- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Nhân trần (Herba Adenosmatis caerulei)
Nhân trần (Herba Adenosmatis caerulei)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thân, cành mang lá và hoa đã phơi hay sấy khô của cây Nhân trần (Adenosma caeruleum R.Br.), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).
Mô tả
Thân hình trụ, rỗng ruột, màu nâu đen, có lông nhỏ, mịn. Lá mọc đối, nhăn nheo, hình trái xoan, dài 3,5 - 4,5 cm, rộng 2 - 3 cm. Mặt trên lá màu nâu sẫm, mặt dưới màu nâu nhạt, hai mặt đều có lông. Mép lá khía răng cưa tù. Gân lá hình lông chim. Cuống lá dài 0,3 - 0,5 cm. Cụm hoa chùm hoặc bông ở kẽ lá. Cánh hoa thường rụng, còn sót lá bắc và đài xẻ 5 thuỳ. Quả nang, nhiều hạt nhỏ (ít gặp). Dược liệu có mùi thơm nhẹ, vị cay mát, hơi đắng, hơi ngọt.
Vi phẫu
Lá: Biểu bì trên và dưới mang lông che chở đa bào một dãy, rải rác ở biểu bì dưới có lông tiết và lỗ khí. Mô dày góc nằm sát biểu bì trên của phần gân giữa. Bó libe - gỗ hình cung nằm giữa gân lá, gồm cung libe ở phía dưới, cung gỗ ở phía trên. Mô mềm gỗ có thành hoá gỗ. Dưới bó libe - gỗ có cung mô cứng (từng đám 3 - 6 tế bào hay từng tế bào riêng lẻ). Mô giậu, gồm một lớp tế bào hình chữ nhật xếp song song và thẳng góc với tế bào biểu bì trên.
Thân: Mặt cắt thân tròn. Biểu bì gồm lớp tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn, mang lông che chở đa bào và lông tiết. Mô mềm vỏ gồm những tế bào hình đa giác, thành mỏng. Nội bì rõ, gồm một lớp tế bào hình chữ nhật nhỏ, xếp đều đặn. Libe mỏng, tế bào libe nhỏ. Trong libe rải rác có các đám sợi. Tầng phát sinh libe - gỗ. Mạch gỗ cấu tạo bởi các mạch gỗ, xếp thành dãy xuyên tâm trong nhu mô gỗ. Mô mềm ruột gồm tế bào hình đa giác gần tròn, thành mỏng..
Bột
Mảnh biểu bì lá gồm tế bào thành mỏng ngoằn ngoèo, mang lông che chở, riêng mảnh biểu bì dưới có lông tiết và lỗ khí. Lông che chở đa bào một dãy hoặc lông ngắn, hình nón có 1 - 2 tế bào. Lông tiết cũng gồm hai loại, loại đầu đơn bào hình trái xoan hay hình phễu, chân đa bào một dãy và loại đầu đa bào hình cầu (thường là 8 tế bào), chân ngắn đơn bào. Mảnh biểu bì thân gồm tế bào hình chữ nhật thành mỏng, mang lông che chở đa bào hay lông tiết. Tế bào mô cứng hình chữ nhật, thành dày, khoang rộng, quan sát rõ ống trao đổi. Tế bào sợi dài, thành hơi dày, khoang rộng, đứng riêng lẻ hay tập trung thành bó. Mảnh mạch xoắn. Mảnh đài hoa gồm các tế bào thành mỏng, ngoằn ngoèo, rải rác có mang lông tiết.
Định tính
Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel G
Dung môi khai triển: Ether dầu hoả - toluen - ethyl acetat (100: 15: 5).
