- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Ngũ bội tử (Galla chinensis)
Ngũ bội tử (Galla chinensis)
Sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, liễm sang, giải độc, liễm phế. Chủ trị: Tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày, mồ hôi trộm, tiện huyết, nôn ra máu, trĩ chảy máut, ngoại thương xuất huyết.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tổ đã phơi hay sấy khô của ấu trùng sâu Ngũ bội tử (Melaphis chinensis (Bell.) Baker = Schlechtendalia chinensis Bell.) ký sinh trên cây Muối tức cây Diêm phu mộc (Rhus chinensis Muell.), họ Đào lộn hột (Anacardiaceae)
Mô tả
Túi hình trứng (Đỗ bội) hoặc hình củ ấu (Giác bội), phân nhánh nhiều hay ít, nguyên hoặc vỡ đôi, vỡ ba.
Đỗ bội: Hình tròn dài, hoặc hình thoi, dạng nang, dài 2,5– 9cm, đường kính 1,5-4 cm. Mặt ngoài màu nâu xám, hơi có lông tơ mềm. Chất cứng giòn, dễ vỡ vụn. Mặt gẫy có dạng chất sừng, sáng bóng, thành dày 0,2 - 0,3 cm; mặt trong phẳng, trơn, khoang rỗng, có xác chết của ấu trùng, màu nâu đen, và chất bột bài tiết ra, màu xám. Mùi đặc biệt, vị se
Giác bội: hình củ ấu, có phân nhánh, dạng sừng, không đều, lông tơ mềm rõ rệt, thành tương đối mỏng.
Vi phẫu
Biểu bì có nhiều lông che chở, thành dày. Tế bào mô mềm chứa hạt tinh bột nhỏ và tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Bó libe-gỗ rải rác, đôi khi có ống nhựa đi kèm.
Bột
Màu vàng nâu, vị chát. Soi kính hiển vi thấy lông che chở cấu tạo bởi 1-2 tế bào, dài 70-350 mm. Mảnh mô mềm chứa hạt tinh bột, đường kính 10mm. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai, đường kính khoảng 25 mm; ống nhựa ít gặp. Mảnh mạch xoắn.
Định tính
A. Lấy khoảng 0,5 g bột dược liệu, thêm 4 ml nước, đun nóng nhẹ, lọc. Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5% (TT), sẽ có tủa đen lơ.
Lấy 1ml dịch lọc trên, thêm 2 giọt dung dịch kali stibi tartrat (TT), sẽ có tủa trắng.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng Silica gel GF254 đã hoạt hoá ở 110 oC trong khoảng 1 giờ
Dung môi khai triển: Cloroform – ethyl acetat – acid formic (5 : 5 : 1).
Dung dịch thử: Lấy khoảng 0,5 g bột dược liệu thô, thêm 2 ml methanol (TT), siêu âm 15 phút. Lấy dịch lọc làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Hoà tan acid galic trong methanol (TT) (1 mg/ml) làm dung dịch đối chiếu hoặc dùng 0,5 g Ngũ bội tử (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mẫu thử
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 ml mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển xong, để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho vết có cùng màu sắc và cùng Rf với vết của acid galic trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng dược liệu chuẩn để chuẩn bị dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Định lượng
Tiến hành bằng phương pháp sắc ký lỏng.
Pha động: Methanol – acid phosphoric 0,1% (15 : 85), điều chỉnh tỷ lệ nếu cần thiết.
Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu thô (qua rây số 355), thêm 50 ml dung dịch acid hydrocloric 4 mol/l, đun cách thuỷ trong 3,5 giờ, để nguội, lọc. Lấy chính xác khoảng 1 ml dịch lọc cho vào bình định mức 100 ml, pha loãng với methanol 50% (TT) tới vừa đủ thể tích, lắc kỹ.
Dung dịch đối chiếu: Hòa tan acid galic trong methanol 50% (TT) (0,04 mg /ml), lắc kỹ.
Điều kiện sắc ký:
Cột thép không gỉ (25 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnh octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 mm).
Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại khả kiến ở bước sóng 273 nm.
Tốc độ dòng: 1,0 – 2,0 ml/phút.
