- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Râu mèo (Herba Orthosiphonis spiralis)
Râu mèo (Herba Orthosiphonis spiralis)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thân, cành mang lá, hoa đã phơi hoặc sấy khô của cây Râu mèo (Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.), họ Hoa môi (Lamiaceae).
Mô tả
Thân non vuông, nhẹ, xốp, dài 20 - 50 cm, đường kính 0,1 - 0,3 cm, mặt ngoài màu nâu tím sẫm, có rãnh dọc và có lông trắng nhỏ. Lá nguyên có cuống ngắn, phiến hình mũi mác dài 4 - 6 cm, rộng 2 - 3 cm, mép có răng cưa, đầu lá thuôn nhọn, hai mặt lá màu lục sẫm, phần gân chính có phủ lông mịn. Cụm hoa là xim co ở ngọn thân và ở đầu cành. Dược liệu có mùi hăng, vị hơi mặn và sau hơi đắng.
Vi phẫu
Lá: Biểu bì trên và dưới mang lông che chở và lông tiết. Lông che chở có nhiều ở phần gân giữa, gồm 2 - 6 tế bào, mặt lông phủ cutin lởm chởm. Lông tiết có chân ngắn 1 - 2 tế bào, đầu 2 - 4 tế bào, chân ngắn một tế bào nằm sâu trong lớp biểu bì. Hai đám mô dày nằm sát biểu bì trên và dưới ở phần gân chính. Bó libe-gỗ xếp hình vòng cung tách đôi nằm giữa phần mô mềm của gân chính. Phần phiến lá có mô giậu gồm một hàng tế bào hình chữ nhật xếp thẳng đứng dưới lớp biểu bì trên. Mô khuyết gồm 4 - 6 hàng tế bào hình tròn.
Bột
Mảnh biểu bì và lỗ khí kiểu trực bào, lông che chở và lông tiết có dạng như đã mô tả ở phần vi phẫu. Mảnh mạch vạch, mạch xoắn, mạch mạng.
Định tính
Sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel GF254.
Dung môi khai triển: Toluen - ethyl acetat - aceton - acid formic (5:2 : 2 : 1).
Dung dịch thử: Ngâm và lắc kỹ 1 g bột dược liệu với 5 ml cloroform trong khoảng 10 phút. Lọc và dùng dịch trong làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g Râu mèo (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mẫu thử.
Cách tiến hành: Chấm lên riêng biệt bản mỏng 10 ml mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, làm khô bản mỏng và phun hỗn hợp dung dịch acid boric 10% - dung dịch acid oxalic 10% (2 : 1), sau đó sấy ở 105 oC đến khi hiện rõ vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm, vết màu vàng cho phát quang màu xanh lá mạ sáng.
Độ ẩm
Không quá 12%.
Tro toàn phần
Không quá 12%.
Tro không tan trong acid
Không quá 6%.
Tạp chất
Không quá 2%.
Định lượng
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng ghi trong chuyên luận xác định chất chiết được trong dược liệu (Phụ lục 12.10). Dược liệu phải chứa không dưới 20% chất chiết được trong nước và không dưới 10% chất chiết được trong ethanol.
Chế biến
Thu hái vào tháng 3 - 4, lúc cây có nụ, trước khi nở hoa, lấy lá, thân và ngọn có nụ hoa về phơi hoặc sấy khô.
Bảo quản
Để nơi khô mát, tránh ánh sáng.
Tính vị, qui kinh
Cam đạm, vi khổ, lương. Vào các kinh thận, bàng quang
Công năng, chủ trị
Thanh lợi thấp nhiệt, lợi tiểu. Chủ trị: Viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận, sỏi mật, viêm gan.
Cách dựng, liều dùng
Ngày 5 – 6 g, dạng hãm hoặc sắc.
Bài viết cùng chuyên mục
Lá hen (Nam tỳ bà, Folium Calotropis)
Trừ đờm, giảm ho, giáng khí nghịch, tiêu độc. Dùng trị bệnh hen suyễn, kèm theo ho, nhiều đờm; dùng ngòai, trị bệnh ngoài da: ngứa lở, mụn nhọt, đau răng, rắn cắn.
Hạ khô thảo (Spica Prunellae)
Thanh nhiệt giáng hoả, minh mục, tán kết, tiêu sưng. Chủ trị: Tăng huyết áp, mắt đỏ sưng đau, đau con ngươi, chảy nước mắt do viêm tuyến lệ, nhức đầu, chóng mặt
Vàng đắng (Thân, Caulis Coscinii fenestrati)
Mảnh mạch mạng, mạch điểm, có nhiều tế bào mô cứng màu vàng tươi hình thoi, hình nhiều cạnh, hình chữ nhật thành dày khoang rộng hay hẹp. Sợi có thành dày, ống trao đổi rõ hoặc không có.
Tầm gửi (Herba Loranthi)
Khu phong trừ thấp, bổ can thận, mạnh gân xương, an thai, lợi sữa. Chủ trị: Đau lưng, tê đau gân cốt, viêm thận mạn tính, động thai, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa.
Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonici)
Chủ trị Phế ráo, ho khan; tân dịch thương tổn, khát nước; tâm bứt rứt mất ngủ, nội nhiệt tiêu khát; trường ráo táo bón
Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae)
Hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, thanh tâm lương huyết. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích hòn cục, đau thắt ngực; mất ngủ, tâm phiền.
