Mơ muối (Fructus armeniacae praeparatus)

2014-10-31 12:27 PM
Nhuận phế, sinh tân dịch, sáp trường, sát trùng. Chủ trị: Ho lâu ngày phế hư, hư hoả tiêu khát, ỉa chảy, lỵ mạn đau bụng, hồi quyết (đau bụng giun đũa)

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quả già màu vàng đã chế muối của cây Mơ (Prunus armeniaca L.), họ Hoa hồng (Rosaceae).

Mô tả

Quả hạch hình cầu dẹt, to nhỏ không đều, đường kính 1 - 3 cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt có nhiều nếp nhăn. Đáy có vết cuống quả hình tròn lõm sâu. Thịt quả mềm dính muối, thịt quả bị rách để lộ vỏ quả trong cứng rắn, màu nâu nhạt. Hạt hình trứng dẹt, màu vàng nhạt. Vị chua, mặn.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng : Silica gel G .

Dung môi khai triển: Cyclohexan - cloroform - ethyl  acetat  - acid formic (20: 5 : 8 : 0,1).

Dung dịch thử: Lấy 5 g bột chế phẩm (phần thịt quả), thêm 30 ml methanol (TT), lắc siêu âm trong 30 phút, để nguội và lọc. Bay hơi dịch lọc tới khô, hoà tan cặn trong 20 ml nước và chuyển vào bình gạn; chiết với ether (TT) hai lần, mỗi lần 20 ml, gộp dịch chiết và bay hơi dịch chiết tới khô. Ngâm cặn thu được trong 15 ml ether dầu hỏa (TT)(độ sôi 30 - 60 ºC)  loại bỏ lớp ether dầu hoả, làm như vậy 2 lần, trong khoảng 2 phút. Hoà tan cạn còn lại trong 2 ml ethanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Sử dụng 5 g Mơ muối (mẫu chuẩn), tiến hành như với Dung dịch thử ở trên. Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 μl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký, để khô bản mỏng ngoài không khí. Phun dung dịch acid sulfuric 10% trong ethanol (TT) và sấy ở 105 ºC cho đến khi xuất hiện rõ vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng vị trí và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 15 %.

Chế biến

Diêm mai (Bạch mai): Hái quả Mơ gần chín vàng, không bị rụng, phơi héo, dùng nước rửa sạch, để ráo, sau đó cho vào vại sành, muối như muối cà (không đổ nước). Được 3 ngày, 3 đêm, vớt ra, phơi khô tai tái rồi lại cho vào vại muối lần thứ 2 một ngày một đêm nữa. Sau đó lấy ra, phơi, sấy đến độ ẩm dưới 15%, trên quả Mơ muối kết tinh thành lớp màu trắng là được.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh ẩm.

Tính vị, quy kinh

Toan, hàm, ôn. Vào các kinh can, tỳ, phế, đại trường.

Công năng, chủ trị

Nhuận phế, sinh tân dịch, sáp trường, sát trùng. Chủ trị: Ho lâu ngày phế hư, hư hoả tiêu khát, ỉa chảy, lỵ mạn đau bụng, hồi quyết (đau bụng giun đũa).

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 6 - 10 g, dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các loại thuốc khác. Bạch mai có thể dùng thịt quả bỏ hạch cứng, dùng sắc thuốc thì không cần bỏ hạch cứng.

Kiêng kỵ

Bệnh cần phát tán không nên dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Kim tiền thảo (Herba Desmodii styracifolii)

Sấy bản mỏng ở 105 oC khoảng 10 phút. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết màu vàng

Bán hạ nam (Củ chóc, Rhizoma Typhonii trilobati)

Hoá đàm táo thấp, giáng nghịch chỉ nôn, giáng khí chỉ ho. Chủ trị: Nôn, buồn nôn, đầy trướng bụng; ho đờm nhiều; trừ thấp trệ ở người béo bệu.

Hạt mã tiền (Semen Strychni)

Chủ trị Phong thấp, tê, bại liệt; đau khớp dạng phong thấp, nhức mỏi chân tay, đau dây thần kinh, sưng đau do sang chấn, nhọt độc sưng đau

Mộc dược (Myrrha)

Hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống tiêu sưng, sinh cơ, thông kinh, Chủ trị Kinh bế, thống kinh, đau thượng vị, nhọt độc sưng đau

Tâm sen (Liên tâm, Embryo Nelumbinis)

Thanh tâm, trừ nhiệt, chỉ huyết, sáp tinh. Chủ trị: Tâm phiền mất ngủ, di tinh, thổ huyết.

Cá ngựa (Hippocampus)

Ôn thận tráng dương, tán kết tiêu sưng. Chủ trị: Liệt dương, di niệu, thận hư, trưng hà, u cục ở trong bụng.

Tinh dầu bạc đàn (Oleum Eucalypti)

Cho 10 ml tinh dầu vào bình nón nút mài dung tích 100 ml. Thêm vào đó 5 ml toluen (TT) và 4 ml dung dịch hydroxylamin hydroclorid trong ethanol 60%.

