- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Nhục đậu khấu (Semen Myristicae)
Nhục đậu khấu (Semen Myristicae)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hạt đã phơi khô của cây Nhục đậu khấu (Myristica fragrans Houtt.), họ Nhục đậu khấu (Myristicaceae).
Mô tả
Hạt hình trứng hoặc hình bầu dục, dài 2 –3 cm, dường kính 1,5 – 2,5 cm. Mặt ngoài màu nâu tro hoặc vàng xám, có khi phủ phấn trắng, có rãnh dọc, mờ nhạt và nếp nhăn hình mạng lưới không đều. Có rốn ở đầu tù (rốn ở vị trí rễ mầm) cho thấy một điểm lồi tròn, màu nhạt. Hợp điểm lõm và tối, noãn nhăn dọc nối hai đầu hạt. Ngoài cùng là lớp vỏ hạt rồi đến lớp ngoại nhũ sát lớp vỏ hạt. Cây mầm nằm trong một khoang rộng. Chất cứng, mặt gãy hiện ra vân hoa đá, lẫn với màu vàng nâu, đầu tù, có thể thấy phôi nhăn, khô, nhiều dầu, mùi thơm nồng, vị cay.
Vi phẫu
Ngoài cùng là lớp vỏ hạt, tế bào có thành hơi dày. Lớp ngoại nhũ sát lớp vỏ hạt, tế bào nhỏ và kéo dài theo hướng tiếp tuyến, tế bào chứa chất màu nâu, rải rác có những bó mạch, những tinh thể calci oxalat hình nhiều cạnh trong phần vỏ. Phần ngoại nhũ ăn sâu vào nội nhũ có màu nâu đỏ, tế bào to nhỏ không đều, tế bào nội nhũ chứa hạt tinh bột, giọt dầu và giọt aleuron.
Bột
Màu nâu đỏ đến nâu xám, mùi thơm hắc, vị cay đắng. Có nhiều mảnh nội nhũ có chứa hạt tinh bột, giọt dầu và hạt aleuron. Mảnh vỏ hạt đôi khi có chứa tinh thể calci oxalat hình nhiều cạnh, Rải rác có tinh thể calci oxalat tách rời, Giọt dầu. Mảnh tế bào ngoại nhũ chứa chất màu nâu. Mảnh mạch ít gặp. Tinh bột đa số là hạt đơn, đường kính 25 – 30 mm, điểm rốn rõ.
Định tính
A. Cắt vi phẫu rồi nhuộm vi phẫu bằng dung dịch iod (TT), nhỏ glycerin (TT) lên vi phẩu, quan sát ngay dưới kính hiển vi, thấy hạt aleuron tương đối lớn giữa các tinh bột màu xanh lam. Nếu thay glycerin bằng cloral hydrat (TT), quan sát thấy dầu béo hiện ra dưới dạng khối phiến , dạng lát vẩy, hơ nóng lập tức biến thành giọt dầu.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển: Cyclohexan - ethylacetat (8 : 2).
Dung dịch thử: Hòa tan tinh dầu của dược liệu trong cloroform (TT) để dung dịch chứa 0,2 ml tinh dầu trong 1 ml.
Dung dịch đối chiếu: Hòa tinh dầu của cây Nhục đậu khấu (mẫu chuẩn) trong cloroform (TT) để được dung dịch chứa 0,2 ml tinh dầu trong 1 ml.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 ml mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch vanilin 1% trong acid sulfuric (TT), sấy ở 105 oC cho đến khi các vết hiện rõ. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 12%.
Tỷ lệ vụn nát
Qua rây có kích thước mắt rây 3,150 mm: Không quá 5%.
Định lượng
Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Dùng 20 g bột dược liệu. Dược liệu phải chứa ít nhất 6,0% tinh dầu tính theo dược liệu khô kiệt.
Chế biến
Thu hái vào mùa hè và mùa thu, hái quả nở, bóc bỏ vỏ, tách riêng phần thịt quả và hạt. Hạt phơi va sấy khô, đập lấy nhân hạt.
