Mộc hoa trắng (Cortex Holarrhenae)

2014-10-31 12:28 PM
Nếu dùng dùng dung dịch đối chiếu là dịch chiết của vỏ Mộc hoa trắng thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Vỏ cây đã phơi hoặc sấy khô của cây Mộc hoa trắng (Holarrhena pubescens (Buch. - Ham.) Wall. ex G. Don., Syn. Holarrhena antidysenteria (Roxb. ex Flem.) A. DC., họ Trúc đào (Apocynaceae).

Mô tả

Miếng vỏ hơi cong, dài ngắn không nhất định, dày 0,2 - 1,5 cm. Mặt ngoài màu nâu sẫm, rải rác có những đám  màu trắng xám, có nhiều nốt sần nhỏ, dễ tách ra . Mặt trong nhẵn, màu vàng nhạt hay vàng nâu. Dễ bẻ gãy, mặt bẻ lởm chởm, nhìn thấy rõ nhiều lớp chồng lên nhau. Mặt cắt có mô mềm mỏng, màu nâu đỏ thẫm, libe dày màu vàng nhạt, có nhiều lớp và lổn nhổn như có sạn. Không mùi, vị rất đắng.

Vi phẫu

Lớp bần gồm 3 - 5 hàng tế bào hình chữ nhật. Mô mềm vỏ màu nâu đỏ thẫm. Lớp libe cấp 2 rất dày, trong có xen kẽ nhiều đám mô cứng xếp thành nhiều tầng có các ống nhựa mủ . Bên cạnh mỗi đám sợi có nhiều tinh thể calci oxalat hình khối. Tia ruột gồm một đến hai tế bào chạy dài theo hướng xuyên tâm, thành tế bào mỏng. Trong cùng là tầng sinh libe-gỗ.

Bột

Mảnh mô mềm gồm những tế bào hình đa giác thành mỏng. Mảnh bần màu nâu nhạt. Tế bào mô cứng đứng rời hay xếp thành từng đám có màu vàng nhạt, hình nhiều cạnh, thành dày, khoang rộng có ống trao đổi rõ. Tinh thể calci oxalat hình khối chữ nhật dài khoảng 40 µm, rộng khoảng 30 µm. Mảnh mạch. Hạt tinh bột hình trứng dài có rốn rõ.

Định tính

A. Lấy 1 g bột dược liệu, thấm ẩm bằng amoniac đặc (TT), thêm 10 ml cloroform (TT), lắc đều, đậy kín, ngâm trong  12 giờ. Lọc, lấy dịch lọc cho vào bình gạn, thêm 5 ml dung dịch acid hydrocloric 1 N (TT), lắc kỹ. Gạn lấy lớp acid cho vào 3 ống nghiệm:

Ống 1: Thêm 2 - 3 giọt thuốc thử Mayer (TT), xuất hiện tủa trắng.

Ống 2: Thêm 2 - 3 giọt thuốc thử Dragendorff (TT), xuất hiện tủa đỏ cam.

Ống 3: Thêm 2 - 3 giọt thuốc thử Bouchardat (TT), xuất hiện tủa nâu.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Cloroform - methanol - amoni hydroxyd (50 : 9 : 1).

Dung dịch thử:   Lấy 5 g bột dược liệu, thấm ẩm bằng amoniac đặc (TT), đậy kín, để yên 12 giờ, sau đó cho dược liệu vào bình Soxhlet chiết bằng cloroform (TT). Lấy dịch chiết cất thu hồi dung môi, cô tới cắn. Hoà cắn trong 1 ml cloroform (TT) dùng làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hoà tan 1 mg conexin chuẩn trong 1 ml methanol (TT). Nếu không có conexin chuẩn thì dùng 5 g vỏ Mộc hoa trắng (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng,  phun thuốc thử Dragendorff (TT). Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng giá trị Rf và màu sắc với vết  conexin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng dùng dung dịch đối chiếu là dịch chiết của vỏ Mộc hoa trắng thì  trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13 %.

Tro toàn phần

Không quá 9%.

Tro không tan trong acid

Không quá 5,5%.

Kim loại nặng

Không quá 10 ppm Pb; 2 ppm Cd; 0,5 ppm Hg; 3 ppm As (Phụ lục 9.4.8, phương pháp 3, dùng 1 g mẫu thử).

