Lá hen (Nam tỳ bà, Folium Calotropis)

2014-10-25 09:55 AM
Trừ đờm, giảm ho, giáng khí nghịch, tiêu độc. Dùng trị bệnh hen suyễn, kèm theo ho, nhiều đờm; dùng ngòai, trị bệnh ngoài da: ngứa lở, mụn nhọt, đau răng, rắn cắn.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Lá phơi hay sấy khô của cây Lá hen (Calotropis gigentea (L.) Dryand. ex Ait. f.), họ Thiên lý (Asclepiadaceae).

Mô tả

Lá có cuống ngắn khoảng 0,5 cm, lá to hình thuôn dài, dài từ 12 - 20 cm, rộng 5 - 10 cm, hai mặt đều có lông trắng, mặt dưới nhiều hơn. Mặt dưới lá có gân nổi rõ; gân giữa rộng và có một tuyến lớn ở phía gần cuống lá. Xung quanh tuyến có lông mầu hung đỏ, hơi cứng và thô

Vi phẫu

Phần gân lá: Phía trên phẳng, phía dưới lồi. :...Biểu bì trên và dưới là một lớp tế bào nhỏ xếp đều đặn, có lông che chở đa bào (biểu bì dưới có nhiều lông hơn) Mô dày nằm dưới biểu bì là  gồm 2 - 3 lớp tế bào hình tròn, thành dày. Tiếp đến là mô mềm, gồm những tế bào lớn hơn, hình trứng hay hình đa giác,..., có ống nhựa mủ nằm rải rác trong mô mềm, hoặc trong mạch gỗ. Bó libe-gỗ gân chính gồm có cung gỗ gồm những mạch gỗ, xếp thành dẫy, bao bọc bởi vòng libe. Rải rác có tinh thể calci oxalat hình cầu gai đường kính 0,03 – 0,04 mm. nằm trong tế bào mô mềm.

Phần phiến lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một hàng tế bào nhỏ, xếp thành hàng đều đặn, rải rác có lỗ khí. Trên biểu bì, mang lông che chở đa bào. Phía  dưới biểu bì trên là mô giậu, gồm 3 - 4 hàng tế bào hình chữ nhật, xếp vuông góc với mặt lá. Mô mềm, gồm những tế bào thành mỏng, xếp sít nhau, để hở những khoảng gian bào. Rải rác trong phiến lá có mạch xoắn, bó libe-gỗ, libe ở ngoài, gỗ ở trong.

Bột

Có mầu lục nhạt, vị đắng hơi chát. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì có nhiều lỗ khí và lông che chở đa bào. Nhiều lông che chở đa bào, thành mỏng, trong suốt. Nhiều mảnh mạch xoắn, rải rác có các mảnh mạch vạch. Rải rác có các tinh thể calci oxalat hình cầu gai.

Định tính

A. Lấy khoảng 20 g bột thô dược liệu, cho vào bình nón, thể tích 250 ml. Thêm 70 ml dung dịch acid sulfuric 10% (TT). Đun sôi 10 phút. Lọc, chuyển dịch lọc vào bình gạn dung tích 100 ml. Kiềm hoá dịch lọc bằng dung dịch amoniac 25% (TT) tới pH 10. Chiết alcaloid bằng cloroform (TT) (10 ml  x 3 lần). Gộp dịch chiết cloroform, rồi lắc với dung dịch acid sulfuric 10% (TT) (5 ml x 3 lần). Cô dịch chiết còn khoảng 3 ml, sau đó cho vào 3 ống nghiệm nhỏ, mỗi ống 1ml. Tiến hành các phản ứng sau:

Ống 1: Thêm 2 giọt giọt thuốc thử Dragendorff (TT), xuất hiện tủa vàng cam.

Ống 2: Thêm 2 giọt thuốc thử Bouchardat (TT), xuất hiện tủa nâu.

Ống 3: Thêm 2 giọt thuốc thử Mayer (TT), xuất hiện tủa trắng.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel G

Dung môi khai triển: Cloroform - methanol - amoniac (50 : 9 : 1).

