- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Lá tía tô (Tô diệp, Folium Perillae)
Lá tía tô (Tô diệp, Folium Perillae)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lá (hoặc có lẫn nhánh non) đã phơi hay sấy khô của cây Tía tô (Perilla frutescens (L.) Britt.), họ Bạc hà (Lamiaceae).
Mô tả
Phiến lá thường nhàu nát, cuộn lại và gẫy, lá được dàn phẳng có hình trứng, dài 4 - 11 cm, rộng 2,5 - 9 cm, chóp lá nhọn, gốc lá tròn hoặc vát nhọn, rộng, mép lá có răng tròn. Hai mặt lá đều có màu tía hoặc mặt trên màu lục, mặt dưới màu tía có lông màu trắng xám mọc rải rác và nhiều vảy tuyến dạng điểm. Cuống lá dài 2 - 7 cm, màu tía hoặc lục tía. Chất giòn. Cành non có đường kính 2 - 5 mm, màu lục tía, mặt cắt ngang có tuỷ ở giữa. Mùi thơm, vị hơi cay.
Vi phẫu
Biểu bì trên và dưới gồm một lớp tế bào dẹt và nhỏ. Có nhiều lỗ khí ở biểu bì dưới. Lông tiết nằm trong những chỗ lõm của biểu bì. Lông che chở đa bào một dãy. Mô dày nằm ở những chỗ lồi của gân giữa. Mô mềm vỏ. Bó libe- gỗ hình cung ở giữa gân lá gồm có cung gỗ ở phía trên, cung libe ở phía dưới.
Phiến lá gồm có mô mềm giậu chứa chất màu vàng, chiếm 2/3 phiến lá ở phía trên, mô mềm khuyết mỏng ở phía dưới.
Bột
Màu nâu, mùi thơm. Soi kính hiển vi thấy: Lông che chở đa bào, bề mặt lấm tấm. Lông tiết đầu đa bào, cuống rất ngắn. Mảnh biểu bì trên và dưới gồm tế bào thành ngoằn ngoèo, có lỗ khí và lông tiết. Phiến lá gồm tế bào chứa diệp lục, có tinh thể calci oxalat hình cầu gai nhỏ. Mảnh mạch mạng, mạnh vòng, mạch xoắn.
Định tính
A. Phản ứng trên bề mặt lá: Một số tế bào biểu bì chứa khối chất màu tía. Màu đỏ xuất hiện ngay khi nhỏ lên mặt dưới lá vài giọt dung dịch acid hydrocloric 10% (TT); hoặc khi nhỏ lên mặt dưới lá vài giọt dung dịch kali hydroxyd 5% (TT) sẽ xuất hiện màu lục sáng, sau đó chuyển thành màu lục vàng.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)
Bản mỏng: Silica gel G
Dung môi khai triển: Dùng lớp trên của hỗn hợp dung môi gồm ether dầu hỏa ( 60 - 90o) - ethyl acetat (19 : 1).
Dung dịch thử: Lấy 0,7 g bột thô dược liệu vào bình cầu, thêm 250 ml nước, trộn đều, lắp bình vào dụng cụ cất tinh dầu, tiến hành cất tinh dầu theo phương pháp 2, Phụ lục 12.7, thêm 1,5 ml ether dầu hoả (60 - 90 oC) (TT) thay cho xylen, đun sôi nhẹ trong 2 giờ, để nguội, tách riêng phần ether dầu hoả làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 0,7 g bột thô lá Tía tô, tiến hành chiết tương tự như đối với dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí, phun dung dịch dinitrophenylhydrazin (TT), để yên cho đến khi hiện rõ vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 13,0%.
Tạp chất
Không quá 2%.
Dự lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Benzen hexaclorid (BHC) : Không quá 0,2 ppm.
Tro toàn phần
Không quá 9,0% (Phụ lục 9.8).
