã loại bỏ tạp chất rửa sạch, ủ mềm, thái lát phơi khô.
Bảo quản
Để nơi khô, mát, trong bao bì kín, tránh mốc, mọt.
Tính vị, quy kinh
Khổ, hàn. Vào kinh phế, can.
Công năng, chủ trị
Thanh nhiệt giải độc, hoá đàm bình suyễn. Chủ trị: Họng sưng đau, ho đờm, suyễn tức.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 3 - 6 g, dạng thuốc sắc hoặc bột; làm viên ngậm, uống. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ
Phụ nữ có thai không nên dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Hạ khô thảo (Spica Prunellae)
Thanh nhiệt giáng hoả, minh mục, tán kết, tiêu sưng. Chủ trị: Tăng huyết áp, mắt đỏ sưng đau, đau con ngươi, chảy nước mắt do viêm tuyến lệ, nhức đầu, chóng mặt
Địa liền (Rhizoma Kaempferiae galangae)
Ôn trung tiêu, tán hàn, trừ thấp, kiện tỳ vị, chủ trị Tê thấp, đau nhức xương khớp, nhức đầu, răng đau, ngực bụng lạnh đau, tiêu hoá kém.
Thị đế (Tai hồng, Calyx Kaki)
Thu hái quả Hồng chín vào mùa thu, mùa đông, bóc lấy tai hồng hoặc thu thập tai quả Hồng sau khi ăn quả, rửa sạch, phơi khô.
Thông thảo (Medulla Tetrapanacis)
Thanh nhiệt lợi tiểu, thông kinh hạ sữa. Chủ trị: Ngũ lâm, thuỷ thũng, sau đẻ không ra sữa.
Thiên môn đông (Tóc tiên leo, Radix Asparagi)
Thu hoạch rễ ở cây đã mọc trên 2 năm vào mùa thu, đông, đào lấy rễ củ, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ con, luộc hoặc đồ đến khi mềm
Hương phụ (Củ gấu, Rhizoma Cyperi)
Hành khí chỉ thống, giải uất điều kinh, kiện vị tiêu thực. Chủ trị: Giảm đau trong các trường hợp: đau dạ dày, tiêu hoá kém, đau cơ, đau ngực sườn, đau dây thần kinh ngoại biên
Kim tiền thảo (Herba Desmodii styracifolii)
Sấy bản mỏng ở 105 oC khoảng 10 phút. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết màu vàng
Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae)
Bổ thận, làm liền xương, chỉ thống. Chủ trị: Thận hư, thắt lưng đau, tai ù, tai điếc, răng lung lay, đau do sang chấn, bong gân, gẫy xương. Còn dùng ngoài điều trị hói, lang ben.
Sâm cau (Tiên mao, Rhizoma Curculiginis)
Bổ thận tráng dương, cường cân cốt, khử hàn trừ thấp. Chủ trị: Liệt dương, di tinh đau nức cơ khớp do hàn, chân tay yếu mềm, ỉa chảy sợ lạnh.
Diệp hạ châu đắng: Cây chó đẻ răng cưa xanh, Herba Phyllanthi amari
Tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, lợi tiểu. Dùng khi tiểu tiện bí dắt, tắc sữa, kinh bế, hoặc mụn nhọt, lở ngứa ngoài da.
Cỏ nhọ nồi (cỏ mực, Herba Ecliptae)
Lương huyết, chỉ huyết, bổ can thận. Chủ trị: Can, thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, chứng ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện và tiểu tiện ra máu
Huyết giác (Lignum Dracaenae cambodianae)
Chủ trị: Dùng uống: Chấn thương máu tụ sưng đau, sau đẻ huyết hôi ứ trệ, bế kinh. Dùng ngoài: Vết thương chảy máu, vết thương mụn nhọt lâu lành không liền khẩu.
Ô dược (Radix Linderae)
Bụng trướng đau, đầy bụng, khí nghịch phát suyễn, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, di niệu, sán khí, hành kinh đau bụng.
Nga truật (Thân rẽ nhệ đen, Rhizoma Curcumae zedoariae)
Hành khí, phá huyết, chỉ thống, tiêu tích. Chủ trị: Kinh nguyệt huyết khối, bế kinh, đau bụng kinh, bụng đầy trướng đau do thực tích khí trệ.
Tinh dầu bạc hà (Oleum Menthae)
Được lấy từ các bộ phận trên mặt đất của cây Bạc hà (Mentha arvensis L.), họ Bạc hà (Lamiaceae) bằng phương pháp cất kéo hơi nước và đã được làm khan nước.
Quế (Cortex Cinnamomi)
Dùng khi lưng gối đau lạnh, bụng đau lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, bế kinh, đau bụng kinh, phù thũng, tiểu tiện rối loạn (đái không thông lợi, đái nhiều lần).
Câu đằng (Ramulus cum Unco Uncariae)
Lấy các dây Câu đằng bánh tẻ, chặt lấy các đoạn có móc câu theo kích thước quy định, đem phơi nắng hoặc sấy ở 50 – 60 oC đến khô.
Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae)
Hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, thanh tâm lương huyết. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích hòn cục, đau thắt ngực; mất ngủ, tâm phiền.
Cẩu tích (Rhizoma Cibotii)
Bổ can thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp. Chủ trị: Phong hàn thấp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, đau dây thần kinh tọa, đi tiểu nhiều.
Thanh hao hoa vàng (Folium Artemisiae annuae)
Thu hái vào lúc cây sắp ra hoa, tốt nhất là vào mùa hè, khi cây có nhiều lá, cắt phần trên mặt đất, phơi khô, lắc hoặc đập cho lá rụng
Bồ công anh (Herba Lactucae indicae)
Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm tán kết. Chủ trị: Mụn nhọt sang lở, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Hoàng đằng (Caulis et Radix Fibraureae)
Thanh nhiệt tiêu viêm, lợi thấp, giải độc. Dùng chữa đau mắt đỏ, viêm họng, mụn nhọt mẩn ngứa, kiết lỵ, viêm bàng quang.
Cà độc dược (Flos Daturae metelis)
Bình suyễn, chỉ khái, giải co cứng, chỉ thống. Chủ trị: Ho suyễn khò khè, thượng vị đau có cảm giác lạnh, phong thấp tê đau, trẻ em co giật mạn tính. Dùng ngoài gây tê.
Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)
Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống, điều hoà tác dụng các thuốc. Chích Cam thảo: Bổ tỳ, ích khí, phục mạch. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược
Bá tử nhân (Semen Platycladi orientalis)
Lấy 3 g dầu vào một bình nón 250 ml, thêm 30 ml hỗn hợp cloroform, acid acetic băng, lắc cho tan hoàn toàn. Thêm chính xác 1 ml dung dịch kali iodid bão hoà.