Dung dịch thử: Đun sôi 5 g dược liệu đã được cắt nhỏ với 50 ml nước, cất kéo hơi nước trong bộ cất tinh dầu khoảng 2 giờ, hứng lấy 10 ml dịch chiết. Để nguội, lắc với 2 ml toluen, gạn lấy phần dịch chiết toluen làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: 2 ml cineol hoà tan trong 1 ml cloroform.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 ml mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí, phun dung dịch vanilin trong ethanol 96% (TT) (chỉ pha trước khi dùng), sấy bản mỏng ở 105 oC trong 5 phút. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có 4 vết chính có màu từ xanh đến xanh tím, trong đó có một vết có cùng màu và giá trị Rf với vết của cineol trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 13%.
Tạp chất
Không quá 1%.
Tỷ lệ vụn nát
Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 5%.
Tro toàn phần
Không quá 10,0%.
Định lượng
Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu. Dùng 40 g dược liệu đã cắt nhỏ. Cất kéo hơi nước với 200 ml nước trong 3 giờ. Hàm lượng tinh dầu không ít hơn 0,35%.
Chế biến
Thu hái khi cây đang ra hoa, phơi trong bóng râm hay sấy ở 40 – 50 oC đến khô. Tránh sấy quá nóng làm bay mất tinh dầu.
Bảo quản
Để nơi khô, thoáng mát.
Tính vị, qui kinh
Khổ, tân, vi hàn. Vào các kinh can đởm.
Công năng, chủ trị
Thanh nhiệt lợi thấp thoái hoàng. Chủ trị: Chủ trị: Viêm gan vàng da, viêm túi mật.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 10 - 15 g, dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài: Lượng thích hợp, sắc lấy nước rửa hoặc giã nhỏ đắp nơi đau.
Bài viết cùng chuyên mục
Muồng trâu (Folium Senna alatae)
Nhuận tràng, lợi gan mật, tiêu độc, tiêu viêm, sát trùng, chỉ ngứa. Chủ trị: Táo bón (dùng sống), viêm gan, da vàng (dùng thuôc đã sao khô)
Hy thiêm (Herba Siegesbeckiae)
Trừ phong thấp, thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Đau lưng gối xương khớp, chân tay tê buốt, mụn nhọt.
Sâm cau (Tiên mao, Rhizoma Curculiginis)
Bổ thận tráng dương, cường cân cốt, khử hàn trừ thấp. Chủ trị: Liệt dương, di tinh đau nức cơ khớp do hàn, chân tay yếu mềm, ỉa chảy sợ lạnh.
Chỉ thực (Fructus Aurantii immaturus)
Phá khí tiêu tích, hoá đờm tiêu bĩ. Chủ trị: Thực tích, thực nhiệt tích ở đại tràng gây táo bón, đờm trọc ứ trệ ở ngực gây đau trong ngực, ăn không tiêu bụng đầy trướng.
Xà sàng (Quả, Fructus Cnidii)
Định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Lấy khoảng 30 g dược liệu khô, thêm khoảng 200 ml nước; chưng cất trong 3 giờ với tốc độ 2,5 đến 3,5 ml/phút.
Bán hạ bắc (Rhizoma Pinelliae)
Giáng nghịch cầm nôn, tiêu đờm hoá thấp, tán kết tiêu bĩ. Chủ trị: Ho có đờm, nôn mửa, chóng mặt đau đầu do đờm thấp, đờm hạch, đờm kết với khí gây mai hạch khí.
Tiếu hồi (Fructus Foeniculi)
Tán hàn, chỉ thống, hành khí, hoà vị. Chủ trị: Hàn sán, bụng dưới đau, hành kinh đau, thượng vị đau trướng, kém ăn, nôn mửa tiêu chảy.
Lá lốt (Herba Piperis lolot)
Phong hàn thấp, chân tay lạnh, tê bại. Rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đầy hơi, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi.
Kim tiền thảo (Herba Desmodii styracifolii)
Sấy bản mỏng ở 105 oC khoảng 10 phút. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết màu vàng
Hoàng bá (Cortex Phellodendri)
Thanh nhiệt táo thấp, tư âm giáng hoả, giải độc. Chủ trị: Âm hư phát sốt, xương đau âm ỉ, ra mồ hôi trộm; viêm tiết niệu; tả lỵ thấp nhiệt; hoàng đản; mụn nhọt lở ngứa.
