- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Lá sen (Liên diệp, Folium Nelumbinis)
Lá sen (Liên diệp, Folium Nelumbinis)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lá bánh tẻ đã bỏ cuống, phơi hoặc sấy khô của cây Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.), họ Sen (Nelumbonaceae).
Mô tả
Lá nguyên tròn, nhăn nheo, nhàu nát, đường kính 30 - 60 cm, mặt trên màu lục tro, hơi nháp, mặt dưới màu lục nâu nhẵn bóng, mép nguyên, ở giữa lá có vết tích của cuống lá lồi lên màu nâu. Lá có từ 17 - 23 gân toả tròn hình nan hoa. Gân lồi về phía mặt dưới lá. Lá giòn, dễ vụn nát, có mùi thơm.
Vi phẫu
Biểu bì trên gồm một lớp tế bào hình chữ nhật nhỏ, mặt ngoài có núm lồi lên. Biểu bì dưới có tầng cutin dày. Mô mềm giậu có một lớp tế bào xếp sát biểu bì trên, chạy từ phiến lá qua gân lá. Mô dày ở gân lá cấu tạo bởi tế bào thành hơi dày, xếp thành đám sát biểu bì dưới. Tế bào mô mềm có thành mỏng. Xen kẽ giữa những tế bào mô mềm có nhiều khuyết to, kích thước không đều, xung quanh mỗi khuyết có nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Nhiều bó libe - gỗ kích thước khác nhau. Ở giữa gân có 2 bó libe - gỗ to, những bó libe - gỗ nhỏ xếp rải rác xung quanh. Mỗi bó libe - gỗ có vòng mô cứng bao bọc, gỗ phía trên, libe phía dưới.
Bột
Mảnh biểu bì trên gồm tế bào hình nhiều cạnh, kích thước không đều, thành ít nhăn nheo, có lỗ khí ở dạng biến thiên. Thành phía ngoài của tế bào biểu bì có nhiều núm lồi lên. Núm nhìn phía dưới mặt là những vòng tròn nhỏ, rải rác có những núm bị tách khỏi biểu bì hình ba cạnh hay hình chuông. Mảnh biểu bì dưới gồm tế bào thành nhăn nheo. Sợi thành hơi dày, có khoang rộng. Có mảnh mạch mạng, mạch xoắn. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai, đường kính 25 - 36 mm.
Định tính
A. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10 ml nước đun sôi, lắc, lọc. Lấy 1 ml dịch lọc thêm 1 - 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5% (TT) sẽ xuất hiện tủa xanh đen.
B. Lấy 5 g bột dược liệu cho vào bình nón có dung tích 100 ml thêm 50 ml ethanol 90% (TT), lắc kỹ, rồi đun cách thuỷ sôi trong 30 phút, lọc. Cô dịch lọc còn khoảng 3 ml. Lấy 2 ml dịch lọc, thêm 5 - 10 giọt acid hydrocloric (TT) và một ít bột magnesi (TT) hoặc bột kẽm (TT). Đun cách thuỷ 2 - 3 phút, dung dịch chuyển từ màu vàng sang đỏ.
C. Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml acid hydrocloric 1% (TT), lắc 15 phút, lọc. Kiềm hoá dịch lọc bằng dung dịch amoniac 10% (TT) đến pH 9 - 10. Chiết alcaloid bằng cloroform (TT) ba lần, mỗi lần 5ml. Gộp dịch chiết cloroform (dung dịch A). Để lại 1 ml dung dịch A làm sắc ký lớp mỏng; đem lắc dịch chiết cloroform với dung dịch acid hydrocloric 1% (TT) hai lần, mỗi lần 5 ml. Gộp dịch chiết acid chia vào 4 ống nghiệm:
Ống 1: thêm 1 - 2 giọt thuốc thử Mayer(TT), sẽ xuất hiện tủa trắng.
Ống 2: thêm 1 - 2 giọt thuốc thử Bouchardat (TT), sẽ xuất hiện tủa nâu.
Ống 3: thêm 1 - 2 giọt thuốc thử Dragendorff (TT), sẽ xuất hiện tủa đỏ cam.
Ống 4: thêm 1 - 2 giọt dung dịch acid picric 10% (TT), sẽ xuất hiện tủa vàng.
D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G đã hoạt hoá ở 110 oC trong 60 phút hoặc bản mỏng silica gel tráng sẵn.
Dung môi khai triển: Cloroform : methanol : amoniac (50 : 9: 1).
Dung dịch thử: Lấy 1 ml dung dịch A cô trên cách thuỷ đến còn khoảng 0,5 ml.
Dung dịch đối chiếu: Hoà tan 1 mg nuciferin chuẩn trong 1 ml cloroform (TT). Nếu không có nuciferin, có thể dùng Lá sen (mẫu chuẩn) và chiết như dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 ml mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Phun thuốc thử Dragendorff (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử xuất hiện nhiều vết, trong đó có vết có màu sắc và giá trị Rf giống vết của nuciferin chuẩn đạt được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng lá Sen để chiết dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 13% (Phụ lục 12.13).