Định lượng

Cân chính xác khoảng 5 g bột dược liệu, thấm ẩm bằng 5 ml dung dịch natri hydroxyd 2 N (TT), để yên 1 giờ, sau đó trải dược liệu ở chỗ thoáng cho khô. Chiết bằng hỗn hợp dung môi ethanol - cloroform (1 : 3) trong bình Soxhlet cho đến kiệt alcaloid (kiểm tra bằng thuốc thử Mayer). Lấy dịch chiết lắc 5 lần với 20, 20, 10, 10 và 10 ml dung dịch acid hydrocloric 2 N (TT). Tập trung các dịch chiết acid  và kiềm hoá từ từ bằng amoniac đậm đặc (TT) cho đến pH 9 -10. Chiết lại bằng cách lắc 5 lần với 20, 20, 10, 10 và 10 ml cloroform (TT). Trước khi chiết lần cuối cùng thêm 1 ml dung dịch natri hydroxyd 2 N (TT) vào dịch nước. Lấy 10 ml nước cất cho vào bình gạn, rửa lần lượt từng dịch chiết cloroform, rửa như vậy 2 lần. Gộp các dịch chiết cloroform, thêm chính xác 20 ml dung dịch acid sulphuric 0,1 N (CĐ) và lắc kỹ 5 phút. Chuyển dịch acid vào bình nón, rửa dịch cloroform 2 lần, mỗi lần với 10 ml nước cất và gộp các nước rửa vào dịch acid trong bình nón. Thêm 3 giọt dung dịch chỉ thị hỗn hợp xanh methylen và đỏ methyl {Trộn 13 ml dung dịch xanh methylen (hoà tan 0,15 g xanh methylen (TT) trong 100 ml ethanol (TT)) với dung dịch đỏ methyl (hoà tan 0,04 g đỏ methyl (TT) trong 70 ml ethanol (TT) và 25 ml nước) cho đủ 100 ml} và chuẩn độ acid thừa bằng dung dịch natri hydroxxyd 0,1 N (CĐ) cho đến khi dung dịch chuyển màu xanh nhạt.

Song song tiến hành một mẫu trắng như sau: Lấy chính xác 20 ml dung dịch acid sulphuric 0,1 N (CĐ), thêm 20 ml nước và 3 giọt dung dịch chỉ thị hỗn hợp, chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxxyd 0,1 N (CĐ) cho đến khi dung dịch chuyển màu xanh nhạt.

1 ml dung dịch acid sulphuric 0,1 N (CĐ) tương đương với 0,017829 g alcaloid toàn phần.

Dược liệu phải chứa ít nhất 1,0% alcaloid toàn phần tính theo conexin và tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Lúc trời khô ráo, bóc lấy vỏ thân cây, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mốc mọt.

Bài viết cùng chuyên mục

Ô đầu (Radix Aconiti)

Khu phong, trừ thấp tý, ụn kinh chỉ thống. Chủ trị: Dùng trị đau khớp, tê mỏi cơ.

Ngũ bội tử (Galla chinensis)

Sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, liễm sang, giải độc, liễm phế. Chủ trị: Tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày, mồ hôi trộm, tiện huyết, nôn ra máu, trĩ chảy máut, ngoại thương xuất huyết.

Hoạt thạch (Talcum)

Lợi tiểu thẩm thấp, thanh nhiệt giải thử. Chủ trị: Lâm lậu, Thạch lâm kèm tiểu khó và đau nóng, bứt rứt háo khát do thử thấp, tiết tả do thấp nhiệt.

Bạch giới tử (hạt cải trắng, Semen Sinapis albae)

Lý khí trừ đờm, thông kinh lạc chỉ thống. Chủ trị: Ho suyễn, đau tức ngực do hàn đờm. Khớp xương tê đau do đàm thấp lưu trú, âm thư, thũng độc.

Hạt mã tiền (Semen Strychni)

Chủ trị Phong thấp, tê, bại liệt; đau khớp dạng phong thấp, nhức mỏi chân tay, đau dây thần kinh, sưng đau do sang chấn, nhọt độc sưng đau

Lạc tiên (Herba Passiflorae foetidae)

An thần, giải nhiệt mát gan. Chủ trị: Suy nhược thần kinh, tim hồi hộp, mất ngủ, ngủ mơ.

Hạt đào (Semen Pruni)

Hoạt huyết, khứ ứ, nhuận tràng. Chủ trị: Vô kinh, mất kinh, trưng hà, sưng đau do sang chấn, táo bón.

