- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Muồng trâu (Folium Senna alatae)
Muồng trâu (Folium Senna alatae)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lá chét phơi hay sấy khô của cây Muồng trâu (Senna alata (L.) Roxb. = Cassia alata L.), họ Đậu (Fabaceae).
Mô tả
Lá kép lông chim, dài 30 - 40 cm, gồm 8-12 đôi lá chét hình trứng hoặc hình bầu dục tròn ở hai đầu, lá chét dài 5 - 13 cm, rộng 2,5 - 7 cm, to dần về phía ngọn. Cuống ngắn hơi phình to ở gốc. Gân lá hình lông chim. Mặt trên lá màu xanh đậm, mặt dưới lá màu xanh nhạt hơn, hai mặt nhẵn. Mép lá nguyên.
Vi phẫu
Gân giữa của lá có mặt trên phẳng, mặt dưới lồi. Biểu bì trên và biểu bì dưới cả phần gân lá và phần phiến lá có lông che chở đơn bào ngắn, đầu nhọn, mặt dưới lá mật độ lông dày hơn. Riêng phần phiến lá có u lồi cutin và lỗ khí ở cả hai mặt. Các tế bào mô dày góc xếp thành đám nằm sát biểu bì ở phần gân lá. Một cung libe-gỗ nằm giữa gân lá, hai đầu cung cuộn vào phía trong nhưng không giáp nhau. Libe nằm thành từng đám nhỏ liên tục, gồm những tế bào nhỏ thành nhăn nheo, xen kẽ với các đám libe là mô mềm libe gồm những tế bào to hơn, tròn, vách mỏng. Gỗ tập trung thành một đám dày những tế bào có thành hóa gỗ ở vùng mặt trên cuống lá và tạo một vòng cung gồm những bó gỗ hình tam giác ở mặt dưới vùng cuống lá. Phía ngòai cung libe-gỗ có một vòng mô cứng bao quanh thành một vòng kín hình tim ở vùng gân lá, gồm những tế bào có thành dày. Phía trong cung libe-gỗ có mô mềm đặc gồm những tế bào thành mỏng hình đa giác. Tinh thể calci oxalat hình lập phương nằm trong những tế bào mô mềm ven theo cung mô cứng.
Phần mô mềm gồm những tế bào to, thành mỏng, vùng phiến lá tạo những khuyết hình xoan.
Phần phiến lá có hai lớp mô giậu, chiếm ½ bề dày của phiến lá.
Bột
Bột màu xanh, chất xốp nhẹ. Soi kính hiển vi thấy: mảnh biểu bì trên và biểu bì dưới của lá có tế bào thành mỏng mang lông che chở đơn bào ngắn, đầu nhọn, lỗ khí kiểu song bào và u lồi cutin. Mảnh biểu bì của cuống lá và gân lá có mang lông che chở đơn bào. Mảnh lông đơn bào bị gẫy, mảnh mô mềm. Sợi kèm tinh thể calci oxalat hình khối lập phương riêng lẻ. Mảnh mạch điểm, mạch mạng, mạch xoắn, mạch vạch.
Định tính
A. Lấy 1 g bột lá, thêm 10 ml dung dịch acid sulfuric 25% (TT) đun sôi trong 2 phút, để nguội, lọc vào bình gạn. Cho vào dịch lọc 5 ml cloroform (TT), lắc. Để lắng, gạn lấy lớp cloroform (TT), thêm 2 ml dung dịch natri hydroxyd 10% (TT), lắc, để lắng, lớp kiềm có màu hồng hoặc đỏ.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel G
Dung môi khai triển: Cloroform- aceton - benzen (4 : 3 : 3).
Dung dịch thử: Lấy 2 g bột lá đun cách thủy với 20 ml ethanol 96% (TT) trong 30 phút, để nguội, lọc, để bay hơi đến cắn khô. Cắn thêm vào 10 ml nước và 1 ml dung dịch acid hydrocloric 10% (TT) đun cách thủy 30 phút, để nguội sau đó lắc với 20 ml ether ethylic (TT) 2 lần, dịch ether được bay hơi đậm đặc làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Pha dung dịch chrysophanol 0,1% trong ethanol 96% (TT). Nếu không có các chất đối chiếu, dùng 2 g bột lá Muồng trâu (mẫu chuẩn), chiết như mẫu thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 ml dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, để khô bản mỏng trong không khí, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm và hơi amoniac. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 13%.
Tro toàn phần
Không quá 5%.
Tro không tan trong dung dịch acid
Không quá 0,7%.
Tạp chất
Không quá 0,5%.
