- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Lô hội (Aloe)
Lô hội (Aloe)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chất dịch đã cô đặc và sấy khô, lấy từ lá cây Lô hội (chủ yếu từ Aloe vera L. và Aloe ferox Mill.), họ Lô hội (Asphodelaceae).
Mô tả
Khối nhựa có kích thước không đồng đều, màu nâu đen bóng, dễ vỡ vụn, chỗ vỡ óng ánh như thuỷ tinh. Mùi hơi khó chịu, vị đắng nồng.
Định tính
A. Lấy 0,5 g bột dược liệu cho vào bình nón 250 ml, thêm 50 ml nước, lắc kỹ trong 5 phút. Lọc (dung dịch A).
Lấy 5 ml dung dịch A cho vào ống nghiệm và thêm 0,2 g dinatri tetraborat (TT), đun nóng đến tan. Lấy 1 ml dịch trong ống nghiệm pha loãng với 30 ml nước cất, lắc kỹ. Quan sát dưới ánh sáng đèn tử ngoại ở bước sóng 365 nm sẽ có huỳnh quang màu vàng sáng xuất hiện.
Lấy 2 ml dung dịch A cho vào ống nghiệm, thêm 2 ml nước bão hoà brom (TT), xuất hiện tủa màu vàng.
B. Lấy 0,1 g bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 100 ml. Thêm 5 ml dung dịch sắt (III) clorid 3% (TT) và 5 ml dung dịch acid hydrocloric 10% (TT). Lắc đều rồi đun trên cách thuỷ 10 phút, để nguội, thêm 15 ml ether ethylic (TT), lắc kỹ trong 1 phút. Gạn lấy lớp ether và lắc dịch chiết ether với 5 ml dung dịch amoniac 10% (TT). Lớp amoniac có màu hồng tím.
C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel G, dày 0,25 mm đã hoạt hoá ở 110oC trong 1 giờ.
Hệ dung môi khai triển: Nước : ethyl acetat : methanol (13 : 100 : 17).
Dung dịch thử: Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 20 ml methanol (TT), đun sôi trong cách thuỷ, lọc. Lắc trong vài phút, lọc.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 25 mg barbaloin, hòa tan trong methanol (TT) và pha loãng đến 10 ml với cùng dung môi.
Cách tiến hành: Chấm riêng rẽ 10 ml mỗi dung dịch trên lên bản mỏng. Khai triển sắc ký khoảng 10 cm, lấy bản mỏng ra để khô trong không khí. Phun dung dịch kali hydroxyd 10% trong methanol (TT). Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, trên sắc ký đồ: dung dịch thử phải không có vết có huỳnh quang màu tím, phải cho vết có huỳnh quang và giá trị Rf tương ứng với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 12,0%.
Tro toàn phần
Không quá 2,0%.
Định lượng
Cân chính xác khoảng 0,4 g bột dược liệu đã qua rây có kích thước mắt rây 0,18 mm vào một bình nón dung tích 250 ml. Làm ẩm dược liệu với 2 ml methanol (TT) và thêm 5 ml nước cất đã đun nóng 60 oC, lắc đều. Thêm 75 ml nước và đun trong cách thuỷ 60 oC trong 30 phút, thỉnh thoảng lắc. Để nguội, lọc vào bình định mức có dung tích 1000 ml, tráng bình nón và rửa giấy lọc với 20 ml nước và hứng vào bình định mức trên. Thêm nước tới vạch. Trộn đều. Lấy chính xác 10 ml dịch chiết trên cho vào một bình cầu có dung tích 100 ml. Thêm 1 ml dung dịch sắt (III) clorid 60% (TT) và 6 ml acid hydrocloric (TT). Đun hồi lưu trong cách thuỷ 4 giờ. Để nguội, rồi chuyển toàn bộ dung dịch vào một bình gạn, rửa bình cầu lần lượt bằng 4 ml nước, 4 ml dung dịch natri hydroxyd 1 N (TT) và 4 ml nước. Gộp tất cả dịch các lần rửa vào bình gạn trên. Chiết hỗn hợp trên với ether ethylic (TT) ba lần, mỗi lần 20 ml. Gộp tất cả dịch chiết ether vào một bình gạn khác và rửa 2 lần với nước, mỗi lần 10 ml. Gạn lớp ether vào một bình định mức có dung tích 100 ml. Thêm ether ethylic (TT) tới vạch. Lấy chính xác 20 ml dung dịch ether ethylic cho bốc hơi tới cắn trên cách thuỷ. Hoà tan cắn bằng 10 ml dung dịch magnesi acetat 0,5 % trong methanol (TT). Đo độ hấp thụ ở bước sóng 512 nm (Phụ lục 4.1), dùng methanol (TT) làm mẫu trắng.