Actiso (Lá, Folium Cynarae scolymi)

Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc cuối mùa hoa, đem phơi hoặc sấy khô ở 50 đến 60 độ C.

Hạt mã đề (xa tiền tử, semen plantaginis)

Thanh thấp nhiệt, trừ đờm, chỉ ho, lợi tiểu, thông lâm, chỉ huyết. Chủ trị: Ho nhiều đờm, viêm phế quản, viêm thận, bàng quang, sỏi tiết niệu, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam.

Câu đằng (Ramulus cum Unco Uncariae)

Lấy các dây Câu đằng bánh tẻ, chặt lấy các đoạn có móc câu theo kích thước quy định, đem phơi nắng hoặc sấy ở 50 – 60 oC đến khô.

Huyết giác (Lignum Dracaenae cambodianae)

Chủ trị: Dùng uống: Chấn thương máu tụ sưng đau, sau đẻ huyết hôi ứ trệ, bế kinh. Dùng ngoài: Vết thương chảy máu, vết thương mụn nhọt lâu lành không liền khẩu.

Củ súng (Radix Nymphaeae stellatae)

Kiện tỳ, trừ thấp, bổ thận, bổ dưỡng, cố sáp. Chủ trị: Thận hư gây di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, bạch đới, bạch trọc, đái són, viêm thận, bàng quang, đau lưng mỏi gối, tỳ hư gây tiết tả.

Địa du (Radix Sanguisorbae)

Lương huyết chỉ huyết, giải độc, liễm nhọt. Chủ trị: Đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, rong huyết, bỏng nước, bỏng lửa, mụn nhọt thũng độc.

Cốt khí (Radix Polygoni cuspidati)

Trừ thấp, chỉ ho, hoá đờm. Chủ trị: Xương khớp đau nhức, hoàng đản, phế nhiệt gây ho, ho nhiều đờm, mụn nhọt lở loét.

Tinh dầu tràm (Oleum Cajuputi)

Đặt ống nghiệm vào 1 hỗn hợp sinh hàn và khuấy kỹ trong vài phút, sẽ thấy 1 hợp chất cộng được tạo thành có thể chất như kem.

Dừa cạn (Folium Catharanthi rosei)

Hoạt huyết, tiêu thũng giải độc, an thần hạ áp. Dùng trị tăng huyết áp, tiểu đường, kinh nguyệt không đều, lỵ, bí tiểu. Cũng dùng trị bệnh bạch cầu lympho cấp.

Thiên ma (Rhizoma Gastrodiae)

Bình can tức phong Chủ trị: Đau đầu, chóng mặt, bán thân bất toại, trẻ em kinh phong, phá thương phong (uốn ván), động kinh.

Nha đàm tử (Xoan rừng, Fructus Bruceae)

Thanh nhiệt, giải độc, triệt ngược, chỉ lỵ, hủ thực. Chủ trị: Lỵ amib, sốt rét, dùng ngoài chữa hạt cơm, chai chân.

Húng chanh (Folium Plectranthi amboinici)

Ôn phế trừ đàm, tân ôn giải biểu, tiêu độc. Chủ trị: Cảm cúm, ho sốt do phong hàn, nục huyết, ho gà, khản tiếng, trùng thú cắn.

Nga truật (Thân rẽ nhệ đen, Rhizoma Curcumae zedoariae)

Hành khí, phá huyết, chỉ thống, tiêu tích. Chủ trị: Kinh nguyệt huyết khối, bế kinh, đau bụng kinh, bụng đầy trướng đau do thực tích khí trệ.

Huyết đằng (Caulis Spatholobi suberecti)

Hoạt huyết thông lạc, bổ huyết. Chủ trị: chứng huyết hư gây huyết ứ trệ, bế thống kinh, chấn thương tụ huyết, phong thấp đau lưng, đau xương khớp.

Kê nội kim (Màng mề gà, Endothelium Corneum Gigeriae Galli)

Kiện vị, tiêu thực, sáp tinh. Chủ trị: Thực tích không tiêu, bụng đầy trướng, nôn mửa, kiết lỵ, di tinh. Trẻ em cam tích, đái dầm.

Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis)

Ôn trung hạ khí, táo thấp tiêu đờm. Chủ trị: Thượng vị đầy trướng, nôn mửa, tiết tả, thực tích, ho, suyễn.

Thảo quyết minh (Semen Sennae torae)

Tả can minh mục, an thần, nhuận tràng. Chủ trị: Đau mắt đỏ, sợ ánh sáng, mắt mờ, chảy nước mắt (sao vàng), đại tiện bí kết (dùng sống), mất ngủ (sao đen).

Mộc thông (Caulis Clematidis)

Thanh nhiệt, lợi tiểu, thông kinh, tăng sữa. Chủ trị: Phù thũng, đái dắt, đái buốt, khớp tê đau, kinh nguyệt bế tắc, tắc tia sữa, ít sữa.