Kim tiền thảo (Herba Desmodii styracifolii)

2014-10-25 09:53 AM
Sấy bản mỏng ở 105 oC khoảng 10 phút. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết màu vàng

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Phần trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium (Osb.) Merr.), họ Đậu (Fabaceae)

Mô tả

Dược liệu có thân hình trụ thiết diện khoảng 0,2-0,3 cm, cắt ngắn thành đoạn 3-5 cm, phủ đầy lông mềm, ngắn, màu vàng. Chất hơi giòn, mặt bẻ lởm chởm. Lá đơn hay kép mọc so le, lá kép gồm 3 lá chét, tròn hoặc thuôn, đường kính 2-4 cm, đỉnh tròn, tù, gốc hình tim hoặc tù, mép nguyên, mặt trên màu lục hơi vàng hoặc màu lục xám, nhẵn; mặt dưới hơi trắng, có lông. Gân hình lông chim, cuống dài 1-2 cm, hai lá kèm hình mũi mác dài khoảng 0,8 cm. Mùi thơm.

Vi phẫu

Lá: có gân lồi ở mặt dưới. Tế bào biểu bì của gân chính có kích thước nhỏ hơn so với tế bào ở phiến lá. Mặt trên của phiến lá nhẵn, mặt dưới mang nhiều lông che chở  và lông tiết. Lông che chở có loại đa bào, dài (chân có 1-2 tế bào rất ngắn, tế bào ở đầu rất dài), cũng có loại đơn bào  ngắn hơn và đầu thường cong hình móc câu. Lông tiết đa bào có chân phình to gồm nhiều tế bào, phía trên lông thon nhỏ, đầu tù. Mô mềm giậu và mô mềm ở 2 bên phiến lá hơi lấn sâu vào phần gân lá khá đặc biệt. Lớp mô dày góc nằm sát biểu bì trên và dưới của gân chính. Đám mô cứng nhỏ có hình tròn rất đặc sắc bao bọc bó libe-gỗ phụ, nằm sát lớp mô dày trên.Bó libe-gỗ chính hình cung, sát libe là một vòng mô cứng, đa số phát triển thành sợi.

Thân: có tiết diện gần như tròn.

Biểu bì gồm những tế bào khá nhỏ mang nhiều lông che chở, lông tiết (giống như ở lá). Mô dày phiến gồm 2-3 lớp tế bào. Mô mềm vỏ đặc, thỉnh thoảng xen kẻ những khoảng gian bào, thành hơi nhăn. Ở vùng sát với mô cứng thường có chứa tinh thể calci oxalat hình khối lập phương. Mô cứng thường hoá sợi tạo thành cung phủ lên bó libe. Bó libe-gỗ gồm libe I là những tế bào nhỏ có thành mỏng, xếp lộn xộn, có nhiều quản bào. Libe II gần như liên tục gồm những tế bào xếp đồng tâm và xuyên tâm khá đều đặn. Gỗ tạo từng bó gồm gỗ II và gỗ I, xen kẽ giữa những tia gỗ. Tầng sinh libe-gỗ khá liên tục. Mô mềm tuỷ rộng, cấu tạo bởi những tế bào hình nhiều cạnh, rải rác có tinh thể calci oxalat hình khối lăng trụ (nằm kế phần bị nhuộm màu xanh với thuốc nhuộm carmin-lục iod) rất đặc biệt.

Bột

Bột có màu lục nhạt, mùi thơm, vị ngọt nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Lông che chở đa bào gồm chân có 1 - 2 tế bào thật ngắn, phần trên của lông rất dài, có đầu nhọn; cũng có loại lông che chở đơn bào ngắn, đầu nhọn hay có móc hình câu. Lông tiết đa bào chân phình to gồm 2 hàng tế bào, mỗi hàng khoảng 4 - 5 tế bào với chất tiết màu vàng, phần trên của lông thuôn dài, đầu tù. Mảnh biểu bì mang lông che chở và lỗ chân lông bị gãy còn sót lại, có hình tròn. Lỗ khí kiểu song bào (1 to, 1 nhỏ) thường nằm rời. Mảnh biểu bì dưới của lá mang đầy lông che chở. Mảnh biểu bì thân gồm những tế bào dài, thành mỏng bên trong thường có rải rác vết sắc tố màu nâu, vàng nâu. Thỉnh thoảng có tế bào mô cứng có vách dày. Nhiều bó sợi bị tưa ra. Mảnh mạch vạch, mạch xoắn, mạch điểm.