Định lượng
Lấy 0,5 g bột lá dược liệu cho vào bình nón 100 ml. Thêm 5 ml acid acetic băng (TT). Đun hỗn hợp 20 phút với ống sinh hàn ngược trong cách thủy sôi. Để nguội, thêm vào bình nón 40 ml ether ethylic (TT) và đun hồi lưu trên cách thủy 15 phút. Để nguội, lọc qua bông vào một bình gạn 250 ml, rửa bông bằng 10 ml ether ethylic. Cho bông trở lại vào bình nón, lặp lại cách chiết như trên 2 lần, mỗi lần dùng 10 ml ether ethylic (TT) và đun hồi lưu cách thủy với nước ở sinh hàn ngược được làm lạnh bằng nước đá trong 10 phút. Để nguội, lọc qua bông. Tráng bình nón bằng 10 ml ether ethylic (TT), lọc qua bông trên. Tập trung các dịch lọc ether ethylic vào bình gạn trên.
Thêm cẩn thận 50 ml dung dịch kiềm – amoniac (TT) vào dịch chiết ether ethylic đựng trong bình gạn, lắc trong 5 phút. Sau khi hỗn hợp đã phân lớp hoàn toàn, gạn lớp nước màu đỏ trong suốt vào bình định mức 250 ml. Tiếp tục chiết lớp ether 3 lần, mỗi lần với 40 ml dung dịch kiềm – amoniac (TT). Tập trung các dịch chiết kiềm vào bình định mức và thêm dung dịch kiềm – amoniac tới vạch.
Hút 25 ml dung dịch thu được cho vào một bình nón và đun nóng 15 phút trong cách thủy với ống sinh hàn ngược. Để nguội, đo mật độ quang ở bước sóng 520 nm (phụ lục 4.1), so sánh với mẫu trắng là dung dịch kiềm – amoniac.
Nồng độ anthranoid trong dung dịch cần đo được biểu thị bằng 1,8 dihydro anthraquinon và xác định bằng đường cong chuẩn xây dựng theo cobalt clorid (TT).
Để có đường cong chuẩn, pha một dãy dung dịch cobalt clorid (CoCl2 . 6H2O) có nồng độ từ 0,2-5% và đo mật độ quang các dung dịch này ở bước sóng 520 nm (phụ lục 4.1). Trên trục tung ghi mật độ quang đo được. Trên trục hoành ghi nồng độ dẫn chất anthranoid tương ứng với nồng độ cobalt clorid, tính ra mg trong 100 ml.
Theo quy ước, mật độ quang của dung dịch cobalt clorid 1% bằng mật độ quang của 0,36 mg 1,8 dihydro anthraquinon trong 100 ml dung dịch kiềm – amoniac.
Dược liệu phải chứa ít nhất 0,2% dẫn chất anthranoid biểu thị bằng 1,8 dihydro anthraquinon.
Ghi chú: Dung dịch kiềm – amoniac: Lấy 5 g natri hydroxyd (TT) thêm 2 ml amoniac đậm đặc (TT), thêm nước vừa đủ 100 ml.
Chế biến
Thu hoạch vào mùa hạ, hái lấy lá, phơi âm can, hoặc sấy nhẹ hay sao đến khô.
Bảo quản
Để nơi khô, mát, tránh ánh sáng.
Tính vị, quy kinh
Tân, ôn. Vào các kinh can, đại trường
Công năng, chủ trị
Nhuận tràng, lợi gan mật, tiêu độc, tiêu viêm, sát trùng, chỉ ngứa. Chủ trị: Táo bón (dùng sống), viêm gan, da vàng (dùng thuôc đã sao khô).
Dùng ngoài chữa hắc lào, viêm da thần kinh, ngứa lở.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 4 - 5 g (nhuận tràng), dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài: Lượng thích hợp, rửa sạch, giã nát lá, lấy nước cốt bôi, một ngày 2 lần, hoặc lấy lá tươi vò, chà sát vào chỗ bị hắc lào.
Kiêng kỵ
Phụ nữ có thai không nên dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae)
Tinh thể calci oxalat hình kim, xếp thành bó, dài 90 – 210 µm. các tế bào mô mềm hình bầu dục hoặc hình chữ nhật, thành hơi dày, có lỗ rõ rệt.
Mạn kinh tử (Fructus Viticis trifoliae)
Chủ trị cảm mạo, nhức đầu do phong nhiệt, sưng đau răng lợi, đau mắt kèm chảy nhiều nước mắt, hoa mắt, chóng mặt, phong thấp, cân mạch co rút
Quả tía tô (Tô tử, Fructus Perillae)
Giáng khí, tiêu đờm, bình suyễn, nhuận trường. Chủ trị: Đờm suyễn, ho khí nghịch, táo bón.
Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae)
Hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, thanh tâm lương huyết. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích hòn cục, đau thắt ngực; mất ngủ, tâm phiền.
Khiêm thực (Semen Euryales)
Ích thận, cố tinh, kiện tỳ, trừ thấp nhiệt, chỉ tả, ngừng đới hạ. Chủ trị: Mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, bạch trọc, đới hạ, tỳ hư, tiêu chảy lâu ngày, di niệu.