Dung dịch thử: Lấy khoảng 10 g bột thô dược liệu, loại tạp bằng ether dầu hoả trong bình Soxhlet, tãi  bã dược liệu để bay hết dung môi. Thấm ẩm dược liệu bằng dung dịch amoni hydroxyd 10 % (TT). Chiết tiếp bằng cloroform (TT) trongi dụng cụ Soxhlet tới khi hết alcaloid. Thu hồi cloroform trong dịch chiết dưới áp suất giảm được cắn, hoà tan cắn trong ethanol (TT) làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 5 g bột Lá hen (mẫu chuẩn), tiến hành như với dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí ở nhiệt độ phòng, phun thuốc thử  vanilin 1% trong acid sulfuric (TT). Sấy bản mỏng ở 105 oC đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng vị trí và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Định lượng

Cân chính xác khảng 20 g bột thô dược liệu lá hen (đã xác định độ ẩm). Loại tạp bằng ether dầu hoả (TT). Sau đó làm bay hết hơi ether. Thấm ẩm bằng dung dịch amoniac 10% (TT), để yên 2 giờ. Tiến hành chiết bằng cloroform (TT) trong bình Soxhlet trên cách thuỷ đến khi hết alcaloid. Chuyển dịch chiết vào bình gạn dung tích 100 ml, thêm 10 ml dung dịch acid sulfuric 2 % (TT) lắc kỹ, gạn lấy lớp dịch acid, tiến hành chiết như trên 4 lần nữa. Gộp các dịch chiết thu được đem kiềm hoá bằng dung dịch amoni hydroxyd 25% (TT) đến pH 10. Tiếp tục chiết alcaloid dạng base bằng cloroform (TT) (7 ml x 5 lần). Gộp dịch chiết cloroform, thu hồi dung môi dưới áp suất giảm, tới còn khoảng 5 ml, chuyển vào cốc đã cân bì, bay hơi hết cloroform trên cách thuỷ tới cắn. Sấy cắn ở nhiệt độ dưới 80 0C tới trọng lượng không đổi. Cân, tính kết quả.

Hàm lượng alcaloid toàn phần trong lá hen không ít hơn 0,2% tính theo dược liệu khô kiệt.

Tro toàn phần

Không quá 12%.

Tro không tan trong acid

Không quá 2%.

Sơ chế

Thu hái vào tháng 9 - 11. Lau sạch phấn trắng ở mặt sau lá. Phơi khô. Khi dùng rửa sạch, để ráo nước, thái chỉ, sao qua hoặc tẩm mật ong, sao vàng.

Tính vị, quy kinh

Vị đắng, hơi chát, tính mát. Vào kinh phế.

Công năng, chủ trị

Trừ đờm, giảm ho, giáng khí nghịch, tiêu độc. Dùng   trị bệnh hen  suyễn, kèm theo ho, nhiều đờm; dùng ngòai, trị bệnh ngoài da: ngứa lở, mụn nhọt, đau răng, rắn cắn.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 6 - 12 g dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 1 tuổi.

Bài viết cùng chuyên mục

Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae)

Hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, thanh tâm lương huyết. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích hòn cục, đau thắt ngực; mất ngủ, tâm phiền.

Tắc kè (Gekko)

Bổ phế thận, định suyễn, trợ dương, ích tinh. Chủ trị: Khó thở hay xuyễn do thận không nạp khí, ho và ho máu, liệt dương, di tinh.

Diệp hạ châu đắng: Cây chó đẻ răng cưa xanh, Herba Phyllanthi amari

Tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, lợi tiểu. Dùng khi tiểu tiện bí dắt, tắc sữa, kinh bế, hoặc mụn nhọt, lở ngứa ngoài da.

Mạch nha (Fructus Hordei germinatus)

Kiện tỳ tiêu thực, tiêu sưng thông sữa. Chủ trị: Thực tích bụng đầy trướng, ăn kém, tiêu hoá kém, làm mất sữa hoặc vú sưng đau do sữa ứ lại, vú tức đau khi căng sữa

Thanh hao (Herba Artemisiae apiaceae)

Chữa bệnh lao nhiệt, một số chứng sốt do phế lao, chữa sốt rột, chứng hàn nhiệt vãng lai, ra mồ hôi trộm. Trúng thử.

Thương lục (Radix Phytolaccae)

Thuốc xổ và trục thủy, giải độc tiêu viêm. Chủ trị: Phù toàn thân, vô niệu, táo bón, dùng ngoài chữa mụn nhọt, đau nhức.

Cát cánh (Radix Platycodi grandiflori)

Ôn hoá hàn đàm, trừ mủ, lợi hầu họng. Chủ trị: Ho đờm nhiều, ngực tức, họng đau, tiếng khàn, áp xe phổi, tiêu mủ, mụn nhọt.

