Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonici)

2014-10-29 12:59 PM
Chủ trị Phế ráo, ho khan; tân dịch thương tổn, khát nước; tâm bứt rứt mất ngủ, nội nhiệt tiêu khát; trường ráo táo bón

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Rễ củ đã phơi hay sấy khô của Mạch môn đông (Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker-Gawl.), họ Mạch môn đông (Convallariaceae).

Mô tả

Rễ chùm thường phình to ở giữa hoặc gần chóp rễ thành dạng củ hình thoi, ở mỗi đầu còn vết tích của rễ con, dài 1,5 – 3,5 cm, đường kính 0,2 – 0,8 cm, để nguyên hay bổ đôi theo chiều dọc. Mặt cắt ngang có lớp vỏ mỏng màu nâu nhạt, phần ruột trắng ngà, có lõi nhỏ ở chính giữa. Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt sau đó hơi đắng.

Vi phẫu

Lớp bần mỏng cấu tạo bởi những tế bào có màng dày, có những chỗ bị rách bong ra. Hạ bì gồm vài lớp tế bào nhỏ màng hơi dày. Vùng mô mềm vỏ rộng gấp 3 – 4  lần vùng mô mềm tủy. Các tế bào mô mềm có màng mỏng; ở phần ngoài tế bào mô mềm có hình tròn hay nhiều cạnh, ở phần trong, tế bào kéo dài theo hướng xuyên tâm; rải rác có tinh thể calci oxalat hình kim đôi khi là hình cầu gai. Tế bào nội bì có màng dày ở phía trong và hai bên như hình chữ U. Trụ bì gồm 1 lớp tế bào có màng mỏng. Các bó gỗ cấp 1 thành dãy, mạch lớn phía trong và mạch nhỏ phía ngoài xếp xen kẽ với bó libe cấp 1. Vùng mô mềm ruột hẹp gồm các tế bào có màng mỏng, kích thước nhỏ hơn tế bào mô mềm vỏ, rải rác có tế bào chứa bó tinh thể calci oxalat hình kim thường nhỏ hơn các tế bào xung quanh.

Bột

Mảnh bần gồm những tế bào nhiều cạnh có màng dày. Mảnh mô mềm gồm tế bào có màng mỏng, hình tròn hoặc nhiều cạnh, có chứa tinh thể calci oxalat hình kim dài 40 – 70 µm, rộng 2 – 4 µm, đứng riêng rẽ hay xếp thành từng bó. Tế bào mô cứng hình chữ nhật có thành dày, khoang rộng, có ống trao đổi rõ, thường xếp thành từng đám, có nhiều tinh bột.

Định tính

A. Quan sát mặt cắt ngang của dược liệu dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm thấy có phát quang màu xanh nhạt sáng, mạnh nhất ở vùng lõi và giảm dần ở vùng vỏ.

B. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 15 ml ethanol 70% (TT), đun hồi lưu trên bếp cách thủy 15 phút, lọc. Lấy khoảng 1 ml dịch lọc pha loãng với nước cất thành 10 ml. Lắc mạnh 15 giây, có bọt bền.

C. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 15 ml nước, đun trong cách thủy 15 phút, lọc. Lấy 1 ml dịch lọc thêm 1 ml thuốc thử Fehling, đun sôi, có kết tủa đỏ gạch.

Chất chiết được trong dược liệu

Không được ít hơn 60% chất chiết được trong nước tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng ghi trong chuyên luận xác định các chất chiết được trong dược liệu. Dùng 1,0 g dược liệu, thêm 40 ml nước, chiết 3 lần, mỗi lần 30 phút, gộp các dịch chiết, cô trong cách thủy đến cắn.

Độ ẩm

Không quá 18%.

Tro toàn phần

Không quá 5%.

Tro không tan trong acid hydrocloric

Không quá 1%.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa hạ. Đào lấy rễ củ, rửa sạch, phơi nắng nhiều lần cho gần khô (khô khoảng 70 - 80%), loại bỏ rễ tua; Rễ củ nhỏ để nguyên, rễ củ to bổ đôi theo chiều dọc, phơi hay sấy nhẹ đến khô. Cũng có thể sau khi đào lấy củ, rửa sạch, đồ chín, phơi khô.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, đập dẹt, rút bỏ lõi, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh mốc.

Tính vị, quy kinh

Cam, vi khổ, vi hàn. Vào các kinh tâm, phế, vị.

Công năng, chủ trị

Dưỡng vị, sinh tân, nhuận phế chỉ ho, thanh tâm trừ phiền, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị: Phế ráo, ho khan; tân dịch thương tổn, khát nước; tâm bứt rứt mất ngủ, nội nhiệt tiêu khát; trường ráo táo bón.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 6 - 12 g. Dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Tỳ vị hư hàn, ăn uống chậm tiêu, ỉa chảy không nên dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Đậu xanh (Semen Vignae aurei)

Thanh nhiệt trừ thử, chỉ khát, lợi niệu, giải các loại độc, chủ trị Tả lỵ, phù thũng, ngộ độc các chất và thuốc, thử nhiệt và khát nước.

Hoàng liên (Rhizoma Coptidis)

Thanh nhiệt táo thấp, thanh tâm, trừ phiền, thanh can sáng mắt, tả hỏa, giải độc. Chủ trị: Dùng trị các bệnh các bệnh đau bụng, viêm ruột, ỉa lỵ, bồn chồn mất ngủ, đau mắt đỏ.

Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)

Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống, điều hoà tác dụng các thuốc. Chích Cam thảo: Bổ tỳ, ích khí, phục mạch. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược

Cẩu kỷ tử (Fructus Lycii)

Tư bổ can, thận, ích tinh, sáng mắt.Chủ trị: Hư lao tinh suy biểu hiện đau thắt lưng, đầu gối, chóng mặt, ù tai, nội nhiệt gây tiểu đường, huyết hư, mờ mắt.

Kim ngân hoa (Flos Lonicerae)

Thanh nhiệt, giải độc, tán phong nhiệt. Chủ trị: Ung nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh phát nhiệt, nhiệt độc huyết lị.

Đạm trúc diệp (Herba Lophatheri)

Thanh nhiệt, trừ phiền, lợi tiểu. Chủ trị: Nhiệt bệnh, khát nước, tâm nóng bứt rứt, lở miệng, lưỡi, tiểu tiện đỏ, rít, đái rắt.

Đương quy (Radix Angelicae sinensis)

Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng. Chủ trị: Huyết hư, chóng mặt. Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh, táo bón do huyết hư.

Hoàng bá (Cortex Phellodendri)

Thanh nhiệt táo thấp, tư âm giáng hoả, giải độc. Chủ trị: Âm hư phát sốt, xương đau âm ỉ, ra mồ hôi trộm; viêm tiết niệu; tả lỵ thấp nhiệt; hoàng đản; mụn nhọt lở ngứa.

Mộc tặc (Herba Equiseti debilis)

Tán phong nhiệt, trừ mắt có màng (thoái ế). Chủ trị: Đau mắt đỏ do phong nhiệt, ra gió chảy nước mắt, mắt kéo màng.

Rong mơ (Sargassum)

Tiêu đàm nhuyễn kiên, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Bướu cổ và tràng nhạc, sán khí, phù thũng.

Ích mẫu (Herba Leonuri japonici)

Hoạt huyết khứ ứ, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Kinh đau, kinh bế, huyết hôi ra không hết, phù thũng đái không lợi.

Quả qua lâu (Fructus Trichosanthis)

Thanh nhiệt, trừ đàm, nhuận táo, tán kết. Chủ trị: ho đờm do phế nhiệt, đau thắt ngực, kết hung đầy bĩ ngực và thượng vị, nhũ ung, phế ung, trường ung, đại tiện bí kết.

Nhục đậu khấu (Semen Myristicae)

Ôn trung, hành khí, sáp trường, chỉ tả. Chủ trị: Cửu lỵ (ỉa chảy lâu ngày) do tỳ vị hư hàn, đau trướng bụng và đau thượng vị, biếng ăn, nôn mửa.

Sâm đại hành (Tỏi lào, Bulbus Eleutherinis subaphyllae)

Thiếu máu, vàng da, hoa mắt, nhức đầu, mệt mỏi, băng huyết, ho ra máu, thương tích tụ huyết, ho gà, viêm họng.

Sài hồ nam (Radix Plucheae pteropodae)

Phát tán phong nhiệt, giải uất. Chủ trị: ngoại cảm phong nhiệt phát sốt, hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu.

Sâm cau (Tiên mao, Rhizoma Curculiginis)

Bổ thận tráng dương, cường cân cốt, khử hàn trừ thấp. Chủ trị: Liệt dương, di tinh đau nức cơ khớp do hàn, chân tay yếu mềm, ỉa chảy sợ lạnh.

Thanh hao hoa vàng (Folium Artemisiae annuae)

Thu hái vào lúc cây sắp ra hoa, tốt nhất là vào mùa hè, khi cây có nhiều lá, cắt phần trên mặt đất, phơi khô, lắc hoặc đập cho lá rụng

Cỏ xước (Radix Achyranthis asperae)

Hoạt huyết khứ ứ, bổ can thận mạnh gân xương. Chủ trị: Phong thấp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay co quắp, kinh nguyệt không đều, bế kinh đau bụng, bí tiểu tiện, đái rắt buốt.

Ý dĩ (Semen Coicis)

Ý dĩ được thu hoạch vào mùa thu khi quả đã chín già, cắt lấy quả, phơi khô, đập lấy hạt phơi khô, loại bỏ quả non, lép.Rồi xay xát thu lấy nhân trắng, phơi hoặc sấy khô.

Nghệ (Rhizoma Curcumae longae)

Hành khí, phá huyết, chỉ thống, sinh cơ. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở. Phụ nữ đau bụng sau đẻ do máu xấu không sạch

Tắc kè (Gekko)

Bổ phế thận, định suyễn, trợ dương, ích tinh. Chủ trị: Khó thở hay xuyễn do thận không nạp khí, ho và ho máu, liệt dương, di tinh.

Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae)

Giải biểu, khu phong, thắng thấp, hoạt huyết tống mủ ra, sinh cơ chỉ đau. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, nhức đầu vùng trán, đau xương lông mày, ngạt mũi.

Thạch cao: Băng thạch, Gypsum fibrosum

Thanh nhiệt tả hoả, trừ phiền chỉ khát. Chủ trị: Thực nhiệt ở phần khí của phế vị (sốt cao, mồ hôi nhiều khát nhiều, mạch hồng đại), nhiệt độc thịnh ở kinh mạch.

Đương quy di thực (Radix Angelicae acutilobae)

Bổ huyết, hành huyết, hoạt huyết, điều kinh, nhuận tràng, thông đại tiện. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, đau bụng khi thấy kinh, thắt lưng đau, băng lậu, đại tiện khô táo, đi lỵ đau bụng.

Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei)

Chủ trị Khí hư mệt mỏi, kém ăn; trung khí hạ hãm, tiêu chảy lâu ngày, sa tạng phủ, tiện huyết, rong huyết; ra mồ hôi; nhọt độc khó vỡ