Bào chế
Nhục đậu khấu sống: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
Nhục đậu khấu lùi (ổi Nhục đậu khấu): Lấy bột mỳ hoà vào lượng nước thích hợp, cho Nhục đậu khấu khuấy đều để tạo lớp áo hoặc tẩm ẩm Nhục đậu khấu cho vào nồi bao, vừa quay nồi bao vừa cho bột mỳ và phun nước vừa, hơ nóng nhẹ để tạo 3 - 4 lớp bao bột mỳ. Cho Nhục đậu khấu đã chuẩn bị ở trên vào chảo cát hoặc Hoạt thạch nóng, sao cho đến khi lớp Bột mỳ có màu xém, sàng bỏ cát hoặc Hoạt thạch, bỏ vỏ Bột mỳ và để nguội. Dùng 50 kg Hoạt thạch cho 100 kg Nhục đậu khấu.
Bảo quản
Nơi khô, mát, tránh mốc mọt.
Tính vị, qui kinh:
Tân, ôn. Quy vào kinh tỳ, vị, đại tràng.
Công năng, chủ trị
Ôn trung, hành khí, sáp trường, chỉ tả. Chủ trị: Cửu lỵ (ỉa chảy lâu ngày) do tỳ vị hư hàn, đau trướng bụng và đau thượng vị, biếng ăn, nôn mửa.
Cách dùng, liều lượng
Ngày 3 – 6 g, thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ
Nhiệt tả, nhiệt lỵ không dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Xuyên bối mẫu (Bulbus Fritillariae)
Thanh nhiệt, nhuận phế, hoá đờm, tán kết. Chủ trị: Ho ráo do phế nhiệt, ho khan, ho đờm có máu, ho lao (không có vi khuẩn); loa lịch (tràng nhạc), áp xe vú, bướu cổ.
Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae)
Giải biểu trừ phong hàn, trừ phong thấp, trừ co thắt. Chủ trị: Đau đầu do hàn, mày đay, phong thấp tê đau, uốn ván.
Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae)
Hoạt huyết thông kinh, mạnh gân cốt, bổ can thận. Chủ trị: Dùng trị đau lưng gối, mỏi gân xuơng; bế kinh, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp.
Đại táo (Fructus Ziziphi jujubae)
Bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị: Tỳ hư kém ăn, kém sức, phân lỏng, hysteria.
Hoàng bá (Cortex Phellodendri)
Thanh nhiệt táo thấp, tư âm giáng hoả, giải độc. Chủ trị: Âm hư phát sốt, xương đau âm ỉ, ra mồ hôi trộm; viêm tiết niệu; tả lỵ thấp nhiệt; hoàng đản; mụn nhọt lở ngứa.
Tầm gửi (Herba Loranthi)
Khu phong trừ thấp, bổ can thận, mạnh gân xương, an thai, lợi sữa. Chủ trị: Đau lưng, tê đau gân cốt, viêm thận mạn tính, động thai, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa.
Rễ gai (Trữ ma căn, Radix Boehmeriae niveae)
Thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết, an thai, lợi tiểu. Chủ trị: Huyết lâm, thổ huyết, hạ huyết, xích bạch đới, mụn nhọt, động thai ra máu, sưng đau do côn trùng cắn, sang chấn.
Ngưu bàng (Fructus Arctii)
Cảm mạo phong nhiệt, ho đờm nhiều, sởi, hầu họng sưng đau, quai bị, ngứa, mụn nhọt, đơn độc, nhọt độc sưng lở.
Thiên trúc hoàng (Concretio Silicae Bambusae)
Trừ đàm nhiệt, thanh tâm, trấn kinh. Chủ trị: Tinh thần hôn ám, trúng phong đàm mê tâm khiếu. Trẻ em kinh giật và dạ đề do đàm nhiệt.
