- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Phòng đẳng sâm (Radix Codonopsis javanicae)
Phòng đẳng sâm (Radix Codonopsis javanicae)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Rễ phơi hoặc sấy khô của cây đảng sâm Việt Nam (Codonopsis javanica (Blume.) Hook.f.), họ Hoa chuông (Campanulaceae).
Mô tả
Rễ nạc hình trụ có khi phân nhánh, đường kính 0,5-2 cm, dài 6-15 cm. Đầu trên phát triển to, có nhiều sẹo của thân. Mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, trên có những rãnh dọc và ngang, chia rễ thành những đường lồi lõm, thể chất chắc, dễ bẻ, vết bẻ không phẳng, không mịn. Mùi thơm, vị ngọt nhẹ.
Vi phẫu
Lớp bần gồm 4 - 5 hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn thành hàng đồng tâm và dãy xuyên tâm, có nhiều chỗ bị nứt rách. Mô mềm vỏ cấu tạo bởi tế bào nhiều cạnh, hơi dài dẹt. Tế bào libe nhỏ xếp xít nhau. Mạch gỗ xếp thành hàng tạo thành hệ thống hình nan quạt toả ra từ tâm. Tia ruột có tế bào thành mỏng.
Bột
Màu vàng nâu, mùi thơm, vị ngọt nhẹ. Mảnh mô mềm, khối inulin có nhiều hình dạng, hạt tinh bột đơn lẻ có rốn phân nhánh, mảnh mạch điểm, tinh thể calci oxalat hình khối.
Định tính
A. Lấy 5 g bột dược liệu (rây qua rây số 355), thêm 20 ml ethanol 70% (TT), đun cách thuỷ trong 15 phút. Lọc lấy dịch trong để làm các phản ứng sau:
Cho 5 ml dịch chiết vào ống nghiệm, bịt miệng ống, lắc 15 giây. Cột bọt bền ít nhất trong vòng 10 phút.
Lấy 1 ml dịch chiết vào ống nghiệm sạch, cô cạn, hoà tan cắn bằng 1 ml cloroform (TT). Thêm 1 ml anhydric acetic băng (TT), thêm từ từ theo thành ống 1 ml acid sulfuric (TT). Xuất hiện vòng tím đậm giữa 2 lớp dung dịch thử.
B. Phương pháp sắc kí lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel 60 GF254
Dung môi khai triển: Cloroform : methanol (9 : 1).
Dung dịch thử: Lấy 5 g bột dược liệu đã rây qua rây số 355, chiết với ether dầu hoả (TT) trong bình Soxhlet 1 giờ, lấy bã cho bay hết hơi ether dầu hoả rồi chiết tiếp bằng 50 ml methanol (TT). Chiết saponin bằng n-butanol bão hoà nước (TT), cất thu hồi n-butanol. Hoà tan cắn bằng 2 ml methanol (TT) được dịch chấm sắc ký.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 5 g bột Đảng sâm Việt Nam (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 ml mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm sau đó phun thuốc thử vanilin 2% trong ethanol và acid sulffuric, sấy ở nhiệt độ 105 oC trong 10 phút. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (trên sắc ký đồ xuất hiện 4 vết phát quang màu xanh và 2 vết phát quang màu vàng chanh khi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại (l=366 nm). Bằng thuốc thử hiện màu xuất hiện 9 vết).
Cách pha thuốc thử vanilin 2% trong ethanol tuyệt đối và acid sulffuric: Hoà tan 2 g vanilin (TT) trong ethanol 96% (TT) vừa đủ 100 ml. Thêm cẩn thận 2 ml acid sulffuric (TT) vào dung dịch vanilin 2% trong ethanol. Dung dịch chỉ pha khi dùng.
Độ ẩm
Không quá 15%.
Tro toàn phần
Không quá 6,0%.
Tro không tan trong acid
Không quá 2,0%.
Tạp chất.
Tạp chất vô cơ: Không quá 1%.
Tỷ lệ các bộ phận khác của cây: Không quá 3%.
Tỷ lệ dược liệu hư hỏng, không đạt tiêu chuẩn: Không quá 2%.
Kim loại nặng
Không quá 1 ppm Pb; 0,2 ppm Cd; 0,1 ppm Hg; 1,5 ppm As (Phụ lục 9.4.8, phương pháp 3, dùng 1 g mẫu thử).
Chất chiết được trong dược liệu
Không ít hơn 2,5%.
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng, dùng nước làm dung môi.
Định lượng
Không nhỏ hơn 3,0 %.