Sâm bố chính (Radix Abelmoschi sagittifolii)
Cơ thể suy nhược, hư lao, kém ăn, kém ngủ, thần kinh suy nhược, hoa mắt, chóng mặt, đau dạ dày, tiêu chảy, ho, viêm họng, viêm phế quản.
Sa nhân (Fructus Amomi)
Hành khí hoá thấp, an thai. Chủ trị: Đau bụng nôn mửa, tiêu chảy, đau nhức xương khớp, cơ nhục, động thai.
Thông thảo (Medulla Tetrapanacis)
Thanh nhiệt lợi tiểu, thông kinh hạ sữa. Chủ trị: Ngũ lâm, thuỷ thũng, sau đẻ không ra sữa.
Địa long (Giun đất, Pheretima)
Chủ trị sốt cao bất tỉnh, kinh giản, thấp tỳ, tê chi, bán thân bất toại, ho và suyễn do phế thực nhiệt, phù, vô niệu, cao huyết áp.
Tinh dầu quế (Oleum Cinnamomi)
Trộn 1,0 ml tinh dầu quế với 5 ml ethanol 95% (TT), sau đó thêm 3 ml dung dịch chì (II) acetat bão hoà ethanol mới pha chế. Không được có tủa xuất hiện.
Cỏ xước (Radix Achyranthis asperae)
Hoạt huyết khứ ứ, bổ can thận mạnh gân xương. Chủ trị: Phong thấp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay co quắp, kinh nguyệt không đều, bế kinh đau bụng, bí tiểu tiện, đái rắt buốt.
Trắc bách diệp (Cacumen Platycladi)
Trắc bách thán: Lấy Trắc bách diệp đã nhặt sạch, cho vào nồi, đun to lửa, sao cho có màu sém nâu bên ngoài và màu sém vàng bên trong (sao tồn tính).
Khoản đông hoa (Flos Tussilaginis farfarae)
Nhuận phế hoá đờm, chỉ khái, giáng nghịch. Chủ trị: Ho và suyễn mới và lâu ngày, hư lao.
Cốt khí (Radix Polygoni cuspidati)
Trừ thấp, chỉ ho, hoá đờm. Chủ trị: Xương khớp đau nhức, hoàng đản, phế nhiệt gây ho, ho nhiều đờm, mụn nhọt lở loét.
Mộc hoa trắng (Cortex Holarrhenae)
Nếu dùng dùng dung dịch đối chiếu là dịch chiết của vỏ Mộc hoa trắng thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu
Lô hội (Aloe)
Thanh can nhiệt, thông tiện. Chủ trị: Can có thực nhiệt, đại tiện bí, tiểu nhi cam tích kinh phong, can nhiệt, bế kinh, làm giảm độc ba đậu.
Địa liền (Rhizoma Kaempferiae galangae)
Ôn trung tiêu, tán hàn, trừ thấp, kiện tỳ vị, chủ trị Tê thấp, đau nhức xương khớp, nhức đầu, răng đau, ngực bụng lạnh đau, tiêu hoá kém.
Sâm cau (Tiên mao, Rhizoma Curculiginis)
Bổ thận tráng dương, cường cân cốt, khử hàn trừ thấp. Chủ trị: Liệt dương, di tinh đau nức cơ khớp do hàn, chân tay yếu mềm, ỉa chảy sợ lạnh.
Xương bồ (Rhizoma Acori)
Thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung khứ thấp, giải độc, sát trùng. Chủ trị: Bệnh phong điên giản, đờm vít tắc, hôn mê, hay quên, mộng nhiều.
Ô dược (Radix Linderae)
Bụng trướng đau, đầy bụng, khí nghịch phát suyễn, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, di niệu, sán khí, hành kinh đau bụng.
Xích thược (Rễ, Radix Paeoniae)
Chủ trị Ôn độc phát ban, ỉa máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, can uất, sườn đau, kinh bế, hành kinh đau bụng, hòn cục trong bụng, sưng đau do sang chấn nhọt độc sưng đau.
Bình vôi (Tuber Stephaniae)
An thần, tuyên phế. Chủ trị: Mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu, đau dạ dày, ho nhiều đờm, hen suyễn khó thở.
Địa hoàng (Sinh địa, Radix Rhemanniae glutinosae)
Sinh địa hoàng: Thanh nhiệt, lương huyết. Chủ trị: Ôn bệnh vào dinh huyết, hầu họng dưng đau, huyết nhiệt làm khô tân dịch gây chảy máu (máu cam, nôn máu, ban chẩn...).
Đại hồi (Fructus Illicii veri)
Ôn dương, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, lý khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau bụng, sôi bụng, nôn mửa, ỉa chảy, đau nhức cơ khớp do lạnh.
Bạch đậu khấu (Fructus Amomi)
Hoá thấp, hành khí, tiêu bĩ, ôn vị. Chủ trị: Tiêu hoá kém, hàn thấp nôn mửa, ngực bụng đau chướng, giải độc rượu.