Mẫu lệ (Vỏ hầu, vỏ hà, Concha Ostreae)

Trọng trấn an thần, tư âm tiềm dương, làm mềm chất rắn, tán kết khối, thu liễm cố sáp. Chủ trị: Đánh trống ngực, mất ngủ, chóng mặt, ù tai, tràng nhạc, đờm hạch.

Tất bát (Fructus Piperis longi)

Ôn trung khứ hàn, hạ khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau thượng vị, nôn mửa, tiêu chảy do hàn, thiên đầu thống. Dùng ngoài chữa đau răng.

Cải củ (Semen Raphani sativi)

Tiêu thực trừ trướng, giáng khí hóa đờm. Chủ trị: Ăn uống đình trệ, thượng vị đau trướng, đại tiện bí kết, tiêu chảy, kiết lỵ, đờm nghẽn, ho suyễn.

Sơn thù (Fructus Corni officinalis)

Bổ can thận, cố tinh sáp niệu. Chủ trị: di mộng tinh, tiểu tiện nhiều, đái dầm, đau lưng gối, ù tai, mồ hôi nhiều, phụ nữ bị khí hư, rong kinh, rong huyết.

Long nhãn (Arillus Longan)

Bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị: Khí huyết bất túc, hồi hộp, tim đập mạnh, hay quên, mất ngủ, huyết hư.

Bán hạ bắc (Rhizoma Pinelliae)

Giáng nghịch cầm nôn, tiêu đờm hoá thấp, tán kết tiêu bĩ. Chủ trị: Ho có đờm, nôn mửa, chóng mặt đau đầu do đờm thấp, đờm hạch, đờm kết với khí gây mai hạch khí.

Mộc qua (Fructus Chaenomelis)

Bình can dương, thư cân, hoà vị, hoá thấp. Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng gối nặng nề đau nhức, cân mạch co rút, hoắc loạn, chuột rút, cước khí

Tinh dầu hồi (Oleum Anisi stellati)

Nếu dùng tinh dầu Hồi mới cất để làm dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae)

Bổ thận, làm liền xương, chỉ thống. Chủ trị: Thận hư, thắt lưng đau, tai ù, tai điếc, răng lung lay, đau do sang chấn, bong gân, gẫy xương. Còn dùng ngoài điều trị hói, lang ben.

Dây đau xương (Caulis Tinosporae tomentosae)

Khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc. Chủ trị: Phong thấp tê bại, đau nhức cơ khớp. Dùng ngoài chữa đụng dập, sang chấn, rắn cắn.

Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)

Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống, điều hoà tác dụng các thuốc. Chích Cam thảo: Bổ tỳ, ích khí, phục mạch. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược

Hy thiêm (Herba Siegesbeckiae)

Trừ phong thấp, thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Đau lưng gối xương khớp, chân tay tê buốt, mụn nhọt.

Huyết giác (Lignum Dracaenae cambodianae)

Chủ trị: Dùng uống: Chấn thương máu tụ sưng đau, sau đẻ huyết hôi ứ trệ, bế kinh. Dùng ngoài: Vết thương chảy máu, vết thương mụn nhọt lâu lành không liền khẩu.

Lá lức (Hải sài, Folium Plucheae pteropodae)

Gân lá hai mặt lồi. Phần gân chính gồm có biểu bì trên và biểu bì dưới, kế tiếp là lớp mô dày gốc. Libe-gỗ xếp thành 4 bó hình vòng cung. Mỗi bó có 1 vòng mô cứng bao bên ngoài

Sa sâm (Radix Glehniae)

Phế có táo nhiệt: ho khan, ho kéo dài, đờm đặc ít, sốt, họng khô, khát do âm hư tân dịch giảm sút, miệng, môi khô, lở loét, chảy máu chân răng do vị nhiệt.

Ô đầu (Radix Aconiti)

Khu phong, trừ thấp tý, ụn kinh chỉ thống. Chủ trị: Dùng trị đau khớp, tê mỏi cơ.

Cỏ nhọ nồi (cỏ mực, Herba Ecliptae)

Lương huyết, chỉ huyết, bổ can thận. Chủ trị: Can, thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, chứng ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện và tiểu tiện ra máu

Cánh kiến trắng (Benzoinum)

Chủ trị Khí uất bạo quyết, trúng ác hôn mê, tâm phúc thống, trúng phong đờm quyết, trẻ em kinh phong, sản hậu huyết vậng.