- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Ô dược (Radix Linderae)
Ô dược (Radix Linderae)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Rễ phơi hay sấy khô của cây Ô dược (Lindera aggregata (Sims) Kosterm.), họ Long não (Lauraceae).
Mô tả
Hình thoi, hơi cong, có chỗ phình to ở giữa, hai đầu hơi lõm vào thành hình chuỗi hạt, dài 6 – 15 cm, đường kính chỗ phình to 1 - 3 cm, mặt ngoài màu vàng nâu, có vết nhăn dọc, nhỏ và còn lại một ít vết tích của rễ con. Chất cứng. Thái lát 2 - 3 mm, mặt cắt ngang có màu trắng vàng hay vàng nâu nhạt, có tia gỗ toả ra, có thể nhìn thấy các vòng gỗ hàng năm, màu gỗ phần trung tâm thẫm hơn. Mùi thơm, vị hơi đắng, cay, với cảm giác mát lạnh.
Bột
Màu trắng vàng, có nhiều hạt tinh bột, hạt đơn hình cầu, hình thuôn hoặc hình trứng, đường kính 4 – 39 m, rốn hình chữ V, chữ Y hoặc dạng kẽ nứt; hạt tinh bột kép do 2 – 4 hạt đơn ghép thành. Sợi gỗ màu vàng nhạt, phần lớn xếp thành bó, đường kính 20 – 30 m, vách dày khoảng 5 m với những lỗ đơn. Sợi libe hầu như không có mầu, hình thoi dài, phần nhiều rải rác và đơn lẻ, đường kính 15 – 17 m, vách rất dày, với các thành ống có lỗ không rõ rệt. Những mạch có lỗ ở bờ cạnh, đường kính khoảng 68 m xếp thành hàng dày sít nhau. Vách tế bào của sợi gỗ hơi dày lên và có lỗ dày đặc. Tế bào dầu hình thuôn, chứa chất tiết màu nâu.
Định tính
Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel H
Dung môi khai triển: n-Hexan - ethylacetat - aceton (9 : 1 : 0,5)
Dung dịch thử: Lấy 0,5 g bột dược liệu thô, ngâm trong 30 ml ether dầu hoả (để ở nhiệt độ 30 – 60 oC), siêu âm 10 phút (duy trì ở nhiệt độ 30 oC trong bình cách thuỷ). Lọc. Bay hơi dung môi đến thu được cắn. Cắn được hoà tan trong 1 ml ethylacetat (TT) làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Hoà tan linderalactone chuẩn trong ethyl acetat (mỗi ml chứa 0,75 mg) làm dung dịch đối chiếu.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 4 l dung dịch thử và 3 l dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển xong, để khô ở nhiệt độ phòng, hiện màu bằng dung dịch vanilin 1% trong acid sulfuric. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và cùng Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Định lượng
Tiến hành bằng phương pháp sắc ký lỏng.
Pha động: Acetonitril – nước (56 : 44), điều chỉnh tỷ lệ nếu cần thiết.
Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 1,0 g bột dược liệu thô, cho vào bình Soxhlet, chiết với 50 ml ether (TT) trong 4 giờ. Bay hơi dung môi đến khô. Cắn thu được đem hoà tan trong một lượng nhỏ methanol (TT), rồi chuyển vào bình định mức 50 ml, pha loãng với methanol (TT) tới vạch, lắc kỹ, lọc. Lấy dịch lọc làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Cân chính xác khoảng 10 mg linderalactone chuẩn cho vào bình định mức 100 ml, hoà tan trong methanol(TT) và pha loãng với cùng dung môi tới vạch, lắc kỹ. Lấy chính xác khoảng 10 ml dung dịch trên cho vào bình định mức 25 ml, pha loãng với methanol (TT) tới vạch, lắc kỹ (mỗi ml chứa 40 g linderalactone).
Điều kiện sắc ký:
Cột thép không gỉ (25 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnh octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 mm).
Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 235 nm.
Tốc độ dòng: 1,0 – 2,0 ml/phút.
Thể tích tiêm: 10 ml.
Cách tiến hành:
Tiêm dung dịch chuẩn, tính toán số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trên pic chuẩn linderalacton phải không được dưới 2000.
Tiêm lần lượt dung dịch đối chiếu và dung dịch thử. Căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng linderan (C15H16O4) chuẩn, tính hàm lượng linderan (C15H16O4) trong dược liệu.
