- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Nga truật (Thân rẽ nhệ đen, Rhizoma Curcumae zedoariae)
Nga truật (Thân rẽ nhệ đen, Rhizoma Curcumae zedoariae)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thân rễ đã chế biến khô của cây Nga truật (Curcuma zedoaria (Berg.) Roscoe), họ Gừng (Zingiberaceae).
Mô tả
Thân rễ hình trứng, dài 4 - 6 cm, đường kính 2,5 - 4 cm, mặt ngoài màu nâu, vàng xám đến màu nâu xám, có những mấu nhô lên, hình vòng, các đốt dài khoảng 5 - 8 mm có những vân nhăn dọc nhỏ, những vết sẹo của rễ đã loại đi và vết nhô ra của nhánh ngang. Nhìn qua kính lúp, thấy mặt ngoài thân rễ phủ những lông thô. Chất rắn như sừng, khó cắt. Mặt cắt ngang màu nâu xám, có một vòng nâu xám nhạt ở giữa, phân cách trụ dày với phần vỏ dày 2 - 5mm. Mùi thơm nhẹ, đặc biệt, vị mát lạnh, hăng cay, đắng.
Vi phẫu
Mặt cắt ngang thân rễ: Một số lớp vỏ bao (chu bì), lớp vỏ rộng, phân hoá gỗ, với những bó mạch, nhỏ và to, rải rác, lớp tương tự nội bì hoá bần, thành mỏng, tiếp ngay sau là một đám rối những bó mạch, không đều, ở chu vi của trung trụ. Trong mô mềm rải rác có những tế bào chứa tanin và những ống dầu to, dễ thấy. Tế bào mô mềm chứa đầy những hạt tinh bột đơn, có vết chấm ở cuối và vết rốn lệch tâm.
Bột
Màu vàng nâu, mùi thơm nhẹ, vị hăng cay, đắng. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh mô mềm gồm những tế bào thành mỏng chứa các hạt tinh bột đã bị hồ hoá. Nhiều hạt tinh bột đơn bị hồ hoá không còn nhìn rõ vân và rốn. Mảnh mạch xoắn, mạch vạch. Bó sợi nhỏ.
Độ ẩm
Không quá 13%. Dựng 10 g bột dược liệu.
Tạp chất
Gốc thân, vảy lá còn sót lại: Không quá 1%.
Tạp chất khác: Không quá 1%.
Tro toàn phần
Không quá 7,0%.
Định lượng
Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Hàm lượng tinh dầu không được ít hơn 1%.
Chế biến
Thu hoạch vào mùa đông, khi phần trên mặt đất khô héo. Đào lấy thân rễ, rửa sạch, đồ chín đến thấu lõi, rồi phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp, sau đó loại bỏ rễ con và tạp chất.
Bào chế
Nga truật: Lấy Nga truật khô, ngâm qua, rửa sạch, đồ mềm, thái lát mỏng, phơi hay sấy khô.
Thố Nga truật (chế giấm): Lấy lát Nga truật sạch, tẩm giấm một đêm, 600 g Nga truật, ngâm trong 160 ml giấm, 160 ml nước, đun đến thấu lõi (cạn chất lỏng), sao đến khô.
Bảo quản
Để nơi khô, tránh mọt.
Tính vị, quy kinh
Khổ, tân, ôn. Vào các kinh can, tỳ.
Công năng, chủ trị
Hành khí, phá huyết, chỉ thống, tiêu tích. Chủ trị: Kinh nguyệt huyết khối, bế kinh, đau bụng kinh, bụng đầy trướng đau do thực tích khí trệ.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 6 - 9 g, dạng thuốc sắc hay hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ
Phụ nữ cú thai không nên dùng.
Cơ thể hư yếu sau khi sinh có tích trệ không nên dùng, muốn dùng phải phối hợp với Nhân sâm, Bạch truật.
Bài viết cùng chuyên mục
Mộc hương (Radix Saussureae lappae)
Hành khí chỉ thống, kiện tỳ hoà vị. Chủ trị: Khí trệ, ngực bụng đầy trướng, đau bụng, nôn mửa, lỵ, ỉa chảy
Nhục thung dung (Herba Cistanches)
Liệt dương, di tinh, khó thụ thai, thắt lưng đầu gối đau mỏi, gân xương vô lực, táo bón ở người già, huyết hư tân dịch không đủ.
Cành dâu (Ramulus Mori albae)
Thu hoạch vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, chọn các cành dâu non có kích thước quy định, bỏ hết lá, phơi hoặc sấy khô hoặc thái vát lúc còn tươi, phơi hoặc sấy khô.
Diên hồ sách (Tuber Corydalis)
Hoạt huyết, hành khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau ngực, sườn, thượng vị, vô kinh, bế kinh, ứ huyết sau khi sinh, sưng đau do sang chấn.
Cỏ xước (Radix Achyranthis asperae)
Hoạt huyết khứ ứ, bổ can thận mạnh gân xương. Chủ trị: Phong thấp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay co quắp, kinh nguyệt không đều, bế kinh đau bụng, bí tiểu tiện, đái rắt buốt.
Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae)
Tinh thể calci oxalat hình kim, xếp thành bó, dài 90 – 210 µm. các tế bào mô mềm hình bầu dục hoặc hình chữ nhật, thành hơi dày, có lỗ rõ rệt.
Khổ hạnh nhân (Semen Armeniacae amarum)
Chỉ khái bình suyễn, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị: Ho suyễn do ngoại tà hoặc đờm ẩm, táo bón do huyết hư và thiếu tân dịch.
Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae)
Kiện tỳ ích khí, táo thấp, lợi thủy, cố biểu liễm hãn, an thai. Chủ trị: Tiêu hoá kém, bụng trướng tiêu chảy, phù thũng, tự hãn, động thai.
Tinh dầu hương nhu trắng (Oleum Ocimi gratissimi)
Hòa tan 2 giọt tinh dầu trong 5 ml ethanol 90% (TT), thêm 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid (TT) 3%, dung dịch phải có màu xanh rêu thẫm.
Đậu xanh (Semen Vignae aurei)
Thanh nhiệt trừ thử, chỉ khát, lợi niệu, giải các loại độc, chủ trị Tả lỵ, phù thũng, ngộ độc các chất và thuốc, thử nhiệt và khát nước.
Độc hoạt (Radix Angelicae pubescentis)
Khu phong, trừ thấp, thông tý, chỉ thống. Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng và đầu gối đau, thiếu âm phục phong, đầu thống.
Thiên môn đông (Tóc tiên leo, Radix Asparagi)
Thu hoạch rễ ở cây đã mọc trên 2 năm vào mùa thu, đông, đào lấy rễ củ, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ con, luộc hoặc đồ đến khi mềm
Đương quy di thực (Radix Angelicae acutilobae)
Bổ huyết, hành huyết, hoạt huyết, điều kinh, nhuận tràng, thông đại tiện. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, đau bụng khi thấy kinh, thắt lưng đau, băng lậu, đại tiện khô táo, đi lỵ đau bụng.
Củ mài (Hoài sơn, Tuber Dioscoreae persimilis)
Bổ tỳ, dưỡng vị, chỉ tả, sinh tân, ích phế, bổ thận, sáp tinh. Chủ trị: Kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, phế hư, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát
Nhũ hương (Gôm nhựa, Gummi resina Olibanum)
Khí huyết ngưng trệ gây kinh bế, hành kinh đau bụng, huyết ứ sau sinh đau bụng, ung nhọt, ẩn chẩn (mày đay) do phong hàn.
Mộc dược (Myrrha)
Hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống tiêu sưng, sinh cơ, thông kinh, Chủ trị Kinh bế, thống kinh, đau thượng vị, nhọt độc sưng đau
Bồ công anh (Herba Lactucae indicae)
Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm tán kết. Chủ trị: Mụn nhọt sang lở, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Quế cành (Quế chi, Ramunlus Cinnamomi)
Giải biểu hàn, thông dương khí, ôn thông kinh mạch, hoá khí. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, khí huyết ứ trệ, phù đái không thông lợi.
Đại táo (Fructus Ziziphi jujubae)
Bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị: Tỳ hư kém ăn, kém sức, phân lỏng, hysteria.
Đỗ trọng (Cortex Eucommiae)
Diêm đỗ trọng. Đỗ trọng thái miếng còn tơ, tẩm nước muối trong 2 giờ, sao vàng, đứt tơ là được; hoặc sao đến khi mặt ngoài màu đen sém khi bẻ gẫy
Huyết đằng (Caulis Spatholobi suberecti)
Hoạt huyết thông lạc, bổ huyết. Chủ trị: chứng huyết hư gây huyết ứ trệ, bế thống kinh, chấn thương tụ huyết, phong thấp đau lưng, đau xương khớp.
Lá mã đề (Folium Plantaginis)
Thanh nhiệt trừ đờm, lợi tiểu thông lâm, chỉ huyết. Dùng trị ho viêm amidan, viêm phế quản; viêm thận, viêm bàng quang, bí tiểu tiện; chảy máu cam, nôn ra máu
Rẻ quạt (Xạ can, Rhizoma Belamcandae)
Thanh nhiệt giải độc, hoá đàm bình suyễn. Chủ trị: Họng sưng đau, ho đờm, suyễn tức.
Địa du (Radix Sanguisorbae)
Lương huyết chỉ huyết, giải độc, liễm nhọt. Chủ trị: Đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, rong huyết, bỏng nước, bỏng lửa, mụn nhọt thũng độc.
Bán hạ bắc (Rhizoma Pinelliae)
Giáng nghịch cầm nôn, tiêu đờm hoá thấp, tán kết tiêu bĩ. Chủ trị: Ho có đờm, nôn mửa, chóng mặt đau đầu do đờm thấp, đờm hạch, đờm kết với khí gây mai hạch khí.