Nghệ (Rhizoma Curcumae longae)

2014-10-31 04:40 PM
Hành khí, phá huyết, chỉ thống, sinh cơ. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở. Phụ nữ đau bụng sau đẻ do máu xấu không sạch

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thân rễ đã phơi khô hay đồ chín rồi phơi hoặc sấy khô của cây Nghệ vàng (Curcuma longa L.), họ Gừng (Zingiberaceae).

Mô tả

Thân rễ hình trụ, thẳng hoặc hơi cong, đôi khi phân nhánh ngắn dạng chữ Y, dài 2 - 5 cm, đường kính 1 - 3 cm. Mặt ngoài màu xám nâu, nhăn nheo, có những vòng ngang sít nhau, đôi khi còn vết tích của các nhánh và rễ. Mặt cắt ngang thấy rõ 2 vùng vỏ và trụ giữa; trụ giữa chiếm gần 2/3 đường kính. Chất chắc và nặng. Mặt bẻ bóng, có màu vàng cam. Mùi thơm hắc, vị hơi đắng, hơi cay.

Vi phẫu

Tiêu bản mới cắt, chưa nhuộm tẩy thấy rõ lớp bần dày, gồm nhiều hàng tế bào dẹt, trong đó rải rác có những tế bào màu vàng hoặc xanh xám, phía ngoài rải rác còn có lông đơn bào dài. Mô mềm vỏ gồm những tế bào tròn to, thành mỏng, chứa hạt tinh bột (dược liệu đã đồ chín thì tinh bột ở trạng thái hồ). Rải rác trong mô mềm còn có tế bào tiết tinh dầu màu vàng và các bó libe-gỗ nhỏ. Nội bì và trụ bì rõ. Mô mềm ruột có cấu tạo giống mô mềm vỏ. Trong mô mềm ruột có những bó libe-gỗ rải rác nhiều hơn, một số bó tập trung sát trụ bì, gần như tạo thành một vòng tròn.

Bột

Mảnh mô mềm gồm những tế bào thành mỏng chứa các hạt tinh bột. Nhiều hạt tinh bột hình trứng dài 12 - 50 mm, rộng 8 - 21 mm, có vân đồng tâm và rốn lệch tâm. Tế bào chứa tinh dầu và nhựa tạo thành những đám lổn nhổn màu vàng. Mảnh mạch mạng và mạch vạch.

Định tính

A. Lắc 0,5 g bột dược liệu với 3 ml ethanol 90% (TT),  để lắng. Nhỏ 3 - 4 giọt dịch chiết ethanol lên giấy lọc. Để khô, trên giấy lọc còn lại vết màu vàng. Tiếp tục nhỏ từng giọt dung dịch acid boric 5% (TT) rồi dung dịch acid hydrocloric loãng (TT), làm như vậy vài lần và hơ nóng nhẹ cho khô, vết vàng sẽ chuyển thành màu đỏ. Sau đó thêm 3 giọt dung dịch amoniac (TT), sẽ tiếp tục chuyển sang màu xanh đen.

B. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại, bột dược liệu có huỳnh quang màu vàng tươi.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel G

Dung môi triển khai: Cloroform - acid acetic (9 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 0,1 g bột dược liệu cho vào cốc thuỷ tinh, thêm 5 ml methanol (TT), đun tới sôi rồi để nguội, lọc, lấy dịch  lọc để thử.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan hỗn hợp curcumin chuẩn trong methanol (TT) để có nồng độ khoảng          0,3 mg/ml. Nếu không có curcumin chuẩn, dùng 0,1 g bột Nghệ (mẫu chuẩn) chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm  riêng biệt lên bản mỏng 25 ml mỗi dung dịch trên, triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 10 - 12 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun hỗn hợp gồm 15 ml dung dịch acid boric 3% (TT)  và 5 ml dung dịch acid oxalic 10% (TT), đã trộn kỹ.

Trên sắc ký đồ, dung dịch thử phải có 3 vết cùng màu sắc và giá trị Rf  với 3 vết của curcumin chuẩn hoặc dung dịch đối chiếu

Độ ẩm

Không quá 12%.