Dược liệu phải chứa không dưới 0,03% linderan (C15H16O4) tính theo dược liệu khô kiệt.
Độ ẩm
Không quá 12%.
Tạp chất
Rễ già sơ cứng không quá 3%.
Chế biến
Thu hoạch rễ Ô dược quanh năm tốt nhất vào mùa thu đông hay đầu xuân. Loại bỏ tạp chất, bỏ rễ con, rửa sạch, thái lát, phơi hoặc sấy khô.
Bào chế
Dược liệu chưa thái lát thì loại bỏ tạp chất, bỏ rễ con, phân loại lớn nhỏ, ủ mềm, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô
Ô dược phiến: Rễ rửa sạch, ngâm nước, ủ mềm, thái phiến dài 3 – 5 cm, phơi khô
Ô dược sao vàng: Ô dược phiến được sao cho đến khi có màu vàng
Ô dược sao cám: Rang cám đến khi có mùi thơm thì cho Ô dược đã thái phiến vào sao cho đến khi phiến ô dược có màu vàng nhạt. Hoặc có thể tẩm mật ong vào Ô dược phiến rồi đem sao với cám đến khi có màu vàng, mùi thơm, rây bỏ cám.
Ô dược chích rượu (ô dược 10 kg, rượu 2 kg): Tẩm rượu vào Ô dược đã được thái phiến, để yên 30 phút cho hút hết rượu rồi sao với cám đến khi bề mặt phiến thuốc có màu vàng, rây bỏ cám.
Ô dược chích muối (ô dược 10 kg, muối ăn 160 g): Ô dược đã thái phiến, tẩm dung dịch nước muối 5%, để 30 phút cho hút hết nước muối rồi sao với cám đến khi bề mặt phiến thuốc có màu vàng nhạt, rây bỏ cám.
Bảo quản
Để nơi khô, mát, tránh mọt.
Tính vị, quy kinh
Tân, ôn. Vào các kinh phế, tỳ, thận, bàng quang.
Công năng, chủ trị
Hành khí, chỉ thống, Kiện vị tiêu thực, ôn thận, tán hàn. Chủ trị: Bụng trướng đau, đầy bụng, khí nghịch phát suyễn, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, di niệu, sán khí, hành kinh đau bụng.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 3 – 9 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
Kiêng kỵ
Khí hư, nội nhiệt không nên dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Nha đàm tử (Xoan rừng, Fructus Bruceae)
Thanh nhiệt, giải độc, triệt ngược, chỉ lỵ, hủ thực. Chủ trị: Lỵ amib, sốt rét, dùng ngoài chữa hạt cơm, chai chân.
Ý dĩ (Semen Coicis)
Ý dĩ được thu hoạch vào mùa thu khi quả đã chín già, cắt lấy quả, phơi khô, đập lấy hạt phơi khô, loại bỏ quả non, lép.Rồi xay xát thu lấy nhân trắng, phơi hoặc sấy khô.
Rong mơ (Sargassum)
Tiêu đàm nhuyễn kiên, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Bướu cổ và tràng nhạc, sán khí, phù thũng.
Ích mẫu (Herba Leonuri japonici)
Hoạt huyết khứ ứ, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Kinh đau, kinh bế, huyết hôi ra không hết, phù thũng đái không lợi.
Tỳ bà (Lá, Nhót tây, Nhót Nhật bản, Folium Eriobotryae)
Sấy bản mỏng ở 110 oC cho đến khi xuất hiện vết. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Phụ tử (Radix Aconiti lateralis)
Hồi dương cứu nghịch, bổ hoả trợ dương, tán hàn, chỉ thống. Chủ trị: Chứng vong dương, thoát dương; chân tay lạnh, đau nhức xương khớp, lưng gối đau lạnh, chân tay phù nề.
Đại hoàng (Rhizoma Rhei)
Thanh trường thông tiện, tả hoả giải độc, trục ứ thông kinh. Chủ trị: Táo bón do thực nhiệt, đau bụng, hoàng đản, bế kinh, chấn thương tụ máu, chảy máu cam, nhọt độc sưng đau.
Miết giáp (Mai ba ba, Carapax Trionycis)
Dùng điều trị âm hư phát sốt, lao nhiệt nóng trong xương, hư phong nội động, phụ nữ kinh bế, trưng hà, sốt rét lâu ngày có báng, gan lách to
Mật ong (Mel)
Bổ trung, nhuận táo, chỉ thống, giải độc. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, đau thượng vị, ho, táo bón, giải độc Ô đầu, điều hoà các vị thuốc
Phục linh (Bạch linh, Poria)
Lợi thuỷ, thẩm thấp, kiện tỳ hoà trung, ninh tâm an thần. Chủ trị: Thuỷ thũng kèm tiểu sẻn, đánh trống ngực, mất ngủ, kém ăn, phân lỏng, tiết tả.