Định tính

A. Đun nóng trong cách thuỷ 2 g bột dược liệu với 50 ml nước trong 15 phút, thỉnh thoảng lắc nhẹ. Để nguội, lọc qua giấy lọc, bốc hơi dịch lọc đến cắn. Hoà tan cắn bằng 5 ml ethanol 96% (TT) được dung dịch A.

Lấy 2 ml dung dịch A, thêm vào một ít bột magnesi (TT) và 3 - 5 giọt acid hydrocloric (TT), sẽ xuất hiện màu hồng đến đỏ.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel G

Dung môi khai triển: Ethyl acetat - pyridin - methanol - nước (70 : 20 : 10 : 10).

Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 50 ml methanol (TT). Đun hồi lưu trên cách thuỷ 15 phút, Lấy dịch chiết methanol cô cách thuỷ còn 5 ml. Lắc lần lượt với mỗi 10 ml n-hexan (TT), ethyl acetat (TT), n-butanol (TT). Cô cách thuỷ dịch n-butanol đến còn khoảng 2 ml.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g Kim tiền thảo (mẫu chuẩn). Tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 ml mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra phun  dung dịch vanilin 1% trong acid sulfuric (TT). Sấy bản mỏng ở 105 oC khoảng 10 phút. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết màu vàng (vết của isoschaftosid, Rf khoảng 0,63) và các vết khác cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13%.

Tro toàn phần

Tro toàn phần không quá 8,5%.

Tro không tan trong acid hydrocloric

Không quá 5%.

Tạp chất

Thân già và rễ: Không quá 5%.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa hạ, mùa thu, rửa sạch dược liệu, loại bỏ tạp chất, cắt thành đoạn ngắn, phơi khô.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cắt đoạn và phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát.

Tính vị, quy kinh

Cam, hàm, lương. Quy vào các kinh can, đởm, thận, bàng quang.

Công năng, chủ trị

Thanh thấp nhiệt, lợi tiểu. Chủ trị: Nhiệt lâm, thạch lâm, phù thũng, hoàng đản.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 15- 30 g. Dạng thuốc sắc.

Bài viết cùng chuyên mục

Tam thất (Radix Notoginseng)

Các loại chảy máu, nhất là chảy máu có ứ huyết như: thổ huyết, khái huyết, nục huyết, tiểu tiện ra huyết, sưng đau do chấn thương, ngực bụng đau nhói.

Hạt gấc (Semen Momordicae cochinchinensis)

Tán kết tiêu sư¬ng, giải độc. Chủ trị: S¬ưng viêm, nhũ ung, tắc tia sữa, tràng nhạc, trĩ, dò hậu môn, chấn thương, ứ huyết.

Rau sam (Herba Portulacae)

Thanh nhiệt giải độc, chỉ lỵ. Chủ trị: xích bạch lỵ, đinh nhọt, đau, eczema, thâm quầng, rắn hay trùng thú cắn, tiểu tiện ra huyết, tụ huyết

Ô dược (Radix Linderae)

Bụng trướng đau, đầy bụng, khí nghịch phát suyễn, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, di niệu, sán khí, hành kinh đau bụng.

Sâm cau (Tiên mao, Rhizoma Curculiginis)

Bổ thận tráng dương, cường cân cốt, khử hàn trừ thấp. Chủ trị: Liệt dương, di tinh đau nức cơ khớp do hàn, chân tay yếu mềm, ỉa chảy sợ lạnh.

Địa long (Giun đất, Pheretima)

Chủ trị sốt cao bất tỉnh, kinh giản, thấp tỳ, tê chi, bán thân bất toại, ho và suyễn do phế thực nhiệt, phù, vô niệu, cao huyết áp.

Cành dâu (Ramulus Mori albae)

Thu hoạch vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, chọn các cành dâu non có kích thước quy định, bỏ hết lá, phơi hoặc sấy khô hoặc thái vát lúc còn tươi, phơi hoặc sấy khô.

