Kha tử (Chiêu liêu, Fructus Terminaliae chebulae)

2014-10-24 10:43 PM
Sáp trường chỉ tả, liễm phế, giáng hoả lợi hầu họng. Chủ trị: Tả lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu, lòi dom; hen suyễn khó thở, ho lâu ngày không khỏi; đau bụng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quả chín phơi hay sấy khô của cây Chiêu liêu (Terminalia chebula Retz.), họ Bàng (Combretaceae).

Mô tả

Dược liệu hình quả trám hoặc hình trứng thuôn, dài 2 - 4 cm, đường kính 2 - 2,5 cm. Mặt ngoài màu nâu hơi vàng hoặc màu nâu thẫm, hơi sáng bóng; có 5 - 6 cạnh dọc và vân nhăn không đều; phần đáy có vết sẹo cuống quả, hình tròn. Chất chắc, thịt quả dày 0,2 - 0,4 cm, màu nâu hơi vàng, hoặc vàng nâu thẫm; hạch quả dài 1,5 - 2,5 cm, đường kính 1 - 1,5 cm, màu vàng nhạt, thô và cứng. Hạt hình thoi hẹp, dài chừng 1 cm, đường kính 0,2 - 0,4 cm, vỏ cứng màu vàng nâu, đôi lá mầm màu trắng, chồng lên nhau và cuộn xoắn lại. Không mùi, vị chua, chát, sau ngọt.

Định tính

A. Ngâm 3 g bột dược liệu trong 30 ml nước, sau 3 giờ, lọc được dung dịch A

Lấy 2 ml dung dịch A, thêm 1 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5% (TT), sẽ có tủa màu xanh da trời sẫm.

Lấy 2 ml dung dịch A, thêm 1 giọt thuốc thử gelatin - natri clorid (TT) sẽ có tủa màu trắng.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi triển khai : Cloroform – ethyl acetat - acid formic (6 : 4 : 1)

Dung dịch thử : 3 g bột dược liệu (loại bỏ hạt) thêm 10 ml ethanol (TT), siêu âm trong 20 phút, sử dụng lớp dịch chiết ở trên làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu : Hoà tan acid galic đối chiếu trong ethanol (TT) để được dung dịch có nồng độ 0,5 mg trong 1 ml. Hoặc nếu không có acid galic thì dùng 3 g bột Kha tử (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 3 μl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, để khô bản mỏng ngoài không khí và phun dung dịch sắt (III) clorid 2 % trong ethanol (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng  vị trí và mầu sắc với vết của acid galic hoặc có các vết cùng màu sắc và Rf với các vết trên sắc ký đố của dung dịch đối chiếu nếu dùng bột Kha tử để chuẩn bị dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13 %.

Tro toàn phần

Không quá 5,0%.

Tro không tan trong acid

Không quá 1,0%.

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 30,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương chiết lạnh. Dùng nước làm dung môi.

Chế biến

Thu hái lấy quả chín vào mùa thu, đông, loại bỏ tạp chất, phơi khô.

Bào chế

Kha tử đã loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi khô, khi dùng đập nát.

Thịt quả Kha tử: Lấy Kha tử sạch, ngâm qua nước, ủ mềm, bỏ hạch, phơi thịt quả đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh côn trùng gây hại (sâu, bướm, rệp)

Tính vị, quy kinh

Khổ, toan, sáp, bình. Vào các kinh phế, đại trường.

Công năng, chủ trị

Sáp trường chỉ tả, liễm phế, giáng hoả lợi hầu họng. Chủ trị: Tả lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu, lòi dom; hen suyễn khó thở, ho lâu ngày không khỏi; đau bụng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 3 - 6 g, dạng thuốc sắc hay thuốc viên.

Bài viết cùng chuyên mục

Cỏ ngọt (Folium Steviae rebaudianae)

Khi cây sắp ra hoa, cắt cành ở khoảng cách trên mặt đất 10 - 20 cm, hái lấy lá, loại bỏ lá già úa, đem phơi nắng nhẹ hoặc sấy ở 30 - 40 oC đến khô.

Hoàng tinh (Rhizoma Polygonati)

Kiện tỳ, nhuận phế, ích thận. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, cơ thể mệt mỏi, sức yếu, miệng khô, ăn kém, phế hư ho khan, tinh huyết bất túc, nội nhiệt tiêu khát.

Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae)

Thấu chẩn, tán phong, giải độc, thăng dương khí. Chủ trị: Phong nhiệt ở dương minh có nhức đầu, đau răng, họng sưng đau; sởi không mọc, dương độc phát ban; sa trực tràng, sa dạ con.

Thanh hao hoa vàng (Folium Artemisiae annuae)

Thu hái vào lúc cây sắp ra hoa, tốt nhất là vào mùa hè, khi cây có nhiều lá, cắt phần trên mặt đất, phơi khô, lắc hoặc đập cho lá rụng

Đại phù bình (Herba Pistiae)

Phát hãn khu phong, hành thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Ngoại cảm, mày đay (phong chẩn, ẩn chẩn), đơn độc, phù thũng.