Lá dâu (Folium Mori albae)
Sơ tán phong nhiệt, thanh phế, nhuận táo, thanh can, minh mục. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, phế nhiệt ho ráo, chóng mặt, nhức đầu hoa mắt, mắt sây sẩm, đau mắt đỏ.
Đậu ván trắng (Semen Lablab)
Kiện tỳ hoà trung, giải thử hoá thấp, giải độc rượu.Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, bạch đới, nôn mửa, tiết tả, say rượu.
Mơ muối (Fructus armeniacae praeparatus)
Nhuận phế, sinh tân dịch, sáp trường, sát trùng. Chủ trị: Ho lâu ngày phế hư, hư hoả tiêu khát, ỉa chảy, lỵ mạn đau bụng, hồi quyết (đau bụng giun đũa)
Khiêm thực (Semen Euryales)
Ích thận, cố tinh, kiện tỳ, trừ thấp nhiệt, chỉ tả, ngừng đới hạ. Chủ trị: Mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, bạch trọc, đới hạ, tỳ hư, tiêu chảy lâu ngày, di niệu.
Tam thất (Radix Notoginseng)
Các loại chảy máu, nhất là chảy máu có ứ huyết như: thổ huyết, khái huyết, nục huyết, tiểu tiện ra huyết, sưng đau do chấn thương, ngực bụng đau nhói.
Cánh kiến trắng (Benzoinum)
Chủ trị Khí uất bạo quyết, trúng ác hôn mê, tâm phúc thống, trúng phong đờm quyết, trẻ em kinh phong, sản hậu huyết vậng.
Địa hoàng (Sinh địa, Radix Rhemanniae glutinosae)
Sinh địa hoàng: Thanh nhiệt, lương huyết. Chủ trị: Ôn bệnh vào dinh huyết, hầu họng dưng đau, huyết nhiệt làm khô tân dịch gây chảy máu (máu cam, nôn máu, ban chẩn...).
Bá tử nhân (Semen Platycladi orientalis)
Lấy 3 g dầu vào một bình nón 250 ml, thêm 30 ml hỗn hợp cloroform, acid acetic băng, lắc cho tan hoàn toàn. Thêm chính xác 1 ml dung dịch kali iodid bão hoà.
Dạ cẩm (Herba Hedyotidis capitellatae)
Thanh nhiệt giải độc, chỉ thống tiêu viêm, lợi tiểu. Chủ trị: Các bệnh viêm loét dạ dày, lở miệng lưỡi, viêm họng, lở loét ngoài da.
Tế tân (Herba Asari)
Cảm mạo phong hàn, nhức đầu, đau răng, ngạt mũi, chảy nước mũi, phong thấp đau tê, đàm ẩm, ho suyễn.
Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae)
Tinh thể calci oxalat hình kim, xếp thành bó, dài 90 – 210 µm. các tế bào mô mềm hình bầu dục hoặc hình chữ nhật, thành hơi dày, có lỗ rõ rệt.
Sơn thù (Fructus Corni officinalis)
Bổ can thận, cố tinh sáp niệu. Chủ trị: di mộng tinh, tiểu tiện nhiều, đái dầm, đau lưng gối, ù tai, mồ hôi nhiều, phụ nữ bị khí hư, rong kinh, rong huyết.
Mộc hương (Radix Saussureae lappae)
Hành khí chỉ thống, kiện tỳ hoà vị. Chủ trị: Khí trệ, ngực bụng đầy trướng, đau bụng, nôn mửa, lỵ, ỉa chảy
Cành dâu (Ramulus Mori albae)
Thu hoạch vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, chọn các cành dâu non có kích thước quy định, bỏ hết lá, phơi hoặc sấy khô hoặc thái vát lúc còn tươi, phơi hoặc sấy khô.
Bán hạ bắc (Rhizoma Pinelliae)
Giáng nghịch cầm nôn, tiêu đờm hoá thấp, tán kết tiêu bĩ. Chủ trị: Ho có đờm, nôn mửa, chóng mặt đau đầu do đờm thấp, đờm hạch, đờm kết với khí gây mai hạch khí.