Hoàng cầm (Radix Scutellariae)
Thanh nhiệt, táo thấp, tả hoả giải độc, an thai. Chủ trị: Thấp ôn, thử ôn, ngực tức, buồn nôn, nôn, thấp nhiệt, đầy bĩ, kiết lỵ, tiêu chảy, hoàng đản, phế nhiệt ho, sốt cao
Tần giao (Radix Gentianae)
Phong thấp đau khớp, gân mạch co rút, khớp đau bứt rứt, chân tay co quắp, sốt vào buổi chiều. Trẻ em cam tích phát sốt.
Lá dâu (Folium Mori albae)
Sơ tán phong nhiệt, thanh phế, nhuận táo, thanh can, minh mục. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, phế nhiệt ho ráo, chóng mặt, nhức đầu hoa mắt, mắt sây sẩm, đau mắt đỏ.
Sa sâm (Radix Glehniae)
Phế có táo nhiệt: ho khan, ho kéo dài, đờm đặc ít, sốt, họng khô, khát do âm hư tân dịch giảm sút, miệng, môi khô, lở loét, chảy máu chân răng do vị nhiệt.
Long nhãn (Arillus Longan)
Bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị: Khí huyết bất túc, hồi hộp, tim đập mạnh, hay quên, mất ngủ, huyết hư.
Phục linh (Bạch linh, Poria)
Lợi thuỷ, thẩm thấp, kiện tỳ hoà trung, ninh tâm an thần. Chủ trị: Thuỷ thũng kèm tiểu sẻn, đánh trống ngực, mất ngủ, kém ăn, phân lỏng, tiết tả.
Đẳng sâm (Radix Codonopsis pilosulae)
Bổ trung ích khí, kiện tỳ ích phế. Chủ trị: tỳ phế hư nhược, thở dồn, tim đập mạnh, ăn yếu, phân lỏng, ho suyễn, hư tính, nội nhiệt, tiêu khát (đái tháo đường).
Nhục thung dung (Herba Cistanches)
Liệt dương, di tinh, khó thụ thai, thắt lưng đầu gối đau mỏi, gân xương vô lực, táo bón ở người già, huyết hư tân dịch không đủ.
Chè dây (Folium Ampelopsis)
Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu vào túi giấy lọc, thêm 50 ml cloroform (TT), ngâm trong 12 giờ, bỏ dịch chiết cloroform
Hoa đại (Flos Plumeriae rubrae)
Nhuận tràng, hoá đờm chỉ ho, hạ huyết áp. Chủ trị: Táo bón, đi lỵ có mũi máu, Sốt, ho, phổi yếu có đờm, huyết áp cao, phù thũng, bí tiểu tiện.
Tắc kè (Gekko)
Bổ phế thận, định suyễn, trợ dương, ích tinh. Chủ trị: Khó thở hay xuyễn do thận không nạp khí, ho và ho máu, liệt dương, di tinh.
Chiêu liêu (Cortex Terminaliaen nigrovenulosae)
Triển khai sắc ký xong, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun lên bản mỏng dung dịch vanilin 2% trong acid sulfuric, pha ngay trước khi dùng
Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae)
Dưỡng huyết, bổ can thận, nhuận tràng thông tiện, làm xanh tóc. Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh, gầy, đau lưng, di tinh, tóc bạc sớm, táo bón.
Cát cánh (Radix Platycodi grandiflori)
Ôn hoá hàn đàm, trừ mủ, lợi hầu họng. Chủ trị: Ho đờm nhiều, ngực tức, họng đau, tiếng khàn, áp xe phổi, tiêu mủ, mụn nhọt.
Cỏ nhọ nồi (cỏ mực, Herba Ecliptae)
Lương huyết, chỉ huyết, bổ can thận. Chủ trị: Can, thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, chứng ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện và tiểu tiện ra máu
Phòng đẳng sâm (Radix Codonopsis javanicae)
Bổ tỳ, ích khí, sinh tân chỉ khát. Chủ trị: Tỳ vị suy kém, phế khí hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, mệt mỏi, khát nước, ốm lâu ngày cơ thể suy nhược, khí huyết hư.