Mộc thông (Caulis Clematidis)

2014-10-31 02:52 PM
Thanh nhiệt, lợi tiểu, thông kinh, tăng sữa. Chủ trị: Phù thũng, đái dắt, đái buốt, khớp tê đau, kinh nguyệt bế tắc, tắc tia sữa, ít sữa.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thân leo đã phơi hay sấy khô của cây Tiểu Mộc Thông (Clematis armandii Franch), hoặc cây Tú cầu đằng (Clematis montana Buch. - Ham. ex DC), họ Hoàng liên (Ranunculaceae).

Mô tả

Dược liệu hình trụ tròn dài, hơi cong, dài 50 - 100 cm, đường kính 2 - 3,5 cm. Mặt ngoài màu nâu hơi vàng, có rãnh nứt dọc và góc nông. Mấu thường phình to, có vết sẹo của lá và cành, vỏ còn sót lại dễ bóc, rách. Chất cứng, không dễ bẻ gẫy. Phiến thái dày 2 - 4 mm, mép không đều, vỏ còn sót lại màu nâu hơi vàng, gỗ màu nâu hơi vàng hoặc màu vàng nhạt, có vân xuyên tâm màu trắng hơi vàng và có khe nứt, có nhiều lỗ mạch rải rác. Tuỷ tương đối nhỏ, màu hơi trắng hoặc nâu hơi vàng, đôi khi có khoang rỗng. Không mùi, vị nhạt.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel G đã hoạt hóa ở 110oC trong khoảng 1 giờ.

Dung môi khai triển: Cyclohexan - aceton (4 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 25 g bột thô dược liệu, thêm 250 ml nước, sắc thuốc trong 30 phút, lọc, cô dịch lọc còn khoảng 50 ml, để nguội, chiết với n-butanol bão hoà nước (TT), lần 1 với 50 ml, lần 2 với 25 ml. Lấy dịch n-butanol rửa 5 lần, mỗi lần với 30 ml dung dịch natri hydroxyd 2% (TT), sau đó rửa với nước tới khi nước rửa trung tính. Bay hơi n-butanol tới cắn khô, hoà tan cắn trong 25 ml ethanol (TT), thêm 2 ml acid hydrocloric (TT), đun hồi lưu 1 giờ, bay hơi tới cắn khô, thêm 10 ml nước vào cắn, khuấy kỹ, chiết với 20 ml ethylacetat bão hoà nước (TT), gộp các dịch chiết ethylacetat và bay hơi đến khô, hoà tan cắn trong 2 ml methanol (TT) dùng làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hoà tan acid oleanolic chuẩn trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml làm dung dịch đối chiếu.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên cùng bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển, bản mỏng được để khô ngoài không khí rồi phun dung dịch acid sulfuric 10% trong ethanol(TT), sấy bản mỏng ở 105 oC tới khi các vết hiện rõ. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu sắc và Rf với vết của dung dịch đối chiếu. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết có huỳnh quang cùng màu và giá trị Rf với vết của dung dịch đối chiếu.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa xuân, thu. Lấy dược liệu, cạo bỏ vỏ thô ngoài, phơi khô hoặc thái phiến mỏng lúc tươi, phơi khô.

Bào chế

Thân mộc thông chưa thái lát, ngâm qua, ủ thật mềm, thái phiến mỏng, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi thoáng, khô, tránh ẩm.

Tính vị, quy kinh

Đạm, khổ, hàn. Vào các kinh tâm, phế, tiểu trường, bàng quang.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt, lợi tiểu, thông kinh, tăng sữa. Chủ trị: Phù thũng, đái dắt, đái buốt, khớp tê đau, kinh nguyệt bế tắc, tắc tia sữa, ít sữa.

Cách dùng, liều lượng

Ngày uống 3 - 8 g, dạng thuốc sắc.

Bài viết cùng chuyên mục

Bạch đậu khấu (Fructus Amomi)

Hoá thấp, hành khí, tiêu bĩ, ôn vị. Chủ trị: Tiêu hoá kém, hàn thấp nôn mửa, ngực bụng đau chướng, giải độc rượu.

Sa nhân (Fructus Amomi)

Hành khí hoá thấp, an thai. Chủ trị: Đau bụng nôn mửa, tiêu chảy, đau nhức xương khớp, cơ nhục, động thai.

Bá tử nhân (Semen Platycladi orientalis)

Lấy 3 g dầu vào một bình nón 250 ml, thêm 30 ml hỗn hợp cloroform, acid acetic băng, lắc cho tan hoàn toàn. Thêm chính xác 1 ml dung dịch kali iodid bão hoà.

Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae)

Tinh thể calci oxalat hình kim, xếp thành bó, dài 90 – 210 µm. các tế bào mô mềm hình bầu dục hoặc hình chữ nhật, thành hơi dày, có lỗ rõ rệt.

Toàn yết (Scorpio)

Trừ kinh phong, giải độc, tán kết. Chủ trị: Trẻ em kinh phong, co giật, uốn ván, đau nhức cơ khớp, đau đầu hay đau nửa đầu, liệt mặt, tràng nhạc.

