- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Mẫu đơn bì (Cortex Paeoniae suffruticosae)
Mẫu đơn bì (Cortex Paeoniae suffruticosae)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Vỏ rễ phơi khô của cây Mẫu đơn (Paeonia suffruticosa Andr. ), họ Mẫu đơn (Paeoniaceae).
Mô tả
Mẫu đơn bì hình ống hoặc nửa hình ống, có khe nứt dọc, hai mép thường cuộn cong vào trong hoặc mở ra, dài 5 - 20 cm, đường kính 0,5 - 1,2 cm, dày 0,1 - 0,4 cm. Mặt ngoài màu nâu hay vàng nâu, có nhiều lỗ bì nằm ngang và vết sẹo rễ nhỏ, nơi tróc vỏ bần, có màu phấn hồng. Mặt trong của vỏ màu vàng tro hoặc nâu nhạt, có vằn dọc nhỏ, rõ, thường có nhiều tinh thể nhỏ sáng. Chất cứng giòn, dễ bẻ gẫy. Mặt gẫy gần phẳng, có tinh bột, màu phớt hồng. Vị hơi đắng và se. Mùi thơm đặc biệt.
Bột
Màu nâu đỏ nhạt, hạt tinh bột rất nhiều, hạt đơn loại hình tròn hoặc hình đa giác, đường kính 3 - 16 mm, rốn có dạng điểm hoặc kẽ nứt hoặc hình chữ V, hạt kép có từ 2 - 6 hạt hợp thành. Những bó tinh thể calci oxalat có đường kính 9 - 45 mm, đôi khi các tế bào chứa các tinh thể này lại đứng liền nhau, xếp thành các cụm bó tinh thể, có khi 1 tế bào lại chứa nhiều bó calci oxalat . Tế bào bần hình chữ nhật, thành hơi dày màu đỏ nhạt.
Định tính
A. Lắc 0,15 g bột dược liệu với 25 ml ethanol (TT) trong vài phút rồi lọc. Pha loãng 1 ml dịch lọc với ethanol (TT) thành 25 ml dung dịch. Đo quang phổ hấp thu, dung dịch thu được phải có cực đại hấp thu ở bước sóng 274 ± 1 nm
B. Lắc 0,5 g bột dược liệu với 5 ml ether ethylic (TT) trong 10 phút, lọc; bốc hơi dịch lọc trên cách thủy đến khô, hòa cắn trong 3 ml ethanol (TT), cho thêm 1 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5 % (TT), xuất hiện màu tía đỏ.
C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel G
Dung môi khai triển: Cyclohexan – ethyl acetat (3 : 1).
Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu thêm 10 ml ether ethylic (TT), lắc kỹ, để yên 10 phút, lọc. Bốc hơi dịch lọc trên cách thủy đến khô, cho thêm 2 ml aceton (TT) để hòa tan cắn khô, làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Hoà tan paeonol trong aceton (TT) thành dung dịch có nồng độ 5 mg/ml. Nếu không có paeonol, lấy 1 g bột Mẫu đơn bì (mẫu chuẩn), chiết như mẫu thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, lấy tấm sắc ký ra, để khô trong không khí, rồi phun dung dịch sắt (III) clorid 5 % trong ethanol (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 13 %.
Tạp chất
Tỉ lệ gỗ lẫn: Không quá 5 %.
Tạp chất khác: Không quá 1 %.
Tro toàn phần
Không quá 5 %.
Định lượng
Cân chính xác khoảng 0,2 g bột dược liệu cho vào trong bình cầu, cất kéo hơi nước cho đến khi dịch cất ra được khoảng 450 ml, thêm nước vừa đủ 500 ml, lắc đều. Đo quang phổ hấp thụ của dung dịch này ở bước sóng 274 nm. Tính hàm lượng paeonol trong dược liệu dựa vào A (1 %, 1 cm). Lấy 862 là giá trị A (1 %, 1 cm) của paeonol ở bước sóng 274 nm.
Dược liệu phải chứa paeonol (C9H10O3) không dưới 1,2 % tính theo dược liệu khô kiệt.
Chế biến
Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ, loại bỏ đất cát và rễ con, rửa sạch, bóc lấy vỏ mềm, thái lát, phơi khô.
Bảo quản
Nơi khô, mát.
Tính vị, qui kinh
Khô, tân, hơi hàn. Quy vào kinh tâm, can, thận, tâm bào.
Công năng, chủ trị
Thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết hoá ứ. Chủ trị: Phát ban, khái huyết, nục huyết, sốt hư lao, cốt chưng, vô kinh, bế kinh, nhọt độc sưng đau, sang chấn.
Cách dùng, liều lượng
Ngày 6 – 12 g, phối hợp trong các bài thuốc.
Kiêng kỵ
Không dùng cho người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy, kinh nguyệt ra nhiều, phụ nữ có thai.
Bài viết cùng chuyên mục
Thân tía tô (Tô ngạnh, Caulis Perillae)
Lý khí, khoan trung, chỉ thống, an thai. Chủ trị: Khí uất vùng ngực cơ hoành bĩ tức, thượng vị đau, ợ hơi, nôn mửa, động thai.
Địa du (Radix Sanguisorbae)
Lương huyết chỉ huyết, giải độc, liễm nhọt. Chủ trị: Đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, rong huyết, bỏng nước, bỏng lửa, mụn nhọt thũng độc.
Cốt khí (Radix Polygoni cuspidati)
Trừ thấp, chỉ ho, hoá đờm. Chủ trị: Xương khớp đau nhức, hoàng đản, phế nhiệt gây ho, ho nhiều đờm, mụn nhọt lở loét.
