- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae)
Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae)
Liễm phế chỉ ho, sinh tân chỉ hàn, bổ thận cố tinh, chỉ tả, an thần. Chủ trị: Ho lâu ngày và hư suyễn, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đái dầm, niệu tần, tiêu chảy kéo dài.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quả chín phơi hoặc sấy khô của cây Ngũ vị bắc (Schisandra chinensis (Turcz.) Baill.) hoặc Ngũ vị Hoa nam (Schisandra sphenanthera Rehd. et Wils.) họ Ngũ vị (Schisandraceae).
Mô tả
Ngũ vị Bắc: Quả hình cầu không đều hoặc hình cầu dẹt, đường kính 5 - 8 mm. Mặt ngoài màu đỏ, đỏ tía hoặc đỏ thẫm, nhăn nheo, có dầu, thịt quả mềm. Có trường hợp mặt ngoài màu đỏ đen hoặc phủ lớp phấn trắng. Có 1-2 hạt hình thận, mặt ngoài màu vàng nâu, sáng bóng. Vỏ hạt mỏng, giòn. Thịt quả mùi nhẹ, vị chua. Sau khi đập vở, hạt có mùi thơm. Vị cay, hơi đắng.
Ngũ vị Hoa nam: Quả tương đối nhỏ, mặt ngoài màu đỏ nâu đến nâu, khô héo, nhăn nheo. Thịt quả thường dính chặt vào hạt.
Vi phẫu
Ngũ vị bắc: vỏ quả ngoài gồm một hàng tế bào hình vuông hoặc hình chữ nhật, thành hơi dày, bên ngoài phủ lớp cutin, rải rác có tế bào dầu.
Vỏ quả giữa có 10 hàng tế bào mô mềm hoặc hơn, thành mỏng chứa hạt tinh bột, rải rác có những bó mạch chồng chất, nhỏ. Vỏ quả trong gồm 1 hàng tế bào hình vuông nhỏ. Vỏ hạt có 1 hàng tế bào mô cứng xếp xuyên tâm kéo dài, thành dày, có các lỗ nhỏ dày đặc và các ống. Ngay bên dưới vỏ hạt có 3 hàng tế bào mô cứng hoặc hơn, hình tròn, hình tam giác, hoặc hình đa giác có lỗ tương đối lớn. Bên dưới lớp tế bào mô cứng, có mấy hàng tế bào mô mềm.
Phần sống noãn của hạt có các bó mạch; có một hàng tế bào hình chữ nhật chứa tinh dầu màu vàng nâu, dưới nữa là 3-5 hàng tế bào nhỏ. Tế bào vỏ trong của hạt nhỏ, thành hơi dày. Tế bào nội nhũ chứa giọt dầu và hạt aleuron.
Bột
Ngũ vị bắc: Màu tía thẫm, tế bào mô cứng của vỏ hạt có hình đa giác hoặc đa giác kéo dài khi nhìn trên bề mặt, đường kính 18-50 mm, thành dày với các ống lỗ nhỏ, sít nhau; các khoang chứa chất dầu màu nâu sẫm vô định hình. Tế bào mô cứng của lớp trong vỏ hạt có hình đa giác, hình tròn hoặc các dạng hình không đều, đường kính tới 83 mm, thành hơi dày với lỗ to. Tế bào vỏ hình đa giác khi nhìn trên bề mặt, thành tế bào phía ngoài lồi lên tạo thành lớp tế bào dạng chuỗi hạt, phủ lớp cutin, có vân sọc. Trong vỏ quả rải rác có tế bào dầu. Tế bào vỏ quả giữa nhăn nheo, chứa chất màu nâu vô định hình và hạt tinh bột. Đám tế bào nội nhũ chứa giọt dầu và hạt aleuron.
Định tính
A. Lấy 1 g dược liệu thô, cho vào ống nghiệm, thêm 10 ml nước, ngâm 10 phút, thỉnh thoảng lắc đều, lọc. Cô bốc hơi dịch lọc đến còn 2-3 ml, cho thêm 10 – 15 ml ethanol 96% (TT), lắc mạnh trong 5 phút, lọc. Bốc hơi hết ethanol, thêm nước đến 10 ml, thêm 1 ít bột than hoạt, lắc đều, lọc. Lấy 2 ml dịch lọc, trung hòa bằng dung dịch natri hydroxyd 5% (TT), thêm 1 giọt dung dịch đồng sulfat (TT), đun sôi, lọc, thêm 1 giọt dung dịch kali permanganat (TT), màu tím biến mất, xuất hiện kết tủa trắng.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel GF254
Dung môi khai triển: Lấy lớp trên của hỗn hợp ether dầu hỏa (30 – 60 0C) - ethyl format – acid formic (15 : 5 : 1).
Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu thêm 20 ml cloroform (TT). Đun hồi lưu cách thủy khoảng 30 phút, lọc, bốc hơi dịch lọc tới cắn. Hoà tan cắn trong 1 ml cloroform (TT) được dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Pha dung dịch deoxyschisandrin 1% trong clorofom (TT). Nếu không có chất đối chiếu, dùng 1 g Ngũ vị tử, chiết như dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 ml mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng rồi quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Chất chiết được trong dược liệu
Không được dưới 19,0% tính theo dược liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10). Dùng ethanol 96% (TT) làm dung môi.
Tro toàn phần
Không quá 5%.
Độ ẩm
Không quá 13,0%.
Tạp chất
Không quá 1 %.
Tỉ lệ vụn nát
Quả có đường kính dưới 0,5 cm: Không quá 5 %.
Chế biến
Thu hoạch vào mùa thu, hái lấy quả chín, phơi khô hoặc sau khi đồ chín, phơi khô, loại bỏ cuộng và tạp chất.
Bào chế
Ngũ vị tử sống: Loại bỏ tạp chất, giã vụn khi dùng.
Thố Ngũ vị tử (chế giấm): Lấy Ngũ vị tử trộn với một lượng đủ giấm, cho vào coóng kín, đồ đến có màu đen, lấy ra, phơi hay sấy khô, khi dùng giã dập. Cứ 100kg Ngũ vị tử bắc có màu đen, nhuận do có tinh dầu, hơi sáng bóng, thịt quả mềm, dính mặt ngoái vỏ quả trong có màu nâu đỏ, sáng bóng. Hạt màu đỏ nâu, sáng bóng.
Ngũ vị nam: Sau khi chế giấm, mặt ngoài có màu đen nâu, khi khô nhăn nheo, thịt quả thường dính chặt vào hạt và không nhớt. Hạt có màu nâu, ít sáng bóng.
Bảo quản
Để nơi khô mát, tránh mốc.
Tính vị, qui kinh
Toan, hàm, ôn. Quy vào kinh phế, thận.
Công năng, chủ trị
Liễm phế chỉ ho, sinh tân chỉ hàn, bổ thận cố tinh, chỉ tả, an thần. Chủ trị: Ho lâu ngày và hư suyễn, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đái dầm, niệu tần, tiêu chảy kéo dài, tự hãn, đạo hãn, tân dịch hao tổn, háo khát, mạch hư, nội nhiệt, tiêu khát, đánh trống ngực và mất ngủ.
Cách dùng, liều lượng
Ngày 1,5 – 6 g, phối hợp trong các bài thuốc.
Kiêng kỵ
Đang cảm sốt cao, lên sởi, sốt phát ban.
Bài viết cùng chuyên mục
Tô mộc (Gỗ, Lignum Sappan)
Hành huyết khử ứ, tiêu viêm chỉ thống. Chủ trị: Thống kinh, bế kinh, sản hậu huyết ứ, đau nhói ngực bụng, sưng đau do sang chấn, nhiệt lỵ.
Đại hoàng (Rhizoma Rhei)
Thanh trường thông tiện, tả hoả giải độc, trục ứ thông kinh. Chủ trị: Táo bón do thực nhiệt, đau bụng, hoàng đản, bế kinh, chấn thương tụ máu, chảy máu cam, nhọt độc sưng đau.
Thương lục (Radix Phytolaccae)
Thuốc xổ và trục thủy, giải độc tiêu viêm. Chủ trị: Phù toàn thân, vô niệu, táo bón, dùng ngoài chữa mụn nhọt, đau nhức.
Đẳng sâm (Radix Codonopsis pilosulae)
Bổ trung ích khí, kiện tỳ ích phế. Chủ trị: tỳ phế hư nhược, thở dồn, tim đập mạnh, ăn yếu, phân lỏng, ho suyễn, hư tính, nội nhiệt, tiêu khát (đái tháo đường).
Long nhãn (Arillus Longan)
Bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị: Khí huyết bất túc, hồi hộp, tim đập mạnh, hay quên, mất ngủ, huyết hư.
Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae)
Thấu chẩn, tán phong, giải độc, thăng dương khí. Chủ trị: Phong nhiệt ở dương minh có nhức đầu, đau răng, họng sưng đau; sởi không mọc, dương độc phát ban; sa trực tràng, sa dạ con.
Măng cụt (Pericarpium Garciniae mangostanae)
Sát trùng chỉ lỵ, thu liễm săn da. Chủ trị: Đau bụng ỉa chảy, lỵ, khí hư bạch đới.
Xuyên tiêu (Fructus Zanthoxyli)
Mảnh vỏ hạt màu nâu đen khó nhìn rõ tế bào, đôi khi thấy rõ từng đám tế bào gần như hình nhiều cạnh, màu vàng nâu.
