Kim ngân (Caulis cum folium Lonicerae)

2014-10-25 09:51 AM
Thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Ho do phế nhiệt, ban sởi, mụn nhọt, mày đay, lở ngứa, nhiệt độc, lỵ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cành và lá phơi hay sấy khô của cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) và một số loài khác cùng chi như L. dasystyla Rehd.; L. confusa DC. và L. cambodiana Pierre ex Danguy, họ Kim ngân (Caprifoliaceae).

Mô tả

Đoạn thân hình trụ dài 2 - 5 cm, đường kính 0,2 - 0,5 cm, vỏ ngoài màu nâu nhạt đến nâu sẫm, bên trong màu vàng nhạt, lõi xốp hoặc rỗng. Lá khô nguyên dạng hình trứng, mọc đối, dài 3 - 5 cm, cuống ngắn, cả hai mặt có lông mịn. Mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng.

Vi phẫu

Thân: Mặt cắt ngang có thiết diện tròn. Biểu bì gồm một lớp tế bào nhỏ, đều đặn, mang nhiều lông che chở. Mô dày gồm 2 - 3 hàng tế bào thành dày xếp sát dưới lớp biểu bì. Mô mềm vỏ gồm những tế bào hình tròn, thành mỏng. Tế bào không đều có thành dày hoá gỗ tạo thành một vòng phía trong mô mềm vỏ. Libe tạo thành vòng liên tục. Các mạch gỗ xếp thành hàng, các hàng tập hợp lại thành bó. Mô mềm ruột gồm các tế bào hình đa giác tròn, có thành hoá gỗ nhiều, tế bào càng ở trong kích thước càng lớn dần. Cành già thường có khuyết ở trung tâm.

Lá:

Gân giữa : Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một lớp tế bào xếp đều đặn  thành ngoài hoá cutin mang nhiều lông che chở. Mô dày xếp sát biểu bì trên và biểu bì dưới gồm 3 - 4 lớp tế bào hình đa giác tròn có thành dày ở góc. Mô mềm cấu tạo bởi các tế bào hình đa giác, có kích thước lớn, thành mỏng, rải rác mang tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Bó libe gỗ ở giữa gân lá. Libe tạo thành vòng bao quanh gỗ.

Phiến lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một hàng tế bào phía ngoài hoá cutin, rải rác mang  lông che chở. Mô giậu gồm các tế bào hình chữ nhật xếp vuông góc với biểu bì trên.

Bột

Bột màu nâu nhạt, mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng. Lông che chở đơn bào, thành dày, nhẵn, chân lông hơi phình. Lông che chở đa bào có đầu lông loe rộng hình dùi trống. Mảnh biểu bì mang lông che chở. Mạch dẫn có các loại mạch vạch, mạch điểm, mạch mạng, mạch xoắn. Hạt tinh bột đơn, kép đôi hay kép ba. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Mảnh mô mềm phiến lá. Mảnh biểu bì mang lỗ khí.

Định tính

A. Lấy 5 g bột dược liệu cho vào bình nón có dung tích 100 ml, thêm 20 ml ethanol 90% (TT). Lắc kỹ, đun cách thuỷ trong 15 phút, lọc. Cô dịch lọc trên cách thuỷ đến khi còn khoảng 5 ml. Lấy 1 ml dịch chiết vào ống nghiệm, thêm 2 - 3 giọt acid hydrocloric (TT) và một ít bột magnesi (TT) hoặc bột kẽm (TT), dung dịch chuyển từ mầu vàng sang da cam đến đỏ.

B. Lấy 1 g bột dược liệu cho vào ống nghiệm, thêm 10 ml nước cất, lắc nhẹ trong 5 phút, lọc. Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 2 ml dịch lọc. Thêm 2 – 3 giọt dung dịch natri hydroxyd 10% (TT) vào ống nghiệm thứ nhất, dung dịch có mầu vàng đậm hơn so với ống nghiệm thứ hai không thêm dung dịch natri hydroxyd 10%.

Độ ẩm

Không quá 12%.

Tro toàn phần

Không quá 9%.

Tạp chất

Không quá 0,5%.

Chế biến

Hái cành mang lá,  loại bỏ tạp chất, cắt khúc dài 2 – 5 cm, phơi trong bóng râm hay sấy nhẹ đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh sâu mọt.

Tính vị qui kinh

Vị ngọt, tính hàn,  vào kinh phế, vị.

Công năng chủ trị

Thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Ho do phế nhiệt, ban sởi, mụn nhọt, mày đay, lở ngứa, nhiệt độc, lỵ.

Cách dùng, liều lượng

Ngày 15 – 30 g, dạng thuốc sắc.

Bài viết cùng chuyên mục

Bách bộ (Radix Stemonae tuberosae)

Đào lấy rễ củ lúc trời khô ráo, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ ở hai đầu, đem đồ vừa chín hoặc nhúng nước sôi.

Tục đoạn (Rễ, Radix Dipsaci)

Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ già, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ tua. Đối với xuyên tục đoạn, thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ loại bỏ các rễ tua và rễ con.

Tinh dầu bạc hà (Oleum Menthae)

Được lấy từ các bộ phận trên mặt đất của cây Bạc hà (Mentha arvensis L.), họ Bạc hà (Lamiaceae) bằng phương pháp cất kéo hơi nước và đã được làm khan nước.

Kinh giới (Herba Elsholtziae ciliatae)

Giải biểu, khu phong, chỉ ngứa, tuyên độc thấu chẩn. Chủ trị: Cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, phong cấm khẩu, mụn nhọt, dị ứng, sởi mọc không tốt.