Đậu xanh (Semen Vignae aurei)

Thanh nhiệt trừ thử, chỉ khát, lợi niệu, giải các loại độc, chủ trị Tả lỵ, phù thũng, ngộ độc các chất và thuốc, thử nhiệt và khát nước.

Thiên niên kiện (Rhizoma Homalomenae)

Trừ phong thấp, cường cân cốt. Chủ trị: phong hàn thấp gây nên: thắt lưng và đầu gối lạnh đau, chân co rút tê bại.

Uy linh tiên (Rễ, Radix Clematidis)

Khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc, chỉ thống. Chủ trị Phong tê thấp các khớp chi, gân mạch co rút khó cử động, dân gian dùng chữa họng hóc xương cá.

Tinh dầu long não (Oleum Cinnamomi camphorae)

Trong một bình cầu 300 ml có nút mài, cân chính xác khoảng 0,45 g tinh dầu và hoà tan trong 15 ml ethanol không có aldehyd.

Nha đàm tử (Xoan rừng, Fructus Bruceae)

Thanh nhiệt, giải độc, triệt ngược, chỉ lỵ, hủ thực. Chủ trị: Lỵ amib, sốt rét, dùng ngoài chữa hạt cơm, chai chân.

Phòng kỷ (Radix Stephaniae tetrandrae)

Lợi thuỷ tiêu thũng, khu phong chỉ thống. Chủ trị: Thuỷ thũng, thấp cước khí, tiểu tiện không thông lợi, thấp chẩn, nhọt độc, phong thấp tê đau.

Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae)

Giải biểu, khu phong, thắng thấp, hoạt huyết tống mủ ra, sinh cơ chỉ đau. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, nhức đầu vùng trán, đau xương lông mày, ngạt mũi.

Đậu ván trắng (Semen Lablab)

Kiện tỳ hoà trung, giải thử hoá thấp, giải độc rượu.Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, bạch đới, nôn mửa, tiết tả, say rượu.

Ngũ bội tử (Galla chinensis)

Sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, liễm sang, giải độc, liễm phế. Chủ trị: Tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày, mồ hôi trộm, tiện huyết, nôn ra máu, trĩ chảy máut, ngoại thương xuất huyết.

Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis)

Ôn trung hạ khí, táo thấp tiêu đờm. Chủ trị: Thượng vị đầy trướng, nôn mửa, tiết tả, thực tích, ho, suyễn.

Ích mẫu (Herba Leonuri japonici)

Hoạt huyết khứ ứ, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Kinh đau, kinh bế, huyết hôi ra không hết, phù thũng đái không lợi.

Cẩu kỷ tử (Fructus Lycii)

Tư bổ can, thận, ích tinh, sáng mắt.Chủ trị: Hư lao tinh suy biểu hiện đau thắt lưng, đầu gối, chóng mặt, ù tai, nội nhiệt gây tiểu đường, huyết hư, mờ mắt.

Ma hoàng (Herba Ephedrae)

Ma hoàng chích mật: Nhuận phế giảm ho; thường dùng trong trường hợp biểu chứng đã giải song vẫn còn ho suyễn

Mơ muối (Fructus armeniacae praeparatus)

Nhuận phế, sinh tân dịch, sáp trường, sát trùng. Chủ trị: Ho lâu ngày phế hư, hư hoả tiêu khát, ỉa chảy, lỵ mạn đau bụng, hồi quyết (đau bụng giun đũa)

Mân xôi (Fructus Rubi)

Ích thận, cố tinh, dùng chữa đi tiểu nhiều lần, tiểu không cầm, hoặc thận hư dẫn đến tảo tiết, di tinh, liệt dương

Toàn yết (Scorpio)

Trừ kinh phong, giải độc, tán kết. Chủ trị: Trẻ em kinh phong, co giật, uốn ván, đau nhức cơ khớp, đau đầu hay đau nửa đầu, liệt mặt, tràng nhạc.

Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae)

Hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, thanh tâm lương huyết. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích hòn cục, đau thắt ngực; mất ngủ, tâm phiền.

Xuyên tiêu (Fructus Zanthoxyli)

Mảnh vỏ hạt màu nâu đen khó nhìn rõ tế bào, đôi khi thấy rõ từng đám tế bào gần như hình nhiều cạnh, màu vàng nâu.