Tỷ lệ vụn nát
Qua rây có kích thước mắt rây 3,150 mm: Không quá 5%.
Chế biến
Thu hoạch vào mùa hạ, khi cành lá Tía tô mọc xum xuê, bỏ lá sâu, để riêng lá hoặc nhánh non, loại bỏ tạp chất, phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ đến khô.
Bào chế
Loại bỏ tạp chất và cành già, phun nước cho mềm, thái vụn, phơi khô.
Bảo quản
Để nơi mát, khô.
Tính vị, quy kinh
Tân, ôn. Vào các kinh phế, tỳ.
Công năng, chủ trị
Giải biểu tán hàn, hành khí hoà vị, lý khí an thai. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, ho, khí suyễn buồn nôn, có thai nôn mửa, chữa trúng độc cua cá.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 5 - 9 g, dạng thuốc sắc.
Kiêng kỵ
Ho khan, ho ra máu, người âm hư hàn nhiệt, hoặc nóng trong, mồ hôi ra nhiều và không phải ngoại cảm phong hàn không nên dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Hương phụ (Củ gấu, Rhizoma Cyperi)
Hành khí chỉ thống, giải uất điều kinh, kiện vị tiêu thực. Chủ trị: Giảm đau trong các trường hợp: đau dạ dày, tiêu hoá kém, đau cơ, đau ngực sườn, đau dây thần kinh ngoại biên
Tinh dầu bạc đàn (Oleum Eucalypti)
Cho 10 ml tinh dầu vào bình nón nút mài dung tích 100 ml. Thêm vào đó 5 ml toluen (TT) và 4 ml dung dịch hydroxylamin hydroclorid trong ethanol 60%.
Quế (Cortex Cinnamomi)
Dùng khi lưng gối đau lạnh, bụng đau lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, bế kinh, đau bụng kinh, phù thũng, tiểu tiện rối loạn (đái không thông lợi, đái nhiều lần).
Đại hoàng (Rhizoma Rhei)
Thanh trường thông tiện, tả hoả giải độc, trục ứ thông kinh. Chủ trị: Táo bón do thực nhiệt, đau bụng, hoàng đản, bế kinh, chấn thương tụ máu, chảy máu cam, nhọt độc sưng đau.
Cải củ (Semen Raphani sativi)
Tiêu thực trừ trướng, giáng khí hóa đờm. Chủ trị: Ăn uống đình trệ, thượng vị đau trướng, đại tiện bí kết, tiêu chảy, kiết lỵ, đờm nghẽn, ho suyễn.
Hương nhu trắng (Herba Ocimi gratissimi)
Chủ trị Cảm nắng, cảm hàn, sốt nóng sợ rét, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, thổ tả chuột rút, dương thuỷ
Nhũ hương (Gôm nhựa, Gummi resina Olibanum)
Khí huyết ngưng trệ gây kinh bế, hành kinh đau bụng, huyết ứ sau sinh đau bụng, ung nhọt, ẩn chẩn (mày đay) do phong hàn.
Mẫu đơn bì (Cortex Paeoniae suffruticosae)
Thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết hoá ứ. Chủ trị: Phát ban, khái huyết, nục huyết, sốt hư lao, cốt chưng, vô kinh, bế kinh, nhọt độc sưng đau, sang chấn
Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae)
Dưỡng huyết, bổ can thận, nhuận tràng thông tiện, làm xanh tóc. Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh, gầy, đau lưng, di tinh, tóc bạc sớm, táo bón.
Cốt khí (Radix Polygoni cuspidati)
Trừ thấp, chỉ ho, hoá đờm. Chủ trị: Xương khớp đau nhức, hoàng đản, phế nhiệt gây ho, ho nhiều đờm, mụn nhọt lở loét.
Quả qua lâu (Fructus Trichosanthis)
Thanh nhiệt, trừ đàm, nhuận táo, tán kết. Chủ trị: ho đờm do phế nhiệt, đau thắt ngực, kết hung đầy bĩ ngực và thượng vị, nhũ ung, phế ung, trường ung, đại tiện bí kết.