Dừa cạn (Folium Catharanthi rosei)

Hoạt huyết, tiêu thũng giải độc, an thần hạ áp. Dùng trị tăng huyết áp, tiểu đường, kinh nguyệt không đều, lỵ, bí tiểu. Cũng dùng trị bệnh bạch cầu lympho cấp.

Táo nhân (Semen Ziziphi mauritianae)

Dưỡng can, an thần, liễm hãn, sinh tân. Chủ trị: Tim dập hồi hộp, hư phiền, mất ngủ, ngủ mê, cơ thể hư nhược do ra nhiều mồ hôi, háo khát do tân dịch thương tổn.

Sa sâm (Radix Glehniae)

Phế có táo nhiệt: ho khan, ho kéo dài, đờm đặc ít, sốt, họng khô, khát do âm hư tân dịch giảm sút, miệng, môi khô, lở loét, chảy máu chân răng do vị nhiệt.

Lá hen (Nam tỳ bà, Folium Calotropis)

Trừ đờm, giảm ho, giáng khí nghịch, tiêu độc. Dùng trị bệnh hen suyễn, kèm theo ho, nhiều đờm; dùng ngòai, trị bệnh ngoài da: ngứa lở, mụn nhọt, đau răng, rắn cắn.

Dành dành (Chi tử, Fructus Gardeniae)

Chủ trị Sốt cao, tâm phiền, hoàng đản tiểu đỏ, đi tiểu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, dùng ngoài trị sưng đau do sang chấn.

Kim anh (Fructus Rosae laevigatae)

Cố tinh sáp niệu, sáp trường, chỉ tả, chủ trị Di tinh, hoạt tinh, di niệu, niệu tần, tiểu nhiều lần, băng kinh, rong huyết, ỉa chảy, lỵ lâu ngày.

Cúc hoa vàng (Flos Chrysanthemi indici)

Kiện tỳ, dưỡng vị, ích phế, bổ thận, chỉ tả lỵ. Dùng khi kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát.

Xích thược (Rễ, Radix Paeoniae)

Chủ trị Ôn độc phát ban, ỉa máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, can uất, sườn đau, kinh bế, hành kinh đau bụng, hòn cục trong bụng, sưng đau do sang chấn nhọt độc sưng đau.

Long nhãn (Arillus Longan)

Bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị: Khí huyết bất túc, hồi hộp, tim đập mạnh, hay quên, mất ngủ, huyết hư.

Đại phù bình (Herba Pistiae)

Phát hãn khu phong, hành thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Ngoại cảm, mày đay (phong chẩn, ẩn chẩn), đơn độc, phù thũng.

Viễn chí (Rễ, Radix Polygalae)

Bột màu nâu nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần màu vàng nâu nhạt. Nhiều mảnh mô mềm tế bào dài hoặc hơi tròn chứa nhiều giọt dầu. Có những giọt dầu đứng riêng lẻ.

Diệp hạ châu đắng: Cây chó đẻ răng cưa xanh, Herba Phyllanthi amari

Tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, lợi tiểu. Dùng khi tiểu tiện bí dắt, tắc sữa, kinh bế, hoặc mụn nhọt, lở ngứa ngoài da.

Địa liền (Rhizoma Kaempferiae galangae)

Ôn trung tiêu, tán hàn, trừ thấp, kiện tỳ vị, chủ trị Tê thấp, đau nhức xương khớp, nhức đầu, răng đau, ngực bụng lạnh đau, tiêu hoá kém.

Hạt gấc (Semen Momordicae cochinchinensis)

Tán kết tiêu sư¬ng, giải độc. Chủ trị: S¬ưng viêm, nhũ ung, tắc tia sữa, tràng nhạc, trĩ, dò hậu môn, chấn thương, ứ huyết.

Mạch nha (Fructus Hordei germinatus)

Kiện tỳ tiêu thực, tiêu sưng thông sữa. Chủ trị: Thực tích bụng đầy trướng, ăn kém, tiêu hoá kém, làm mất sữa hoặc vú sưng đau do sữa ứ lại, vú tức đau khi căng sữa

Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae)

Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu (qua rây 1,25 mm), cho vào bình Soxhlet, thêm 100 ml ether dầu hỏa (điểm sôi 30 – 60 oC) (TT), đun hồi lưu cách thủy trong 1 giờ và loại bỏ dịch ether.

Tất bát (Fructus Piperis longi)

Ôn trung khứ hàn, hạ khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau thượng vị, nôn mửa, tiêu chảy do hàn, thiên đầu thống. Dùng ngoài chữa đau răng.

Huyết đằng (Caulis Spatholobi suberecti)

Hoạt huyết thông lạc, bổ huyết. Chủ trị: chứng huyết hư gây huyết ứ trệ, bế thống kinh, chấn thương tụ huyết, phong thấp đau lưng, đau xương khớp.

Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis)

Ôn trung hạ khí, táo thấp tiêu đờm. Chủ trị: Thượng vị đầy trướng, nôn mửa, tiết tả, thực tích, ho, suyễn.

Ngải cứu (Herba Artemisiae vulgaris)

Chỉ huyết, trừ hàn thấp, điều kinh, an thai. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, băng huyết, rong huyết, thổ huyết, khí hư bạch đới, động thai, viêm ruột, lỵ

Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei)

Chủ trị Khí hư mệt mỏi, kém ăn; trung khí hạ hãm, tiêu chảy lâu ngày, sa tạng phủ, tiện huyết, rong huyết; ra mồ hôi; nhọt độc khó vỡ