Tam thất (Radix Notoginseng)
Các loại chảy máu, nhất là chảy máu có ứ huyết như: thổ huyết, khái huyết, nục huyết, tiểu tiện ra huyết, sưng đau do chấn thương, ngực bụng đau nhói.
Củ mài (Hoài sơn, Tuber Dioscoreae persimilis)
Bổ tỳ, dưỡng vị, chỉ tả, sinh tân, ích phế, bổ thận, sáp tinh. Chủ trị: Kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, phế hư, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát
Dành dành (Chi tử, Fructus Gardeniae)
Chủ trị Sốt cao, tâm phiền, hoàng đản tiểu đỏ, đi tiểu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, dùng ngoài trị sưng đau do sang chấn.
Lá lức (Hải sài, Folium Plucheae pteropodae)
Gân lá hai mặt lồi. Phần gân chính gồm có biểu bì trên và biểu bì dưới, kế tiếp là lớp mô dày gốc. Libe-gỗ xếp thành 4 bó hình vòng cung. Mỗi bó có 1 vòng mô cứng bao bên ngoài
Ngô công (Scolopendra)
Trừ kinh phong, giải rắn độc cắn. Chủ trị: Trẻ con kinh phong, uốn ván, phong thấp, rắn độc cắn.
Thổ phục linh (Khúc khắc, Rhizoma Smilacis glabrae)
Trừ thấp, giải độc, lợi niệu, thông lợi các khớp. Chủ trị: Tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, tiểu đục, xích bạch đới, đau nhức xương khớp, trúng độc thuỷ ngân.
Đỗ trọng (Cortex Eucommiae)
Diêm đỗ trọng. Đỗ trọng thái miếng còn tơ, tẩm nước muối trong 2 giờ, sao vàng, đứt tơ là được; hoặc sao đến khi mặt ngoài màu đen sém khi bẻ gẫy
Viễn chí (Rễ, Radix Polygalae)
Bột màu nâu nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần màu vàng nâu nhạt. Nhiều mảnh mô mềm tế bào dài hoặc hơi tròn chứa nhiều giọt dầu. Có những giọt dầu đứng riêng lẻ.
Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata)
Tư âm, bổ huyết, ích tinh, tuỷ. Chủ trị: Can, thận âm hư, thắt lưng đầu gối mỏi yếu, cốt chưng, triều nhiệt, mồ hôi trộm, di tinh, âm hư ho suyễn, háo khát
Dây đau xương (Caulis Tinosporae tomentosae)
Khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc. Chủ trị: Phong thấp tê bại, đau nhức cơ khớp. Dùng ngoài chữa đụng dập, sang chấn, rắn cắn.
Ma hoàng (Herba Ephedrae)
Ma hoàng chích mật: Nhuận phế giảm ho; thường dùng trong trường hợp biểu chứng đã giải song vẫn còn ho suyễn
Sài hồ (Radix Bupleuri)
Hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đau trướng, miệng đắng, không muốn ăn, buồn nôn (như sốt rét); đau đầu, chóng mặt, dễ cáu gắt, rối loạn kinh nguyệt, sa dạ con, sa trực tràng.
Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae)
Thấu chẩn, tán phong, giải độc, thăng dương khí. Chủ trị: Phong nhiệt ở dương minh có nhức đầu, đau răng, họng sưng đau; sởi không mọc, dương độc phát ban; sa trực tràng, sa dạ con.
Vông nem (Lá, Folium Erythrinae)
Lấy 2 g bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 50 ml, thấm ẩm bằng amoniac đậm đặc, rồi cho vào bình 15 - 20 ml cloroform, lắc nhẹ, đặt trên cách thuỷ sôi trong 2 - 3 phút.
Thạch hộc (Herba Dendrobii)
Tư âm thanh nhiệt, ích vị sinh tân. Chủ trị: âm hư nội nhiệt, tân dịch hao tổn: nóng sốt nhẹ, bứt rứt, háo khát