Tạp chất

Tạp chất khác: Không quá 1%

Tỷ lệ non, xốp: Không quá 1%

Tro toàn phần

Không quá 8%.

Tro không tan trong acid

Không quá 1%.

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 12,0% (Phụ lục 12.10) tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh. Dùng ethanol 50% (TT) làm dung môi.

Định lượng

Định lượng tinh dầu.

Cho 30 g dược liệu đã tán thành bột thô vào bình cầu có dung tích 500 ml của bộ dụng cụ dùng định lượng tinh dầu trong dược liệu. Thêm 150 ml nước, tiến hành cất trong 3 giờ. Hàm lượng tinh dầu không ít hơn

4% tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Đào lấy thân rễ, phơi khô, cũng có thể đồ hoặc hấp trong 6 - 12 giờ rồi đem phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Rửa sạch, ngâm 2 - 3 giờ, ủ mềm, thái lát mỏng, phơi khô.

Ngâm trong đồng tiện 3 ngày 3 đêm (ngày thay đồng tiện một lần), thái lát, phơi khô, sao vàng (hành huyết).

Bảo quản

Để nơi khô, trong bao bì kín, tránh bay mất tinh dầu. Cần phơi sấy luôn để tránh mốc, mọt.

Tính vị, qui kinh

Tân, khổ, ôn . Vào các kinh can tỳ.

Công năng, chủ trị

Hành khí, phá huyết, chỉ thống, sinh cơ. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở. Phụ nữ đau bụng sau đẻ do máu xấu không sạch, kết hòn cục, hoặc ứ huyết do sang chấn; viêm loét dạ dày; vết thương lâu liền miệng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dựng 6 – 12 g, dạng thuốc sắc hoặc bột.

Dùng ngoài dưới dạng dịch tươi bôi vào vết thương để chóng lên da non.

Kiêng kỵ

Cơ thể suy nhược, không có  ứ trệ, không nên dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Bổ cốt chỉ (Fructus Psoraleae corylifoliae)

Bổ mệnh môn hoả, chỉ tả. Chủ trị: Liệt dương, di tinh, đái dầm, niệu tần, thắt lưng đầu gối đau có cảm giác lạnh, ngũ canh tả, dùng ngoài trị bạch biến, hói trán.

Cúc hoa vàng (Flos Chrysanthemi indici)

Kiện tỳ, dưỡng vị, ích phế, bổ thận, chỉ tả lỵ. Dùng khi kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát.

Thỏ ty tử (Semen Cuscutae)

Bổ thận ích tinh, dưỡng can minh mục, kiện tỳ chỉ tả. Chủ trị: liệt dương, di tinh, đái không cầm được; mắt mờ mắt hoa, ỉa lỏng.

Thảo quả (Fructus Amomi aromatici)

Táo thấp, ôn trung, trừ đàm, triệt ngược. Chủ trị: Thượng vị đau trướng, tức bĩ, nôn mửa do hàn thấp, sốt rét.

Quả tía tô (Tô tử, Fructus Perillae)

Giáng khí, tiêu đờm, bình suyễn, nhuận trường. Chủ trị: Đờm suyễn, ho khí nghịch, táo bón.

Đậu ván trắng (Semen Lablab)

Kiện tỳ hoà trung, giải thử hoá thấp, giải độc rượu.Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, bạch đới, nôn mửa, tiết tả, say rượu.

Thị đế (Tai hồng, Calyx Kaki)

Thu hái quả Hồng chín vào mùa thu, mùa đông, bóc lấy tai hồng hoặc thu thập tai quả Hồng sau khi ăn quả, rửa sạch, phơi khô.

Phụ tử (Radix Aconiti lateralis)

Hồi dương cứu nghịch, bổ hoả trợ dương, tán hàn, chỉ thống. Chủ trị: Chứng vong dương, thoát dương; chân tay lạnh, đau nhức xương khớp, lưng gối đau lạnh, chân tay phù nề.

Cành dâu (Ramulus Mori albae)

Thu hoạch vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, chọn các cành dâu non có kích thước quy định, bỏ hết lá, phơi hoặc sấy khô hoặc thái vát lúc còn tươi, phơi hoặc sấy khô.