Mộc hoa trắng (Cortex Holarrhenae)
Nếu dùng dùng dung dịch đối chiếu là dịch chiết của vỏ Mộc hoa trắng thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu
Cỏ ngọt (Folium Steviae rebaudianae)
Khi cây sắp ra hoa, cắt cành ở khoảng cách trên mặt đất 10 - 20 cm, hái lấy lá, loại bỏ lá già úa, đem phơi nắng nhẹ hoặc sấy ở 30 - 40 oC đến khô.
Táo nhân (Semen Ziziphi mauritianae)
Dưỡng can, an thần, liễm hãn, sinh tân. Chủ trị: Tim dập hồi hộp, hư phiền, mất ngủ, ngủ mê, cơ thể hư nhược do ra nhiều mồ hôi, háo khát do tân dịch thương tổn.
Mộc hương (Radix Saussureae lappae)
Hành khí chỉ thống, kiện tỳ hoà vị. Chủ trị: Khí trệ, ngực bụng đầy trướng, đau bụng, nôn mửa, lỵ, ỉa chảy
Dừa cạn (Folium Catharanthi rosei)
Hoạt huyết, tiêu thũng giải độc, an thần hạ áp. Dùng trị tăng huyết áp, tiểu đường, kinh nguyệt không đều, lỵ, bí tiểu. Cũng dùng trị bệnh bạch cầu lympho cấp.
Hoắc hương (Herba Pogostemonis)
Loại bỏ rễ còn sót lại và các tạp chất, lấy lá sạch để riêng. Rửa sạch thân, ủ mềm, cắt đoạn, phơi khô, rồi trộn đều thân với lá.
Bổ cốt chỉ (Fructus Psoraleae corylifoliae)
Bổ mệnh môn hoả, chỉ tả. Chủ trị: Liệt dương, di tinh, đái dầm, niệu tần, thắt lưng đầu gối đau có cảm giác lạnh, ngũ canh tả, dùng ngoài trị bạch biến, hói trán.
Xương bồ (Rhizoma Acori)
Thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung khứ thấp, giải độc, sát trùng. Chủ trị: Bệnh phong điên giản, đờm vít tắc, hôn mê, hay quên, mộng nhiều.
Ngũ gia bì gai (Cortex Acanthopanacis trifoliati)
Khử phong, chỉ thống, dưỡng huyết Chủ trị: Đau lưng gối xương khớp, co duỗi khó khăn, khí huyết hư, di tinh, liệt dương, tiểu tiện bí gây phù nề.
Sa nhân (Fructus Amomi)
Hành khí hoá thấp, an thai. Chủ trị: Đau bụng nôn mửa, tiêu chảy, đau nhức xương khớp, cơ nhục, động thai.
Sâm đại hành (Tỏi lào, Bulbus Eleutherinis subaphyllae)
Thiếu máu, vàng da, hoa mắt, nhức đầu, mệt mỏi, băng huyết, ho ra máu, thương tích tụ huyết, ho gà, viêm họng.
Cốc tinh thảo (Flos Eriocauli)
Sơ tán phong nhiệt, minh mục, thoái ế. Chủ trị: Phong nhiệt mắt đỏ, sợ chói mắt, đau mắt có màng, phong nhiệt đầu thống, đau răng.
Hương phụ (Củ gấu, Rhizoma Cyperi)
Hành khí chỉ thống, giải uất điều kinh, kiện vị tiêu thực. Chủ trị: Giảm đau trong các trường hợp: đau dạ dày, tiêu hoá kém, đau cơ, đau ngực sườn, đau dây thần kinh ngoại biên
Mộc qua (Fructus Chaenomelis)
Bình can dương, thư cân, hoà vị, hoá thấp. Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng gối nặng nề đau nhức, cân mạch co rút, hoắc loạn, chuột rút, cước khí
Hoàng cầm (Radix Scutellariae)
Thanh nhiệt, táo thấp, tả hoả giải độc, an thai. Chủ trị: Thấp ôn, thử ôn, ngực tức, buồn nôn, nôn, thấp nhiệt, đầy bĩ, kiết lỵ, tiêu chảy, hoàng đản, phế nhiệt ho, sốt cao
Sa sâm (Radix Glehniae)
Phế có táo nhiệt: ho khan, ho kéo dài, đờm đặc ít, sốt, họng khô, khát do âm hư tân dịch giảm sút, miệng, môi khô, lở loét, chảy máu chân răng do vị nhiệt.
Chiêu liêu (Cortex Terminaliaen nigrovenulosae)
Triển khai sắc ký xong, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun lên bản mỏng dung dịch vanilin 2% trong acid sulfuric, pha ngay trước khi dùng