- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Mật ong (Mel)
Mật ong (Mel)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mật ong là mật của con Ong mật gốc châu Á (Apis cerana Fabricus) hay Ong mật gốc châu Âu (Apis mellifera L.), họ Ong mật (Apidae).
Mô tả
Chất lỏng đặc sánh, hơi trong và dính nhớt, có màu trắng đến màu vàng nhạt hoặc vàng cam đến nâu hơi vàng. Khi để lâu hoặc để lạnh sẽ có những tinh thể dạng hạt dần dần tách ra. Mùi thơm, vị rất ngọt
Tỷ trọng
Ở 20 0C: Không dưới 1,38.
Nếu chế phẩm có đường kết tinh cần đun nóng trên cách thủy ở nhiệt độ không quá 60 0C cho tan hết đường, trộn đều, để nguội và tiến hành đo tỷ trọng
Độ acid
Hoà tan 10 g chế phẩm với 100 ml nước cất mới đun sôi để nguội, thêm 2 giọt dung dịch phenolphthalein (TT) và 4 ml dung dịch natri hydroxyd (0,1mol/lit), xuất hiện màu hồng bền vững trong 10 giây
Tinh bột và dextrin
Đun 2 g chế phẩm với 10 ml nước cất, để nguội, thêm 1 giọt thuốc thử iod, không được có màu xanh hoặc màu đỏ
Tạp chất
Trộn đều 1 g chế phẩm với 2,0 ml nước cất, ly tâm. Gạn lấy phần cặn đem soi dưới kính hiển vi , ngoài hạt phấn hoa ra, không được có tạp chất khác
Tro toàn phần
Không quá 0,4%.
Tro sulfat
Từ 0,1 đến 0,4%.
Clorid
Không quá 0,02%.
Dung dịch A: Hòa tan 4,0 g chế phẩm trong nước, thêm nước vừa đủ 40,0 ml và lọc
Lấy 2,5 ml dung dịch A để tiến hành thử
Calci
Không quá 0,06%.
Lấy 1,0 ml dung dịch A, pha loãng với nước cất thành 10,0 ml. Dung dịch thu được không được chứa calci nhiều hơn 6,0 ml dung dịch calci mẫu 10 phần triệu thêm nước vừa đủ 10,0 ml.
Sulfat
Không quá 0,02%.
Lấy 7,5 ml dung dịch A để tiến hành thử.
Chất nhầy tổng hợp
Pha loãng chế phẩm khoảng 8 lần với nước cất đun nóng. Nếu có chất nhầy tổng hợp sẽ xuất hiện tủa. Tủa này có khuynh hướng tan lại khi để nguội. Tủa tạo thành khi đun nóng, đem lọc, hòa tan tủa trong nước cất và thêm dung dịch fuchsin (TT), dung dịch sẽ chuyển sang màu hồng. Làm bão hòa dung dịch bằng natri sulfat khan (TT), sẽ cho tủa bông màu đỏ đậm
Sacarin
Phương pháp chuyển sacarin thành acid salicylic:
Acid hóa 50 ml chế phẩm với dung dịch acid hydrocloric 16%(TT). Chiết 3 lần, mỗi lần với 5 ml ether (TT). Gộp các dịch chiết ether rồi rửa với 5 ml nước cất. Bốc hơi ether. Hòa tan cắn trong một ít nước nóng, thêm nước cất cho vừa đủ 10 ml, thêm 2 giọt dung dịch acid sulfuric 38% (TT). Đun sôi, thêm từng giọt dung dịch kali permanganat 5% (TT) (cho quá thừa 1 giọt đến khi có màu hồng). Để nguội, hòa tan 1 g natri hydroxyd (TT) vào dung dịch , lọc vào một chén sứ, đun cách thủy đến khô rồi đem nung ở 210 - 215 0C trong 20 phút
Hòa cắn trong nước cất và acid hóa bằng dung dịch acid hydrocloric 16% (TT), chiết với ether (TT) và bốc hơi ether. Nhỏ vào cắn 2 giọt dung dịch sắt III clorid 1% (TT), không được xuất hiện màu tím
Đường tráo nhân tạo
Lắc 5 g chế phẩm với 20 ml ether ethylic (TT). Lọc lấy dịch ether vào một ống nghiệm. Thêm 2 ml thuốc thử Fischer (Hòa tan 1 g resorcin (TT) trong acid hydrocloric đậm đặc (TT) vừa đủ 100 ml). Lắc mạnh, quan sát màu của lớp dung dịch phía dưới, không được có màu đỏ cánh sen rõ rệt trong vòng 20 phút
Vết rỉ sắt
Lấy 1 ml chế phẩm, thêm 4 ml nước cất và 4 giọt dung dịch acid hydrocloric (TT), lắc đều. Nhỏ vài giọt dung dịch kali ferocyanid 5% (TT), không được xuất hiện màu xanh
Định lượng:
Dung dịch thuốc thử Fehling: Gồm dung dịch A và Dung dịch B.