Muồng trâu (Folium Senna alatae)
Nhuận tràng, lợi gan mật, tiêu độc, tiêu viêm, sát trùng, chỉ ngứa. Chủ trị: Táo bón (dùng sống), viêm gan, da vàng (dùng thuôc đã sao khô)
Măng cụt (Pericarpium Garciniae mangostanae)
Sát trùng chỉ lỵ, thu liễm săn da. Chủ trị: Đau bụng ỉa chảy, lỵ, khí hư bạch đới.
Cỏ tranh (bạch mao căn, Rhizoma Imperatae cylindricae)
Lương huyết, cầm huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu.Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam do huyết nhiệt, nhiệt bệnh khát nước bứt rứt, hoàng đản, thủy thủng do viêm thận cấp tính.
Mạch nha (Fructus Hordei germinatus)
Kiện tỳ tiêu thực, tiêu sưng thông sữa. Chủ trị: Thực tích bụng đầy trướng, ăn kém, tiêu hoá kém, làm mất sữa hoặc vú sưng đau do sữa ứ lại, vú tức đau khi căng sữa
Thân tía tô (Tô ngạnh, Caulis Perillae)
Lý khí, khoan trung, chỉ thống, an thai. Chủ trị: Khí uất vùng ngực cơ hoành bĩ tức, thượng vị đau, ợ hơi, nôn mửa, động thai.
Actiso (Lá, Folium Cynarae scolymi)
Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc cuối mùa hoa, đem phơi hoặc sấy khô ở 50 đến 60 độ C.
Xà sàng (Quả, Fructus Cnidii)
Định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Lấy khoảng 30 g dược liệu khô, thêm khoảng 200 ml nước; chưng cất trong 3 giờ với tốc độ 2,5 đến 3,5 ml/phút.
Hạ khô thảo (Spica Prunellae)
Thanh nhiệt giáng hoả, minh mục, tán kết, tiêu sưng. Chủ trị: Tăng huyết áp, mắt đỏ sưng đau, đau con ngươi, chảy nước mắt do viêm tuyến lệ, nhức đầu, chóng mặt
Chỉ thực (Fructus Aurantii immaturus)
Phá khí tiêu tích, hoá đờm tiêu bĩ. Chủ trị: Thực tích, thực nhiệt tích ở đại tràng gây táo bón, đờm trọc ứ trệ ở ngực gây đau trong ngực, ăn không tiêu bụng đầy trướng.
Sơn tra (Fructus Mali)
Tiêu thực tích, hành ứ, hóa đàm. Chủ trị: ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, ợ chua, đàm ẩm, bụng kết hòn cục, sản hậu ứ huyết, đau bụng.
Hoàng cầm (Radix Scutellariae)
Thanh nhiệt, táo thấp, tả hoả giải độc, an thai. Chủ trị: Thấp ôn, thử ôn, ngực tức, buồn nôn, nôn, thấp nhiệt, đầy bĩ, kiết lỵ, tiêu chảy, hoàng đản, phế nhiệt ho, sốt cao
Tầm gửi (Herba Loranthi)
Khu phong trừ thấp, bổ can thận, mạnh gân xương, an thai, lợi sữa. Chủ trị: Đau lưng, tê đau gân cốt, viêm thận mạn tính, động thai, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa.
Mộc dược (Myrrha)
Hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống tiêu sưng, sinh cơ, thông kinh, Chủ trị Kinh bế, thống kinh, đau thượng vị, nhọt độc sưng đau
Nhục đậu khấu (Semen Myristicae)
Ôn trung, hành khí, sáp trường, chỉ tả. Chủ trị: Cửu lỵ (ỉa chảy lâu ngày) do tỳ vị hư hàn, đau trướng bụng và đau thượng vị, biếng ăn, nôn mửa.