Cân chính xác 5 g bột đã rây qua rây số 355, mỗi mẫu đảng sâm nghiên cứu (đã được xác định độ ẩm). Loại chất béo bằng 50 ml ether dầu hoả (TT), chiết bằng Soxhlet đến khi hết chất béo (khoảng 6 giờ), lấy bã bay hết hơi ether. Chiết tiếp như trên bằng 50 ml cloroform (TT) trong 3 giờ, lấy bã bay hết hơi cloroform. Chiết bằng 50 ml methanol (TT) trong 6 giờ. Cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm được cắn, thêm 30 ml nước cất để hoà tan cắn. Lắc với n-butanol bão hoà nước (TT) cho đến khi lớp n-butanol không còn màu. Gộp dịch n-butanol, rửa 3 lần bằng nước cất. Cất thu hồi n-butanol. Hoà tan cắn bằng 2 ml ethanol 80% rồi chuyển vào một cốc đã được xác định khối lượng trước. Bốc hơi trên cách thuỷ được cắn. Sấy khô cắn ở 105 oC, trong 3 giờ. Cân cắn.
Hàm lượng saponin theo dược liệu khô tuyệt đối được tính theo công thức:
A x 100
X% = ---------------
M - d
X: Hàm lượng saponin trong mẫu đảng sâm (%).
A: khối lượng cắn saponin thu được (g).
d: độ ẩm của mẫu đảng sâm (%).
M: khối lượng dược liệu đem chiết (g).
Hàm lượng saponin toàn phần không nhỏ hơn 3,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.
Chế biến
Loại bỏ tạp chất, ủ mềm, thái lát, phơi khô.
Bào chế
Chế với gừng: Loại bỏ tạp chất, ủ mềm, thái phiến, tẩm nước gừng, ủ khoảng 30 phút, sao khô. Tỷ lệ gừng so với dược liệu là 1 : 10 (giã nhỏ gừng tươi, thêm nước sạch, vắt lấy nước cốt. Cứ 1 kg dược liệu cần 200 ml nước cốt gừng).
Bảo quản
Để nơi khô ráo, tránh mốc mọt.
Tính vị, qui kinh
Vị ngọt, tính bình (hơi ôn). Vào kinh phế, tỳ.
Công năng, chủ trị
Bổ tỳ, ích khí, sinh tân chỉ khát. Chủ trị: Tỳ vị suy kém, phế khí hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, mệt mỏi, khát nước, ốm lâu ngày cơ thể suy nhược, khí huyết hư.
Cách dùng, liều lượng
Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác trong đơn thuốc Tứ quân, Bát trân thang gia giảm, Thập toàn đại bổ, Sâm linh bạch truật tán, Bổ tỳ, Phì nhi hoàn...
Ngày dùng 20 - 40 g, dạng thuốc sắc, viên hoàn, bột, ngâm rượu.
Bài viết cùng chuyên mục
Húng chanh (Folium Plectranthi amboinici)
Ôn phế trừ đàm, tân ôn giải biểu, tiêu độc. Chủ trị: Cảm cúm, ho sốt do phong hàn, nục huyết, ho gà, khản tiếng, trùng thú cắn.
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii)
Hành khí hoạt huyết, trừ phong, giảm đau. Chủ trị: Điều kinh, nhức đầu, hoa mắt, cảm mạo phong hàn, phong thấp nhức mỏi, ngực bụng đau tức, nhọt độc sưng đau.
Thị đế (Tai hồng, Calyx Kaki)
Thu hái quả Hồng chín vào mùa thu, mùa đông, bóc lấy tai hồng hoặc thu thập tai quả Hồng sau khi ăn quả, rửa sạch, phơi khô.
Cốt khí (Radix Polygoni cuspidati)
Trừ thấp, chỉ ho, hoá đờm. Chủ trị: Xương khớp đau nhức, hoàng đản, phế nhiệt gây ho, ho nhiều đờm, mụn nhọt lở loét.
Tam thất (Radix Notoginseng)
Các loại chảy máu, nhất là chảy máu có ứ huyết như: thổ huyết, khái huyết, nục huyết, tiểu tiện ra huyết, sưng đau do chấn thương, ngực bụng đau nhói.
Ba kích (Rễ Dây ruột gà, Radix Morindae officinalis)
Chủ trị Liệt dương, di tinh, tử cung lạnh, phụ nữ khó mang thai, kinh nguyệt không đều, bụng dưới đau lạnh; phong thấp tê đau, gân xương mềm yếu.
Toàn yết (Scorpio)
Trừ kinh phong, giải độc, tán kết. Chủ trị: Trẻ em kinh phong, co giật, uốn ván, đau nhức cơ khớp, đau đầu hay đau nửa đầu, liệt mặt, tràng nhạc.