Dung dịch A:
Đồng sulfat tinh thể (TT) 34,66 g.
Dung dịch acid sulfuric 15% (TT) 2 - 3 giọt.
Nước cất vừa đủ 500 ml.
Dung dịch B:
Natri kali tartrat (TT) 173 g.
Natri hydroxyd (TT) 50 g.
Nước cất vừa đủ 500 ml.
Dung dịch glucose chuẩn 1%: Cân chính xác khoảng 1 g glucose chuẩn (đã sấy ở 100 -105 0C đến khối lượng không đổi) cho vào bình định mức 100 ml, thêm nước để hoà tan và pha loãng với nước đến vạch, lắc đều.
Xác định độ chuẩn T:
Lấy chính xác 10,0 ml dung dịch Fehling (TT)A, 10,0 ml dung dịch Fehling B (TT) và 5 ml dung dịch kali ferocyanid 5% trong nước (TT) cho vào một bình nón. Đun sôi dung dịch Fehling trong bình nón rồi chuẩn độ bằng dung dịch glucose chuẩn 1% (nhỏ từng giọt) cho đến khi chuyển màu từ xanh lơ sang nâu xám. Thời gian từ khi bắt đầu chuẩn độ cho đến khi kết thúc là 4 phút và luôn giữ cho dung dịch sôi đều trong suốt quá trình định lượng
Tính độ chuẩn T [lượng glucose khan (g) tương đương với 1 ml thuốc thử Fehling đã dùng]
Thông thường độ chuẩn T từ 0,00345 - 0,00375 g (tương đương với 6,9 - 7,5 ml dung dịch glucose chuẩn 1%)
Tiến hành định lượng: Cân chính xác khoảng 2 g chế phẩm cho vào bình định mức 100 ml. Thêm nước để hoà tan và pha loãng với nước vừa đủ đến vạch, lắc đều (dung dịch chế phẩm 2%).
Tiến hành định lượng như phần xác định độ chuẩn T, bắt đầu từ “ Lấy chính xác 10,0 ml dung dịch Fehling…” nhưng dùng dung dịch chế phẩm 2% để chuẩn độ thay cho dung dịch glucose chuẩn 1%
Hàm lượng đường khử tự do trong chế phẩm tính theo glucose khan không được dưới 64,0% (kl/kl)
Bảo quản
Đựng trong bình, lọ, chai nút kín, không đựng trong thùng sắt. Để nơi mát, tránh ẩm thấpẩptánh côn trùng (ruồi, bọ, chuột...).
Tính vị, quy kinh
Cam, bình. Vào các kinh phế, tỳ, đại trường.
Công năng, chủ trị
Bổ trung, nhuận táo, chỉ thống, giải độc. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, đau thượng vị, ho, táo bón, giải độc Ô đầu, điều hoà các vị thuốc.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 15 - 30 g. Dùng ngoài điều trị mụn nhọt không thu miệng, bỏng nước, bỏng lửa, liều lượng thích hợp.
Kiêng kỵ
Sôi bụng, ỉa chảy hay đầy bụng, không nên dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Dành dành (Chi tử, Fructus Gardeniae)
Chủ trị Sốt cao, tâm phiền, hoàng đản tiểu đỏ, đi tiểu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, dùng ngoài trị sưng đau do sang chấn.
Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata)
Tư âm, bổ huyết, ích tinh, tuỷ. Chủ trị: Can, thận âm hư, thắt lưng đầu gối mỏi yếu, cốt chưng, triều nhiệt, mồ hôi trộm, di tinh, âm hư ho suyễn, háo khát
Tâm sen (Liên tâm, Embryo Nelumbinis)
Thanh tâm, trừ nhiệt, chỉ huyết, sáp tinh. Chủ trị: Tâm phiền mất ngủ, di tinh, thổ huyết.
Tất bát (Fructus Piperis longi)
Ôn trung khứ hàn, hạ khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau thượng vị, nôn mửa, tiêu chảy do hàn, thiên đầu thống. Dùng ngoài chữa đau răng.
Ý dĩ (Semen Coicis)
Ý dĩ được thu hoạch vào mùa thu khi quả đã chín già, cắt lấy quả, phơi khô, đập lấy hạt phơi khô, loại bỏ quả non, lép.Rồi xay xát thu lấy nhân trắng, phơi hoặc sấy khô.
Đại phù bình (Herba Pistiae)
Phát hãn khu phong, hành thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Ngoại cảm, mày đay (phong chẩn, ẩn chẩn), đơn độc, phù thũng.