Nhựa của loài Aloe có hàm lượng dẫn chất hydroxyanthracen không dưới 18% tính theo barbaloin (C21H22O9) đối với dược liệu khô kiệt.
Chế biến
Cắt lá cây, ép lấy chất dịch ở trong, đem cô khô.
Bảo quản
Để nơi khô mát, trong lọ kín.
Tính vị, quy kinh
Khổ, hàn. Vào các kinh can, vị, đại trường.
Công năng, chủ trị
Thanh can nhiệt, thông tiện. Chủ trị: Can có thực nhiệt, đại tiện bí, tiểu nhi cam tích kinh phong, can nhiệt, bế kinh, làm giảm độc ba đậu.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 0,06 - 0,20 g. Dùng để tẩy, mỗi lần 1 - 2 g. Dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
Kiêng kỵ
Tỳ vị suy yếu, đang ỉa lỏng hoặc phụ nữ có thai không dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Ô đầu (Radix Aconiti)
Khu phong, trừ thấp tý, ụn kinh chỉ thống. Chủ trị: Dùng trị đau khớp, tê mỏi cơ.
Ích trí (Riềng lá nhọn, Fructus Alpiniae oxyphyllae)
Ôn thận cố tinh, ôn tỳ chỉ tả. Chủ trị: Tỳ hàn gây tiết tả, đau bụng hàn, tiết nhiều nước bọt, thận hàn gây đái dầm, đi tiểu vặt, di tinh, cặn hơi trắng nước tiểu do thận dương hư.
Ngũ bội tử (Galla chinensis)
Sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, liễm sang, giải độc, liễm phế. Chủ trị: Tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày, mồ hôi trộm, tiện huyết, nôn ra máu, trĩ chảy máut, ngoại thương xuất huyết.
Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei)
Chủ trị Khí hư mệt mỏi, kém ăn; trung khí hạ hãm, tiêu chảy lâu ngày, sa tạng phủ, tiện huyết, rong huyết; ra mồ hôi; nhọt độc khó vỡ
Mạch môn (Ô tặc cốt, Os Sepiae)
Thông huyết mạch, trừ hàn thấp, chỉ huyết. Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, cam tẩu mã, băng lậu, đới hạ, đau loét dạ dày và hành tá tràng, âm nang lở ngứa
Long đởm (Radix et Rhizoma Gentianae)
Thanh thấp nhiệt, tả can đởm hoả. Chủ trị: Hoàng đản thấp nhịêt, âm hộ sưng ngứa kèm đới hạ, thấp chẩn, mắt đỏ, tai nghễnh ngãng, sườn đau, miệng đắng, kinh phong co giật.
Dừa cạn (Folium Catharanthi rosei)
Hoạt huyết, tiêu thũng giải độc, an thần hạ áp. Dùng trị tăng huyết áp, tiểu đường, kinh nguyệt không đều, lỵ, bí tiểu. Cũng dùng trị bệnh bạch cầu lympho cấp.
Cát sâm (Radix Millettiae speciosae)
Sinh tân dịch, chỉ khát, nhuận phế, lợi tiểu. Chủ trị: Tân dịch hao tổn, háo khát, ho do phế nhiệt, đái buốt dắt. Sao vàng: Bổ tỳ, ích khí, tiêu đờm; tẩm gừng ích tỳ
Mộc hoa trắng (Cortex Holarrhenae)
Nếu dùng dùng dung dịch đối chiếu là dịch chiết của vỏ Mộc hoa trắng thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu
Cẩu kỷ tử (Fructus Lycii)
Tư bổ can, thận, ích tinh, sáng mắt.Chủ trị: Hư lao tinh suy biểu hiện đau thắt lưng, đầu gối, chóng mặt, ù tai, nội nhiệt gây tiểu đường, huyết hư, mờ mắt.