Mẫu đơn bì (Cortex Paeoniae suffruticosae)
Thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết hoá ứ. Chủ trị: Phát ban, khái huyết, nục huyết, sốt hư lao, cốt chưng, vô kinh, bế kinh, nhọt độc sưng đau, sang chấn
Ý dĩ (Semen Coicis)
Ý dĩ được thu hoạch vào mùa thu khi quả đã chín già, cắt lấy quả, phơi khô, đập lấy hạt phơi khô, loại bỏ quả non, lép.Rồi xay xát thu lấy nhân trắng, phơi hoặc sấy khô.
Ô dược (Radix Linderae)
Bụng trướng đau, đầy bụng, khí nghịch phát suyễn, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, di niệu, sán khí, hành kinh đau bụng.
Mẫu lệ (Vỏ hầu, vỏ hà, Concha Ostreae)
Trọng trấn an thần, tư âm tiềm dương, làm mềm chất rắn, tán kết khối, thu liễm cố sáp. Chủ trị: Đánh trống ngực, mất ngủ, chóng mặt, ù tai, tràng nhạc, đờm hạch.
Rẻ quạt (Xạ can, Rhizoma Belamcandae)
Thanh nhiệt giải độc, hoá đàm bình suyễn. Chủ trị: Họng sưng đau, ho đờm, suyễn tức.
Tinh dầu tràm (Oleum Cajuputi)
Đặt ống nghiệm vào 1 hỗn hợp sinh hàn và khuấy kỹ trong vài phút, sẽ thấy 1 hợp chất cộng được tạo thành có thể chất như kem.
Long nhãn (Arillus Longan)
Bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị: Khí huyết bất túc, hồi hộp, tim đập mạnh, hay quên, mất ngủ, huyết hư.
Cỏ ngọt (Folium Steviae rebaudianae)
Khi cây sắp ra hoa, cắt cành ở khoảng cách trên mặt đất 10 - 20 cm, hái lấy lá, loại bỏ lá già úa, đem phơi nắng nhẹ hoặc sấy ở 30 - 40 oC đến khô.
Bạch giới tử (hạt cải trắng, Semen Sinapis albae)
Lý khí trừ đờm, thông kinh lạc chỉ thống. Chủ trị: Ho suyễn, đau tức ngực do hàn đờm. Khớp xương tê đau do đàm thấp lưu trú, âm thư, thũng độc.
Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae)
Hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, thanh tâm lương huyết. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích hòn cục, đau thắt ngực; mất ngủ, tâm phiền.
Nhũ hương (Gôm nhựa, Gummi resina Olibanum)
Khí huyết ngưng trệ gây kinh bế, hành kinh đau bụng, huyết ứ sau sinh đau bụng, ung nhọt, ẩn chẩn (mày đay) do phong hàn.
Nghệ (Rhizoma Curcumae longae)
Hành khí, phá huyết, chỉ thống, sinh cơ. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở. Phụ nữ đau bụng sau đẻ do máu xấu không sạch
Huyết giác (Lignum Dracaenae cambodianae)
Chủ trị: Dùng uống: Chấn thương máu tụ sưng đau, sau đẻ huyết hôi ứ trệ, bế kinh. Dùng ngoài: Vết thương chảy máu, vết thương mụn nhọt lâu lành không liền khẩu.
Đại táo (Fructus Ziziphi jujubae)
Bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị: Tỳ hư kém ăn, kém sức, phân lỏng, hysteria.
Cá ngựa (Hippocampus)
Ôn thận tráng dương, tán kết tiêu sưng. Chủ trị: Liệt dương, di niệu, thận hư, trưng hà, u cục ở trong bụng.
Đậu đen (Semen Vignae cylindricae)
Trừ phong, thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi tiểu tiện, tư âm, dùng bổ thận, sáng mắt, trừ phù thũng do nhiệt độc, giải độc.
Bán hạ bắc (Rhizoma Pinelliae)
Giáng nghịch cầm nôn, tiêu đờm hoá thấp, tán kết tiêu bĩ. Chủ trị: Ho có đờm, nôn mửa, chóng mặt đau đầu do đờm thấp, đờm hạch, đờm kết với khí gây mai hạch khí.
Hoạt thạch (Talcum)
Lợi tiểu thẩm thấp, thanh nhiệt giải thử. Chủ trị: Lâm lậu, Thạch lâm kèm tiểu khó và đau nóng, bứt rứt háo khát do thử thấp, tiết tả do thấp nhiệt.