Cau (Pericarpium Arecae catechi)
Hạ khí, khoan trung, hành thuỷ, tiêu thũng. Chủ trị: Thấp trở, khí trệ, thượng vị trướng tức, đại tiện không thông, thuỷ thũng, cước khí phù thũng.
Tắc kè (Gekko)
Bổ phế thận, định suyễn, trợ dương, ích tinh. Chủ trị: Khó thở hay xuyễn do thận không nạp khí, ho và ho máu, liệt dương, di tinh.
Nụ hòe (Flos Styphnolobii japonici imaturi)
Lương huyết chỉ huyết, thanh can tả hoả. Chủ trị: Các chứng chảy máu, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt.
Ích trí (Riềng lá nhọn, Fructus Alpiniae oxyphyllae)
Ôn thận cố tinh, ôn tỳ chỉ tả. Chủ trị: Tỳ hàn gây tiết tả, đau bụng hàn, tiết nhiều nước bọt, thận hàn gây đái dầm, đi tiểu vặt, di tinh, cặn hơi trắng nước tiểu do thận dương hư.
Nhân trần (Herba Adenosmatis caerulei)
Thanh nhiệt lợi thấp thoái hoàng. Chủ trị: Chủ trị: Viêm gan vàng da, viêm túi mật.
Dây đau xương (Caulis Tinosporae tomentosae)
Khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc. Chủ trị: Phong thấp tê bại, đau nhức cơ khớp. Dùng ngoài chữa đụng dập, sang chấn, rắn cắn.
Đẳng sâm (Radix Codonopsis pilosulae)
Bổ trung ích khí, kiện tỳ ích phế. Chủ trị: tỳ phế hư nhược, thở dồn, tim đập mạnh, ăn yếu, phân lỏng, ho suyễn, hư tính, nội nhiệt, tiêu khát (đái tháo đường).
Toàn yết (Scorpio)
Trừ kinh phong, giải độc, tán kết. Chủ trị: Trẻ em kinh phong, co giật, uốn ván, đau nhức cơ khớp, đau đầu hay đau nửa đầu, liệt mặt, tràng nhạc.
Uy linh tiên (Rễ, Radix Clematidis)
Khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc, chỉ thống. Chủ trị Phong tê thấp các khớp chi, gân mạch co rút khó cử động, dân gian dùng chữa họng hóc xương cá.
Đinh hương (Flos Syzygii aromatici)
Lấy chính xác khoảng 5 g dược liệu đã được tán thành bột thô, cho vào bình cầu 250 ml, thêm 100 ml nước cất
Hương nhu tía (Herba Ocimi sancti)
Có thể phun dung dịch sắt clorid 1 phần trăm trong ethanol, lên bản mỏng khác sau khi khai triển ở hệ dung môi trên, để phát hiện riêng vết eugenol có màu vàng nâu.
Tỏi (Căn hành, Bulbus Allii)
Chủ trị Cảm cúm, ho gà, viêm phế quản, ăn uống tích trệ, thượng vị đau tức do đầy hơi, tiêu chảy mụn nhọt, áp xe viêm tấy, hói trán, trị giun kim.
Thanh hao (Herba Artemisiae apiaceae)
Chữa bệnh lao nhiệt, một số chứng sốt do phế lao, chữa sốt rột, chứng hàn nhiệt vãng lai, ra mồ hôi trộm. Trúng thử.
Ma hoàng (Herba Ephedrae)
Ma hoàng chích mật: Nhuận phế giảm ho; thường dùng trong trường hợp biểu chứng đã giải song vẫn còn ho suyễn
Hồ tiêu (HFructus Piperis nigri)
Ôn trung tán hàn, kiện vị chỉ đau. Chủ trị: Vị hàn gây nôn mửa, tiêu chảy đau bụng và khó tiêu, chán ăn.
Viễn chí (Rễ, Radix Polygalae)
Bột màu nâu nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần màu vàng nâu nhạt. Nhiều mảnh mô mềm tế bào dài hoặc hơi tròn chứa nhiều giọt dầu. Có những giọt dầu đứng riêng lẻ.
Hoàng tinh (Rhizoma Polygonati)
Kiện tỳ, nhuận phế, ích thận. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, cơ thể mệt mỏi, sức yếu, miệng khô, ăn kém, phế hư ho khan, tinh huyết bất túc, nội nhiệt tiêu khát.
Khoản đông hoa (Flos Tussilaginis farfarae)
Nhuận phế hoá đờm, chỉ khái, giáng nghịch. Chủ trị: Ho và suyễn mới và lâu ngày, hư lao.
Bồ công anh (Herba Lactucae indicae)
Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm tán kết. Chủ trị: Mụn nhọt sang lở, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, nhiễm trùng đường tiết niệu.