Tạp chất
Cuống lá còn sót lại: Không quá 2% (Phụ lục 12.11).
Tỷ lệ vụn nát
Không quá 5% (Phụ lục 12.12).
Kim loại nặng
Không quá 10 ppm Pb; 0,5 ppm Cd; 0,4 ppm Hg, 8 ppm As (Phụ lục 9.4.8, phương pháp 3, dùng 1 g mẫu thử).
Định lượng
Cân chính xác khoảng 2 g bột dược liệu đã sấy khô, thấm ẩm bằng amoniac đậm đặc (TT), để 1 giờ, sau đó cho vào túi làm bằng giấy lọc, đặt vào bình Soxhlet, chiết bằng ethanol 96% (TT) cho đến kiệt alcaloid. Cất thu hồi dung môi, hòa tan cắn trong dung dịch acid hydrocloric 5% (TT) (5 lần, mỗi lần 5 ml). Lọc, rửa dịch lọc acid bằng ether dầu hỏa (TT) 3 lần, mỗi lần 10 ml. Kiềm hóa dịch chiết acid bằng amoniac đậm đặc (TT) đến pH 10, sau đó lắc với cloroform (TT) 5 lần, mỗi lần 10 ml. Gộp dịch chiết cloroform, rửa dịch cloroform bằng nước cất đến pH trung tính, rồi bốc hơi dung môi tới khô. Hòa tan cắn với một lượng chính xác 10 ml acid hydrocloric 0,1 N (CĐ). Thêm 5 ml nước cất và 2 giọt methyl đỏ (TT). Chuẩn độ dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ) thừa bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ).
Dược liệu phải chứa ít nhất 0,80% alcaloid toàn phần tính theo nuciferin (C19H21O2N).
Chế biến
Thu hái vào mùa hạ, thu, khi cây bắt đầu nở hoa, cắt lấy lá bánh tẻ, phơi nắng cho đến khô 7 - 8 phần 10, cắt bỏ cuống, gấp lá thành hình bán nguyệt, phơi tiếp đến khô.
Bào chế
Lá Sen (hà diệp) khô, phun nước cho hơi mềm, thái thành các dải, miếng, phơi hoặc sấy khô.
Lá sen thán sao (Hà diệp thán): Lấy lá Sen sạch đã thái thành dải, cho vào nồi kín, nung chín kỹ, để nguội, lấy ra.
Bảo quản
Để nơi khô, mát, tránh mốc mọt.
Tính vị, quy kinh
Vi khổ, bình. Vào ba kinh can, tỳ, vị.
Công năng, chủ trị
Giải thử, kiện tỳ, lương huyết, chỉ huyết. Chủ trị: trúng thử, hoá khát, ỉa chảy do thử thấp, huyết lị, nôn máu, đổ máu cam, đái máu do huyết nhiệt.
Thán lá Sen: Chỉ huyết hoá ứ chữa các loại chảy máu và băng kinh rong huyết.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 3 - 9 g dược liệu khô, dược liệu tươi dùng 15 - 30 g.
Thán lá sen dùng 3 - 6 g, dạng thuốc sắc hay hoàn tán.
Bài viết cùng chuyên mục
Tằm vòi (Bạch cương tàm, Bombyx Botryticatus)
Trừ phong, định kinh giản, tiêu đờm. Chủ trị: kinh giản, họng sưng đau, đơn độc, mẩn ngứa da, loa lịch, liệt thần kinh mặt.
Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae)
Hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, thanh tâm lương huyết. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích hòn cục, đau thắt ngực; mất ngủ, tâm phiền.
Húng chanh (Folium Plectranthi amboinici)
Ôn phế trừ đàm, tân ôn giải biểu, tiêu độc. Chủ trị: Cảm cúm, ho sốt do phong hàn, nục huyết, ho gà, khản tiếng, trùng thú cắn.
Sâm đại hành (Tỏi lào, Bulbus Eleutherinis subaphyllae)
Thiếu máu, vàng da, hoa mắt, nhức đầu, mệt mỏi, băng huyết, ho ra máu, thương tích tụ huyết, ho gà, viêm họng.
Cát cánh (Radix Platycodi grandiflori)
Ôn hoá hàn đàm, trừ mủ, lợi hầu họng. Chủ trị: Ho đờm nhiều, ngực tức, họng đau, tiếng khàn, áp xe phổi, tiêu mủ, mụn nhọt.
Bách hợp (Bulbus Lilii)
Dưỡng âm, nhuận phế, thanh tâm, an thần. Chủ trị: Âm hư, ho lâu ngày, trong đờm lẫn máu, hư phiền, kinh hãi, tim đập mạnh, mất ngủ, hay ngủ mê, tinh thần hoảng sợ.
Bách bộ (Radix Stemonae tuberosae)
Đào lấy rễ củ lúc trời khô ráo, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ ở hai đầu, đem đồ vừa chín hoặc nhúng nước sôi.