Thể tích tiêm: 10 ml.
Cách tiến hành:
Tiêm dung dịch chuẩn, tính toán số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trên pic chuẩn acid galic phải không được dưới 3000.
Tiêm lần lượt dung dịch đối chiếu và dung dịch thử. Căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C7H6O5 của acid galic chuẩn, tính hàm lượng acid galic (C7H6O5) trong dược liệu.
Dược liệu phải chứa không được ít hơn 50% acid gallic đã bị thuỷ phân tính theo dược liệu khô kiệt
Độ ẩm
Không quá 11% (1g, 105 oC, 5 giờ)
Tro toàn phần
Không quá 2%
Tạp chất
Mảnh lá, mẩu cành: không quá 0,5%
Tỷ lệ vụn nát
Vỡ đôi, vỡ ba: không quá 50%
Mảnh dưới 2 mm: không quá 5%
Chế biến
Thu hoạch vào mùa thu, lấy về, luộc qua hoặc đồ cho đến khi mặt ngoài có màu tro, diệt chết nhộng sâu, lấy ra, phơi hoặc sấy khô. Dựa vào hình dạng bên ngoài mà chia ra Đỗ bội hay Giác bội.
Bào chế
Đập vỡ Ngũ bội tử, loại bỏ tạp chất, đem dùng.
Bảo quản
Để nơi khô, tránh dập vỡ vụn nát
Tính vị, quy kinh
Vị chua, chát, mặn. Tính bình. Vào các kinh phế, đại tràng, thận
Công năng, chủ trị
Sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, liễm sang, giải độc, liễm phế. Chủ trị: Tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày, mồ hôi trộm, tiện huyết, nôn ra máu, trĩ chảy máu, ngoại thương xuất huyết, nhọt độc, sang độc, ngoài da loét do thấp, phế hư ho lâu ngày, phế nhiệt ho có đờm.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 4 – 12 g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lượng thích hợp.
Bài viết cùng chuyên mục
Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)
Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống, điều hoà tác dụng các thuốc. Chích Cam thảo: Bổ tỳ, ích khí, phục mạch. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược
Phòng kỷ (Radix Stephaniae tetrandrae)
Lợi thuỷ tiêu thũng, khu phong chỉ thống. Chủ trị: Thuỷ thũng, thấp cước khí, tiểu tiện không thông lợi, thấp chẩn, nhọt độc, phong thấp tê đau.
Tăng ký sinh (Tầm gửi trên cây dâu, Herba Loranthi)
Bổ can thận, mạnh gân xương, thông kinh lạc, an thai. Chủ trị: đau lưng, nhức xương - khớp, đau thần kinh ngoại biên, phụ nữ động thai, ít sữa sau khi đẻ.
Đinh lăng (Rễ, Radix Polysciacis)
Tẩm rượu gừng 5% vào Đinh lăng sống, trộn đều cho thấm rượu gừng, sao qua nhỏ lửa. Tẩm thêm 5% mật ong, trộn đều cho thấm mật rồi sao vàng cho thơm
Cành dâu (Ramulus Mori albae)
Thu hoạch vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, chọn các cành dâu non có kích thước quy định, bỏ hết lá, phơi hoặc sấy khô hoặc thái vát lúc còn tươi, phơi hoặc sấy khô.
Tri mẫu (Thân rễ, Rhizoma Anemarrhenae)
Thanh nhiệt, tả hoả, trừ phiền chỉ khát, nhuận táo. Chủ trị: Nhiệt bệnh có sốt cao khát nước, phế thậnâm hư có cốt chưng, trào nhiệt; nội nhiệt tiêu khát, ruột ráo táo bón.
Tinh dầu hồi (Oleum Anisi stellati)
Nếu dùng tinh dầu Hồi mới cất để làm dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae)
Giải biểu, khu phong, thắng thấp, hoạt huyết tống mủ ra, sinh cơ chỉ đau. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, nhức đầu vùng trán, đau xương lông mày, ngạt mũi.
Thảo quyết minh (Semen Sennae torae)
Tả can minh mục, an thần, nhuận tràng. Chủ trị: Đau mắt đỏ, sợ ánh sáng, mắt mờ, chảy nước mắt (sao vàng), đại tiện bí kết (dùng sống), mất ngủ (sao đen).