Tâm sen (Liên tâm, Embryo Nelumbinis)

Thanh tâm, trừ nhiệt, chỉ huyết, sáp tinh. Chủ trị: Tâm phiền mất ngủ, di tinh, thổ huyết.

Khổ hạnh nhân (Semen Armeniacae amarum)

Chỉ khái bình suyễn, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị: Ho suyễn do ngoại tà hoặc đờm ẩm, táo bón do huyết hư và thiếu tân dịch.

Đăng tâm thảo (Medulla Junci effusi)

Mặt ngoài màu trắng hoặc vàng nhạt, có vân dọc nhỏ. Thể nhẹ, sốp, hơi có tính đàn hồi, dễ đứt, mặt đứt màu trắng. Không mùi vị.

Kim ngân hoa (Flos Lonicerae)

Thanh nhiệt, giải độc, tán phong nhiệt. Chủ trị: Ung nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh phát nhiệt, nhiệt độc huyết lị.

Mộc tặc (Herba Equiseti debilis)

Tán phong nhiệt, trừ mắt có màng (thoái ế). Chủ trị: Đau mắt đỏ do phong nhiệt, ra gió chảy nước mắt, mắt kéo màng.

Cát cánh (Radix Platycodi grandiflori)

Ôn hoá hàn đàm, trừ mủ, lợi hầu họng. Chủ trị: Ho đờm nhiều, ngực tức, họng đau, tiếng khàn, áp xe phổi, tiêu mủ, mụn nhọt.

Thạch cao: Băng thạch, Gypsum fibrosum

Thanh nhiệt tả hoả, trừ phiền chỉ khát. Chủ trị: Thực nhiệt ở phần khí của phế vị (sốt cao, mồ hôi nhiều khát nhiều, mạch hồng đại), nhiệt độc thịnh ở kinh mạch.

Thạch hộc (Herba Dendrobii)

Tư âm thanh nhiệt, ích vị sinh tân. Chủ trị: âm hư nội nhiệt, tân dịch hao tổn: nóng sốt nhẹ, bứt rứt, háo khát

Mộc dược (Myrrha)

Hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống tiêu sưng, sinh cơ, thông kinh, Chủ trị Kinh bế, thống kinh, đau thượng vị, nhọt độc sưng đau

Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae)

Giải biểu, khu phong, thắng thấp, hoạt huyết tống mủ ra, sinh cơ chỉ đau. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, nhức đầu vùng trán, đau xương lông mày, ngạt mũi.

Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae)

Bổ thận, làm liền xương, chỉ thống. Chủ trị: Thận hư, thắt lưng đau, tai ù, tai điếc, răng lung lay, đau do sang chấn, bong gân, gẫy xương. Còn dùng ngoài điều trị hói, lang ben.

Đậu đen (Semen Vignae cylindricae)

Trừ phong, thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi tiểu tiện, tư âm, dùng bổ thận, sáng mắt, trừ phù thũng do nhiệt độc, giải độc.

Thanh hao hoa vàng (Folium Artemisiae annuae)

Thu hái vào lúc cây sắp ra hoa, tốt nhất là vào mùa hè, khi cây có nhiều lá, cắt phần trên mặt đất, phơi khô, lắc hoặc đập cho lá rụng

Ba kích (Rễ Dây ruột gà, Radix Morindae officinalis)

Chủ trị Liệt dương, di tinh, tử cung lạnh, phụ nữ khó mang thai, kinh nguyệt không đều, bụng dưới đau lạnh; phong thấp tê đau, gân xương mềm yếu.

Hạt mã tiền (Semen Strychni)

Chủ trị Phong thấp, tê, bại liệt; đau khớp dạng phong thấp, nhức mỏi chân tay, đau dây thần kinh, sưng đau do sang chấn, nhọt độc sưng đau

Uy linh tiên (Rễ, Radix Clematidis)

Khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc, chỉ thống. Chủ trị Phong tê thấp các khớp chi, gân mạch co rút khó cử động, dân gian dùng chữa họng hóc xương cá.