Vỏ rễ dâu (Cortex Mori albae radicis)

Thanh phế, bình suyễn, lợi thuỷ tiêu thũng. Chủ trị: Phế nhiệt ho suyễn, thuỷ thũng đầy trướng, tiểu tiện ít, cơ và da mặt, mắt phù thũng.

Đương quy di thực (Radix Angelicae acutilobae)

Bổ huyết, hành huyết, hoạt huyết, điều kinh, nhuận tràng, thông đại tiện. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, đau bụng khi thấy kinh, thắt lưng đau, băng lậu, đại tiện khô táo, đi lỵ đau bụng.

Hương nhu tía (Herba Ocimi sancti)

Có thể phun dung dịch sắt clorid 1 phần trăm trong ethanol, lên bản mỏng khác sau khi khai triển ở hệ dung môi trên, để phát hiện riêng vết eugenol có màu vàng nâu.

Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae)

Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu (qua rây 1,25 mm), cho vào bình Soxhlet, thêm 100 ml ether dầu hỏa (điểm sôi 30 – 60 oC) (TT), đun hồi lưu cách thủy trong 1 giờ và loại bỏ dịch ether.

Diệp hạ châu (Chó đẻ răng cưa, Herba Phyllanthi urinariae)

Dùng khi viêm gan hoàng đản, viêm họng, mụn nhọt, viêm da thần kinh, chàm, viêm thận, phù thũng, sỏi tiết niệu, viêm ruột, tiêu chảy.

Khoản đông hoa (Flos Tussilaginis farfarae)

Nhuận phế hoá đờm, chỉ khái, giáng nghịch. Chủ trị: Ho và suyễn mới và lâu ngày, hư lao.

Tô mộc (Gỗ, Lignum Sappan)

Hành huyết khử ứ, tiêu viêm chỉ thống. Chủ trị: Thống kinh, bế kinh, sản hậu huyết ứ, đau nhói ngực bụng, sưng đau do sang chấn, nhiệt lỵ.

Vông nem (Lá, Folium Erythrinae)

Lấy 2 g bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 50 ml, thấm ẩm bằng amoniac đậm đặc, rồi cho vào bình 15 - 20 ml cloroform, lắc nhẹ, đặt trên cách thuỷ sôi trong 2 - 3 phút.

Nhung hươu (Lộc nhung, Cornu Cervi Pantotrichum)

Bổ thận dương, ích tinh huyết, mạnh gân cốt, trừ nhọt độc. Chủ trị: Liệt dương, hoạt tinh, tử cung lạnh, khó thụ thai, tinh thần mệt mỏi, sợ lạnh, chóng mặt, tai ù, tai điếc

Tục đoạn (Rễ, Radix Dipsaci)

Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ già, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ tua. Đối với xuyên tục đoạn, thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ loại bỏ các rễ tua và rễ con.

Nghệ (Rhizoma Curcumae longae)

Hành khí, phá huyết, chỉ thống, sinh cơ. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở. Phụ nữ đau bụng sau đẻ do máu xấu không sạch

Dạ cẩm (Herba Hedyotidis capitellatae)

Thanh nhiệt giải độc, chỉ thống tiêu viêm, lợi tiểu. Chủ trị: Các bệnh viêm loét dạ dày, lở miệng lưỡi, viêm họng, lở loét ngoài da.

Địa long (Giun đất, Pheretima)

Chủ trị sốt cao bất tỉnh, kinh giản, thấp tỳ, tê chi, bán thân bất toại, ho và suyễn do phế thực nhiệt, phù, vô niệu, cao huyết áp.

Bổ cốt chỉ (Fructus Psoraleae corylifoliae)

Bổ mệnh môn hoả, chỉ tả. Chủ trị: Liệt dương, di tinh, đái dầm, niệu tần, thắt lưng đầu gối đau có cảm giác lạnh, ngũ canh tả, dùng ngoài trị bạch biến, hói trán.

Xuyên sơn giáp (Vẩy Tê tê, vẩy Trút, Squamatis)

Bắt con Tê tê, lột lấy cả tấm da nguyên vẩy, nhúng hoặc luộc trong nước sôi, tách lấy vẩy, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Kim tiền thảo (Herba Desmodii styracifolii)

Sấy bản mỏng ở 105 oC khoảng 10 phút. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết màu vàng

Đơn lá đỏ (Folium Excoecariae)

Thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp, lợi tiểu, giảm đau. Dùng trong các trường hợp mụn nhọt, mẩn ngứa, ban chẩn mề đay, đi ỉa lỏng lâu ngày.

Tằm vòi (Bạch cương tàm, Bombyx Botryticatus)

Trừ phong, định kinh giản, tiêu đờm. Chủ trị: kinh giản, họng sưng đau, đơn độc, mẩn ngứa da, loa lịch, liệt thần kinh mặt.

Địa du (Radix Sanguisorbae)

Lương huyết chỉ huyết, giải độc, liễm nhọt. Chủ trị: Đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, rong huyết, bỏng nước, bỏng lửa, mụn nhọt thũng độc.

Sài đất (Herba Wedeliae)

Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm. Chủ trị: Mụn nhọt, ngứa lở, dị ứng.