Ngải cứu (Herba Artemisiae vulgaris)
Chỉ huyết, trừ hàn thấp, điều kinh, an thai. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, băng huyết, rong huyết, thổ huyết, khí hư bạch đới, động thai, viêm ruột, lỵ
Lạc tiên (Herba Passiflorae foetidae)
An thần, giải nhiệt mát gan. Chủ trị: Suy nhược thần kinh, tim hồi hộp, mất ngủ, ngủ mơ.
Quy giáp và quy bản (Mai rùa và yếm rùa, Carapax et Plastrum Testudinis)
Âm hư trào nhiệt, cốt chưng, đạo hãn (mồ hôi trộm), chóng mặt, hoa mắt, hư phong nội động, thắt lưng chân teo yếu, trẻ chậm liền thóp, nữ bặng lậu đới hạ
Nhục đậu khấu (Semen Myristicae)
Ôn trung, hành khí, sáp trường, chỉ tả. Chủ trị: Cửu lỵ (ỉa chảy lâu ngày) do tỳ vị hư hàn, đau trướng bụng và đau thượng vị, biếng ăn, nôn mửa.
Tất bát (Fructus Piperis longi)
Ôn trung khứ hàn, hạ khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau thượng vị, nôn mửa, tiêu chảy do hàn, thiên đầu thống. Dùng ngoài chữa đau răng.
Nhân sâm (Radix Ginseng)
Đại bổ nguyên khí, ích huyết, kiện tỳ ích phế, sinh tân, an thần ích trí. Chủ trị: Khí hư muốn thoát, chân tay lạnh, mạch vi, tỳ hư, kém ăn, phế hư ho suyễn; tân dịch thương tổn.
Hương phụ (Củ gấu, Rhizoma Cyperi)
Hành khí chỉ thống, giải uất điều kinh, kiện vị tiêu thực. Chủ trị: Giảm đau trong các trường hợp: đau dạ dày, tiêu hoá kém, đau cơ, đau ngực sườn, đau dây thần kinh ngoại biên
Mẫu lệ (Vỏ hầu, vỏ hà, Concha Ostreae)
Trọng trấn an thần, tư âm tiềm dương, làm mềm chất rắn, tán kết khối, thu liễm cố sáp. Chủ trị: Đánh trống ngực, mất ngủ, chóng mặt, ù tai, tràng nhạc, đờm hạch.
Huyết giác (Lignum Dracaenae cambodianae)
Chủ trị: Dùng uống: Chấn thương máu tụ sưng đau, sau đẻ huyết hôi ứ trệ, bế kinh. Dùng ngoài: Vết thương chảy máu, vết thương mụn nhọt lâu lành không liền khẩu.
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii)
Hành khí hoạt huyết, trừ phong, giảm đau. Chủ trị: Điều kinh, nhức đầu, hoa mắt, cảm mạo phong hàn, phong thấp nhức mỏi, ngực bụng đau tức, nhọt độc sưng đau.
Cỏ nhọ nồi (cỏ mực, Herba Ecliptae)
Lương huyết, chỉ huyết, bổ can thận. Chủ trị: Can, thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, chứng ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện và tiểu tiện ra máu
Thiền thoái (Xác ve sầu, Periostracum Cicadae)
Tán phong nhiệt, giải kinh, thấu chẩn, tiêu màng. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, đau họng, tiếng khàn; sởi không mọc, phong chẩn ngứa, mắt đỏ có màng, kinh phong.
Phụ tử (Radix Aconiti lateralis)
Hồi dương cứu nghịch, bổ hoả trợ dương, tán hàn, chỉ thống. Chủ trị: Chứng vong dương, thoát dương; chân tay lạnh, đau nhức xương khớp, lưng gối đau lạnh, chân tay phù nề.
Bạch đậu khấu (Fructus Amomi)
Hoá thấp, hành khí, tiêu bĩ, ôn vị. Chủ trị: Tiêu hoá kém, hàn thấp nôn mửa, ngực bụng đau chướng, giải độc rượu.
Xà sàng (Quả, Fructus Cnidii)
Định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Lấy khoảng 30 g dược liệu khô, thêm khoảng 200 ml nước; chưng cất trong 3 giờ với tốc độ 2,5 đến 3,5 ml/phút.
Quả tía tô (Tô tử, Fructus Perillae)
Giáng khí, tiêu đờm, bình suyễn, nhuận trường. Chủ trị: Đờm suyễn, ho khí nghịch, táo bón.
Đăng tâm thảo (Medulla Junci effusi)
Mặt ngoài màu trắng hoặc vàng nhạt, có vân dọc nhỏ. Thể nhẹ, sốp, hơi có tính đàn hồi, dễ đứt, mặt đứt màu trắng. Không mùi vị.
Hạt đào (Semen Pruni)
Hoạt huyết, khứ ứ, nhuận tràng. Chủ trị: Vô kinh, mất kinh, trưng hà, sưng đau do sang chấn, táo bón.
Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae)
Bổ thận, làm liền xương, chỉ thống. Chủ trị: Thận hư, thắt lưng đau, tai ù, tai điếc, răng lung lay, đau do sang chấn, bong gân, gẫy xương. Còn dùng ngoài điều trị hói, lang ben.