Nha đàm tử (Xoan rừng, Fructus Bruceae)
Thanh nhiệt, giải độc, triệt ngược, chỉ lỵ, hủ thực. Chủ trị: Lỵ amib, sốt rét, dùng ngoài chữa hạt cơm, chai chân.
Bổ cốt chỉ (Fructus Psoraleae corylifoliae)
Bổ mệnh môn hoả, chỉ tả. Chủ trị: Liệt dương, di tinh, đái dầm, niệu tần, thắt lưng đầu gối đau có cảm giác lạnh, ngũ canh tả, dùng ngoài trị bạch biến, hói trán.
Câu đằng (Ramulus cum Unco Uncariae)
Lấy các dây Câu đằng bánh tẻ, chặt lấy các đoạn có móc câu theo kích thước quy định, đem phơi nắng hoặc sấy ở 50 – 60 oC đến khô.
Củ mài (Hoài sơn, Tuber Dioscoreae persimilis)
Bổ tỳ, dưỡng vị, chỉ tả, sinh tân, ích phế, bổ thận, sáp tinh. Chủ trị: Kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, phế hư, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát
Muồng trâu (Folium Senna alatae)
Nhuận tràng, lợi gan mật, tiêu độc, tiêu viêm, sát trùng, chỉ ngứa. Chủ trị: Táo bón (dùng sống), viêm gan, da vàng (dùng thuôc đã sao khô)
Kha tử (Chiêu liêu, Fructus Terminaliae chebulae)
Sáp trường chỉ tả, liễm phế, giáng hoả lợi hầu họng. Chủ trị: Tả lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu, lòi dom; hen suyễn khó thở, ho lâu ngày không khỏi; đau bụng.
Khiêm thực (Semen Euryales)
Ích thận, cố tinh, kiện tỳ, trừ thấp nhiệt, chỉ tả, ngừng đới hạ. Chủ trị: Mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, bạch trọc, đới hạ, tỳ hư, tiêu chảy lâu ngày, di niệu.
Hạt sen (Liên nhục, Semen Nelumbinis)
Bổ tỳ, dưỡng thận, sáp trường, cố tinh, dưỡng tâm, an thần. Chủ trị: ỉa chảy lâu ngày, di tinh, đới hạ, tim đập hồi hộp, mất ngủ.
Sâm bố chính (Radix Abelmoschi sagittifolii)
Cơ thể suy nhược, hư lao, kém ăn, kém ngủ, thần kinh suy nhược, hoa mắt, chóng mặt, đau dạ dày, tiêu chảy, ho, viêm họng, viêm phế quản.
Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae)
Tinh thể calci oxalat hình kim, xếp thành bó, dài 90 – 210 µm. các tế bào mô mềm hình bầu dục hoặc hình chữ nhật, thành hơi dày, có lỗ rõ rệt.
Hạt gấc (Semen Momordicae cochinchinensis)
Tán kết tiêu sư¬ng, giải độc. Chủ trị: S¬ưng viêm, nhũ ung, tắc tia sữa, tràng nhạc, trĩ, dò hậu môn, chấn thương, ứ huyết.
Thỏ ty tử (Semen Cuscutae)
Bổ thận ích tinh, dưỡng can minh mục, kiện tỳ chỉ tả. Chủ trị: liệt dương, di tinh, đái không cầm được; mắt mờ mắt hoa, ỉa lỏng.
Riềng (Rhizoma Alpiniae officinari)
Ôn trung tán hàn, tiêu thực và chỉ thống. Chủ trị: Thượng vị đau lạnh, nôn mửa, vị hàn ợ chua.
Củ súng (Radix Nymphaeae stellatae)
Kiện tỳ, trừ thấp, bổ thận, bổ dưỡng, cố sáp. Chủ trị: Thận hư gây di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, bạch đới, bạch trọc, đái són, viêm thận, bàng quang, đau lưng mỏi gối, tỳ hư gây tiết tả.
Sài hồ (Radix Bupleuri)
Hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đau trướng, miệng đắng, không muốn ăn, buồn nôn (như sốt rét); đau đầu, chóng mặt, dễ cáu gắt, rối loạn kinh nguyệt, sa dạ con, sa trực tràng.
Ích mẫu (Herba Leonuri japonici)
Hoạt huyết khứ ứ, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Kinh đau, kinh bế, huyết hôi ra không hết, phù thũng đái không lợi.
Diệp hạ châu đắng: Cây chó đẻ răng cưa xanh, Herba Phyllanthi amari
Tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, lợi tiểu. Dùng khi tiểu tiện bí dắt, tắc sữa, kinh bế, hoặc mụn nhọt, lở ngứa ngoài da.
Ích trí (Riềng lá nhọn, Fructus Alpiniae oxyphyllae)
Ôn thận cố tinh, ôn tỳ chỉ tả. Chủ trị: Tỳ hàn gây tiết tả, đau bụng hàn, tiết nhiều nước bọt, thận hàn gây đái dầm, đi tiểu vặt, di tinh, cặn hơi trắng nước tiểu do thận dương hư.