Ích mẫu (Herba Leonuri japonici)
Hoạt huyết khứ ứ, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Kinh đau, kinh bế, huyết hôi ra không hết, phù thũng đái không lợi.
Nha đàm tử (Xoan rừng, Fructus Bruceae)
Thanh nhiệt, giải độc, triệt ngược, chỉ lỵ, hủ thực. Chủ trị: Lỵ amib, sốt rét, dùng ngoài chữa hạt cơm, chai chân.
Tinh dầu bạc hà (Oleum Menthae)
Được lấy từ các bộ phận trên mặt đất của cây Bạc hà (Mentha arvensis L.), họ Bạc hà (Lamiaceae) bằng phương pháp cất kéo hơi nước và đã được làm khan nước.
Cánh kiến trắng (Benzoinum)
Chủ trị Khí uất bạo quyết, trúng ác hôn mê, tâm phúc thống, trúng phong đờm quyết, trẻ em kinh phong, sản hậu huyết vậng.
Sa sâm (Radix Glehniae)
Phế có táo nhiệt: ho khan, ho kéo dài, đờm đặc ít, sốt, họng khô, khát do âm hư tân dịch giảm sút, miệng, môi khô, lở loét, chảy máu chân răng do vị nhiệt.
Muồng trâu (Folium Senna alatae)
Nhuận tràng, lợi gan mật, tiêu độc, tiêu viêm, sát trùng, chỉ ngứa. Chủ trị: Táo bón (dùng sống), viêm gan, da vàng (dùng thuôc đã sao khô)
Kinh giới (Herba Elsholtziae ciliatae)
Giải biểu, khu phong, chỉ ngứa, tuyên độc thấu chẩn. Chủ trị: Cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, phong cấm khẩu, mụn nhọt, dị ứng, sởi mọc không tốt.
Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonici)
Chủ trị Phế ráo, ho khan; tân dịch thương tổn, khát nước; tâm bứt rứt mất ngủ, nội nhiệt tiêu khát; trường ráo táo bón
Hà thủ ô trắng (Radix Streptocauli)
Bổ huyết, bổ can thận. Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh gầy, tóc bạc sớm, yếu sinh lý,kinh nguyệt không đều, đau nhức gân xương.
Cát sâm (Radix Millettiae speciosae)
Sinh tân dịch, chỉ khát, nhuận phế, lợi tiểu. Chủ trị: Tân dịch hao tổn, háo khát, ho do phế nhiệt, đái buốt dắt. Sao vàng: Bổ tỳ, ích khí, tiêu đờm; tẩm gừng ích tỳ
Kha tử (Chiêu liêu, Fructus Terminaliae chebulae)
Sáp trường chỉ tả, liễm phế, giáng hoả lợi hầu họng. Chủ trị: Tả lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu, lòi dom; hen suyễn khó thở, ho lâu ngày không khỏi; đau bụng.
Tần giao (Radix Gentianae)
Phong thấp đau khớp, gân mạch co rút, khớp đau bứt rứt, chân tay co quắp, sốt vào buổi chiều. Trẻ em cam tích phát sốt.
Hoắc hương (Herba Pogostemonis)
Loại bỏ rễ còn sót lại và các tạp chất, lấy lá sạch để riêng. Rửa sạch thân, ủ mềm, cắt đoạn, phơi khô, rồi trộn đều thân với lá.
Gừng (Can khương, Rhizoma Zingiberis)
Ôn trung tán hàn, hồi dương, thông mạch, táo thấp tiêu đàm. Chủ trị: Đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, nôn mửa ỉa chảy, tứ chi lạnh, đàm ẩm, ho suyễn.
Tinh dầu long não (Oleum Cinnamomi camphorae)
Trong một bình cầu 300 ml có nút mài, cân chính xác khoảng 0,45 g tinh dầu và hoà tan trong 15 ml ethanol không có aldehyd.
Địa du (Radix Sanguisorbae)
Lương huyết chỉ huyết, giải độc, liễm nhọt. Chủ trị: Đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, rong huyết, bỏng nước, bỏng lửa, mụn nhọt thũng độc.