Măng cụt (Pericarpium Garciniae mangostanae)
Sát trùng chỉ lỵ, thu liễm săn da. Chủ trị: Đau bụng ỉa chảy, lỵ, khí hư bạch đới.
Cốc tinh thảo (Flos Eriocauli)
Sơ tán phong nhiệt, minh mục, thoái ế. Chủ trị: Phong nhiệt mắt đỏ, sợ chói mắt, đau mắt có màng, phong nhiệt đầu thống, đau răng.
Ba kích (Rễ Dây ruột gà, Radix Morindae officinalis)
Chủ trị Liệt dương, di tinh, tử cung lạnh, phụ nữ khó mang thai, kinh nguyệt không đều, bụng dưới đau lạnh; phong thấp tê đau, gân xương mềm yếu.
Sáp ong (Cera alba, Cera flava)
Những mảnh hoặc cục nhỏ không đều nhau, hình dáng không nhất định, màu vàng hoặc nâu nhạt. Dùng tay bóp mềm ra và vặn được
Actiso (Lá, Folium Cynarae scolymi)
Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc cuối mùa hoa, đem phơi hoặc sấy khô ở 50 đến 60 độ C.
Tử uyển (Rễ, Radix et Rhizoma Asteris)
Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml nước, đun trong cách thủy ở 60 oC trong 10 phút, lọc nóng, để nguội.
Bạch hoa xà thiệt thảo (Herba Hedyotis difusae)
Thanh nhiệt giải độc, lợi niệu thông lâm, tiêu ung tán kết. Chủ trị: Ho, hen xuyễn do phế thực nhiệt, lâm lậu do bàng quang thấp nhiệt, viêm amidan, viêm họng cấp.
Chiêu liêu (Cortex Terminaliaen nigrovenulosae)
Triển khai sắc ký xong, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun lên bản mỏng dung dịch vanilin 2% trong acid sulfuric, pha ngay trước khi dùng
Đậu đen (Semen Vignae cylindricae)
Trừ phong, thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi tiểu tiện, tư âm, dùng bổ thận, sáng mắt, trừ phù thũng do nhiệt độc, giải độc.
Nhàu (Fructus Morindae citrifoliae)
Dùng khi táo bón, tiểu tiện không thông, điều kinh, hạ sốt, chữa ho, hen; còn dùng với tính chất tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Đạm trúc diệp (Herba Lophatheri)
Thanh nhiệt, trừ phiền, lợi tiểu. Chủ trị: Nhiệt bệnh, khát nước, tâm nóng bứt rứt, lở miệng, lưỡi, tiểu tiện đỏ, rít, đái rắt.
Địa liền (Rhizoma Kaempferiae galangae)
Ôn trung tiêu, tán hàn, trừ thấp, kiện tỳ vị, chủ trị Tê thấp, đau nhức xương khớp, nhức đầu, răng đau, ngực bụng lạnh đau, tiêu hoá kém.
Sài hồ (Radix Bupleuri)
Hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đau trướng, miệng đắng, không muốn ăn, buồn nôn (như sốt rét); đau đầu, chóng mặt, dễ cáu gắt, rối loạn kinh nguyệt, sa dạ con, sa trực tràng.
Lô hội (Aloe)
Thanh can nhiệt, thông tiện. Chủ trị: Can có thực nhiệt, đại tiện bí, tiểu nhi cam tích kinh phong, can nhiệt, bế kinh, làm giảm độc ba đậu.
Hạt qua lâu (Semen Trichosanthis)
Nhuận phế, hoá đàm và nhuận tràng.Chủ trị: ho có đờm dính, táo bón, mụn nhọt, sữa ít.
Sài hồ nam (Radix Plucheae pteropodae)
Phát tán phong nhiệt, giải uất. Chủ trị: ngoại cảm phong nhiệt phát sốt, hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu.
Đỗ trọng (Cortex Eucommiae)
Diêm đỗ trọng. Đỗ trọng thái miếng còn tơ, tẩm nước muối trong 2 giờ, sao vàng, đứt tơ là được; hoặc sao đến khi mặt ngoài màu đen sém khi bẻ gẫy
Rau sam (Herba Portulacae)
Thanh nhiệt giải độc, chỉ lỵ. Chủ trị: xích bạch lỵ, đinh nhọt, đau, eczema, thâm quầng, rắn hay trùng thú cắn, tiểu tiện ra huyết, tụ huyết
Nhung hươu (Lộc nhung, Cornu Cervi Pantotrichum)
Bổ thận dương, ích tinh huyết, mạnh gân cốt, trừ nhọt độc. Chủ trị: Liệt dương, hoạt tinh, tử cung lạnh, khó thụ thai, tinh thần mệt mỏi, sợ lạnh, chóng mặt, tai ù, tai điếc
Ích trí (Riềng lá nhọn, Fructus Alpiniae oxyphyllae)
Ôn thận cố tinh, ôn tỳ chỉ tả. Chủ trị: Tỳ hàn gây tiết tả, đau bụng hàn, tiết nhiều nước bọt, thận hàn gây đái dầm, đi tiểu vặt, di tinh, cặn hơi trắng nước tiểu do thận dương hư.
Cẩu kỷ tử (Fructus Lycii)
Tư bổ can, thận, ích tinh, sáng mắt.Chủ trị: Hư lao tinh suy biểu hiện đau thắt lưng, đầu gối, chóng mặt, ù tai, nội nhiệt gây tiểu đường, huyết hư, mờ mắt.
Cỏ tranh (bạch mao căn, Rhizoma Imperatae cylindricae)
Lương huyết, cầm huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu.Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam do huyết nhiệt, nhiệt bệnh khát nước bứt rứt, hoàng đản, thủy thủng do viêm thận cấp tính.