Thổ phục linh (Khúc khắc, Rhizoma Smilacis glabrae)

Trừ thấp, giải độc, lợi niệu, thông lợi các khớp. Chủ trị: Tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, tiểu đục, xích bạch đới, đau nhức xương khớp, trúng độc thuỷ ngân.

Tử uyển (Rễ, Radix et Rhizoma Asteris)

Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml nước, đun trong cách thủy ở 60 oC trong 10 phút, lọc nóng, để nguội.

Kim tiền thảo (Herba Desmodii styracifolii)

Sấy bản mỏng ở 105 oC khoảng 10 phút. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết màu vàng

Cát sâm (Radix Millettiae speciosae)

Sinh tân dịch, chỉ khát, nhuận phế, lợi tiểu. Chủ trị: Tân dịch hao tổn, háo khát, ho do phế nhiệt, đái buốt dắt. Sao vàng: Bổ tỳ, ích khí, tiêu đờm; tẩm gừng ích tỳ

Thương lục (Radix Phytolaccae)

Thuốc xổ và trục thủy, giải độc tiêu viêm. Chủ trị: Phù toàn thân, vô niệu, táo bón, dùng ngoài chữa mụn nhọt, đau nhức.

Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae)

Thấu chẩn, tán phong, giải độc, thăng dương khí. Chủ trị: Phong nhiệt ở dương minh có nhức đầu, đau răng, họng sưng đau; sởi không mọc, dương độc phát ban; sa trực tràng, sa dạ con.

Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae)

Liễm phế chỉ ho, sinh tân chỉ hàn, bổ thận cố tinh, chỉ tả, an thần. Chủ trị: Ho lâu ngày và hư suyễn, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đái dầm, niệu tần, tiêu chảy kéo dài.

Hạt gấc (Semen Momordicae cochinchinensis)

Tán kết tiêu sư¬ng, giải độc. Chủ trị: S¬ưng viêm, nhũ ung, tắc tia sữa, tràng nhạc, trĩ, dò hậu môn, chấn thương, ứ huyết.

Cỏ xước (Radix Achyranthis asperae)

Hoạt huyết khứ ứ, bổ can thận mạnh gân xương. Chủ trị: Phong thấp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay co quắp, kinh nguyệt không đều, bế kinh đau bụng, bí tiểu tiện, đái rắt buốt.

Đinh hương (Flos Syzygii aromatici)

Lấy chính xác khoảng 5 g dược liệu đã được tán thành bột thô, cho vào bình cầu 250 ml, thêm 100 ml nước cất

Bạch giới tử (hạt cải trắng, Semen Sinapis albae)

Lý khí trừ đờm, thông kinh lạc chỉ thống. Chủ trị: Ho suyễn, đau tức ngực do hàn đờm. Khớp xương tê đau do đàm thấp lưu trú, âm thư, thũng độc.

Mật ong (Mel)

Bổ trung, nhuận táo, chỉ thống, giải độc. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, đau thượng vị, ho, táo bón, giải độc Ô đầu, điều hoà các vị thuốc

Bìm bìm biếc (Semen Pharbitidis)

Trục thuỷ, sát trùng. Chủ trị: Phù thũng có bụng trướng đầy, khó thở, bí đái, giun sán.

Cánh kiến trắng (Benzoinum)

Chủ trị Khí uất bạo quyết, trúng ác hôn mê, tâm phúc thống, trúng phong đờm quyết, trẻ em kinh phong, sản hậu huyết vậng.

Địa long (Giun đất, Pheretima)

Chủ trị sốt cao bất tỉnh, kinh giản, thấp tỳ, tê chi, bán thân bất toại, ho và suyễn do phế thực nhiệt, phù, vô niệu, cao huyết áp.

Ngũ bội tử (Galla chinensis)

Sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, liễm sang, giải độc, liễm phế. Chủ trị: Tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày, mồ hôi trộm, tiện huyết, nôn ra máu, trĩ chảy máut, ngoại thương xuất huyết.

Tăng ký sinh (Tầm gửi trên cây dâu, Herba Loranthi)

Bổ can thận, mạnh gân xương, thông kinh lạc, an thai. Chủ trị: đau lưng, nhức xương - khớp, đau thần kinh ngoại biên, phụ nữ động thai, ít sữa sau khi đẻ.

Cau (Pericarpium Arecae catechi)

Hạ khí, khoan trung, hành thuỷ, tiêu thũng. Chủ trị: Thấp trở, khí trệ, thượng vị trướng tức, đại tiện không thông, thuỷ thũng, cước khí phù thũng.

Thảo quả (Fructus Amomi aromatici)

Táo thấp, ôn trung, trừ đàm, triệt ngược. Chủ trị: Thượng vị đau trướng, tức bĩ, nôn mửa do hàn thấp, sốt rét.

Thiền thoái (Xác ve sầu, Periostracum Cicadae)

Tán phong nhiệt, giải kinh, thấu chẩn, tiêu màng. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, đau họng, tiếng khàn; sởi không mọc, phong chẩn ngứa, mắt đỏ có màng, kinh phong.