Bạch đậu khấu (Fructus Amomi)
Hoá thấp, hành khí, tiêu bĩ, ôn vị. Chủ trị: Tiêu hoá kém, hàn thấp nôn mửa, ngực bụng đau chướng, giải độc rượu.
Hồ tiêu (HFructus Piperis nigri)
Ôn trung tán hàn, kiện vị chỉ đau. Chủ trị: Vị hàn gây nôn mửa, tiêu chảy đau bụng và khó tiêu, chán ăn.
Khương hoạt (Rhizoma et Radix Notopterygii)
Chủ trị Cảm mạo phong hàn, phong chạy khắp người, mình, chân, tay, các khớp đau nhức nặng nề, thiên về đau ở nửa người trên.
Hương gia bì (Cortex Periplocae)
Khử phong chỉ thống, kiện tỳ cố thận, lợi niệu, chỉ thống giải độc. Chủ trị: Đau lưng gối, đau gân khớp, tiểu tiện khó khăn, mụn nhọt, sang lở, sang chấn gãy xương.
Nhàu (Fructus Morindae citrifoliae)
Dùng khi táo bón, tiểu tiện không thông, điều kinh, hạ sốt, chữa ho, hen; còn dùng với tính chất tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Kê nội kim (Màng mề gà, Endothelium Corneum Gigeriae Galli)
Kiện vị, tiêu thực, sáp tinh. Chủ trị: Thực tích không tiêu, bụng đầy trướng, nôn mửa, kiết lỵ, di tinh. Trẻ em cam tích, đái dầm.
Ngũ gia bì chân chim (Cortex Scheflerae heptaphyllae)
Khu phong, trừ thấp, mạnh gân cốt. Chủ trị: Đau lưng, đau xương cốt do hàn thấp, gân xương co rút, sưng đau, hoặc sưng đau do sang chấn.
Nga truật (Thân rẽ nhệ đen, Rhizoma Curcumae zedoariae)
Hành khí, phá huyết, chỉ thống, tiêu tích. Chủ trị: Kinh nguyệt huyết khối, bế kinh, đau bụng kinh, bụng đầy trướng đau do thực tích khí trệ.
Đăng tâm thảo (Medulla Junci effusi)
Mặt ngoài màu trắng hoặc vàng nhạt, có vân dọc nhỏ. Thể nhẹ, sốp, hơi có tính đàn hồi, dễ đứt, mặt đứt màu trắng. Không mùi vị.
Khổ hạnh nhân (Semen Armeniacae amarum)
Chỉ khái bình suyễn, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị: Ho suyễn do ngoại tà hoặc đờm ẩm, táo bón do huyết hư và thiếu tân dịch.
Thông thảo (Medulla Tetrapanacis)
Thanh nhiệt lợi tiểu, thông kinh hạ sữa. Chủ trị: Ngũ lâm, thuỷ thũng, sau đẻ không ra sữa.
Sài hồ nam (Radix Plucheae pteropodae)
Phát tán phong nhiệt, giải uất. Chủ trị: ngoại cảm phong nhiệt phát sốt, hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu.
Địa liền (Rhizoma Kaempferiae galangae)
Ôn trung tiêu, tán hàn, trừ thấp, kiện tỳ vị, chủ trị Tê thấp, đau nhức xương khớp, nhức đầu, răng đau, ngực bụng lạnh đau, tiêu hoá kém.
Ô dược (Radix Linderae)
Bụng trướng đau, đầy bụng, khí nghịch phát suyễn, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, di niệu, sán khí, hành kinh đau bụng.
Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae)
Bổ thận, làm liền xương, chỉ thống. Chủ trị: Thận hư, thắt lưng đau, tai ù, tai điếc, răng lung lay, đau do sang chấn, bong gân, gẫy xương. Còn dùng ngoài điều trị hói, lang ben.