Rau má (tinh tuyết thảo, Herba Centellae asiaticae)

Thanh nhiệt trừ thấp, giải độc, tiêu sưng. Chủ trị: Hoàng đản thấp nhiệt, tiêu chảy, thổ huyết, chảy máu cam, nhọt độc sưng.

Đại phù bình (Herba Pistiae)

Phát hãn khu phong, hành thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Ngoại cảm, mày đay (phong chẩn, ẩn chẩn), đơn độc, phù thũng.

Tinh dầu bạc hà (Oleum Menthae)

Được lấy từ các bộ phận trên mặt đất của cây Bạc hà (Mentha arvensis L.), họ Bạc hà (Lamiaceae) bằng phương pháp cất kéo hơi nước và đã được làm khan nước.

Kê nội kim (Màng mề gà, Endothelium Corneum Gigeriae Galli)

Kiện vị, tiêu thực, sáp tinh. Chủ trị: Thực tích không tiêu, bụng đầy trướng, nôn mửa, kiết lỵ, di tinh. Trẻ em cam tích, đái dầm.

Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata)

Tư âm, bổ huyết, ích tinh, tuỷ. Chủ trị: Can, thận âm hư, thắt lưng đầu gối mỏi yếu, cốt chưng, triều nhiệt, mồ hôi trộm, di tinh, âm hư ho suyễn, háo khát

Khổ hạnh nhân (Semen Armeniacae amarum)

Chỉ khái bình suyễn, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị: Ho suyễn do ngoại tà hoặc đờm ẩm, táo bón do huyết hư và thiếu tân dịch.

Củ mài (Hoài sơn, Tuber Dioscoreae persimilis)

Bổ tỳ, dưỡng vị, chỉ tả, sinh tân, ích phế, bổ thận, sáp tinh. Chủ trị: Kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, phế hư, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát

Chỉ thực (Fructus Aurantii immaturus)

Phá khí tiêu tích, hoá đờm tiêu bĩ. Chủ trị: Thực tích, thực nhiệt tích ở đại tràng gây táo bón, đờm trọc ứ trệ ở ngực gây đau trong ngực, ăn không tiêu bụng đầy trướng.

Hạ khô thảo (Spica Prunellae)

Thanh nhiệt giáng hoả, minh mục, tán kết, tiêu sưng. Chủ trị: Tăng huyết áp, mắt đỏ sưng đau, đau con ngươi, chảy nước mắt do viêm tuyến lệ, nhức đầu, chóng mặt

Địa long (Giun đất, Pheretima)

Chủ trị sốt cao bất tỉnh, kinh giản, thấp tỳ, tê chi, bán thân bất toại, ho và suyễn do phế thực nhiệt, phù, vô niệu, cao huyết áp.

Đậu ván trắng (Semen Lablab)

Kiện tỳ hoà trung, giải thử hoá thấp, giải độc rượu.Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, bạch đới, nôn mửa, tiết tả, say rượu.

Ngưu bàng (Fructus Arctii)

Cảm mạo phong nhiệt, ho đờm nhiều, sởi, hầu họng sưng đau, quai bị, ngứa, mụn nhọt, đơn độc, nhọt độc sưng lở.

Chè vằng (Folium Jasmini subtripinervis)

Thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết điều kinh, tiêu viêm, chủ trị kinh nguyệt không đều, kinh bế, phụ nữ sau sinh sốt cao, viêm hạch bạch huyết.

Phục linh (Bạch linh, Poria)

Lợi thuỷ, thẩm thấp, kiện tỳ hoà trung, ninh tâm an thần. Chủ trị: Thuỷ thũng kèm tiểu sẻn, đánh trống ngực, mất ngủ, kém ăn, phân lỏng, tiết tả.

Bình vôi (Tuber Stephaniae)

An thần, tuyên phế. Chủ trị: Mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu, đau dạ dày, ho nhiều đờm, hen suyễn khó thở.

Sài đất (Herba Wedeliae)

Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm. Chủ trị: Mụn nhọt, ngứa lở, dị ứng.

Chiêu liêu (Cortex Terminaliaen nigrovenulosae)

Triển khai sắc ký xong, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun lên bản mỏng dung dịch vanilin 2% trong acid sulfuric, pha ngay trước khi dùng

Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis)

Ôn trung hạ khí, táo thấp tiêu đờm. Chủ trị: Thượng vị đầy trướng, nôn mửa, tiết tả, thực tích, ho, suyễn.