Ích mẫu (Herba Leonuri japonici)

2014-10-24 10:37 PM
Hoạt huyết khứ ứ, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Kinh đau, kinh bế, huyết hôi ra không hết, phù thũng đái không lợi.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Phần trên mặt đất đã được cắt thành từng đoạn phơi hay sấy khô của cây Ích mẫu (Leonurus japonicus Houtt.), họ Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả

Dược liệu là những đoạn thân, có hoặc không có lá, dài từ 5 - 7 cm, thết diện vuông, bốn mặt lõm, thẳng, mặt ngoài có nhiều rãnh dọc, lông bao phủ ngắn. Thân có màu xanh hoặc màu ngà, chỗ rãnh, màu nhạt hơn. Trên các đoạn thân đó, phần lớn, có lá mọc đối, có cuống lá, ở phần phía trên, cuống ngắn hơn. Lá phía gốc và trên ngọn có hình dáng thay đổi. Lá mọc đối, phiến lá xẻ sâu thành 3 thuỳ, mỗi thuỳ lại chia 3 phần không đều, thuỳ mép nguyên hoặc hơi xẻ răng cưa. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành vòng dày đặc, càng lên phía ngọn cụm hoa càng dày đặc. Tràng hoa màu hồng tím. Khi khô, chun sít lại. Quả nhỏ có 3 cạnh, nhẵn, màu xám nâu.

Vi phẫu

Vi phẫu thân: Mặt cắt ngang hình vuông, có 4 góc lồi. Biểu bì, gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp đều đặn, mang lông che chở đa bào và lông tiết, lông che chở, nhiều ở 4 góc lồi. Mô dày, xếp thành đám ở 4 góc lồi, gồm tế bào có thành dày, có 6 - 7 hàng tế bào ở chỗ dày nhất. Mô mềm vỏ, có từ 3 - 4 hàng tế bào nhỏ, có thành mỏng. Nội bì gồm một hàng tế bào hình chữ nhật, xếp đều đặn, thành tế bào dày lên ở 2 bên, xếp thành vòng. Các đám sợi mô cứng uốn lượn, lồi ra, dày lên ở 4 góc lồi. Libe xếp liên tục thành vòng. Ở 4 góc lồi, libe gồm những tế bào nhỏ xếp sít nhau ở 4 cạnh lõm thì tế bào có thành mỏng, xếp đều đặn hơn. Tầng phát sinh nằm giữa libe và gỗ, gồm những tế bào hình chữ nhật, hoặc vuông, có thành mỏng, xếp thành vòng.Vòng gỗ xếp liên tục, dày lên ở 4 góc, mạch gỗ khá rộng. Mô mềm ruột, gồm những tế bào lớn, thành mỏng, càng vào giữa tế bào càng lớn  hơn

Vi phẫu lá:

Phần gân giữa: Biểu bì trên hoặc dưới, gồm một hàng tế bào hình chữ nhật, xếp đều đặn, mang lông che chở đa bào và lông tiết. Mô dày xếp sát biểu bì trên và biểu bì dưới, gồm những tế bào, có thành dày. Mô dày trên, gồm 2 - 3 hàng tế bào. Mô dày dưới, tạo thành hình vòng cung. Chỗ dày nhất gồm 2 - 3 hàng tế bào. Mô mềm gồm tế bào trên, thành mỏng. Ba bó libe xếp giữa gân lá thành hình vòng cung. Mỗi bó gồm một cung mô cứng, bao bọc bên ngoài, giữa là libe. Trong cùng là gỗ. Mạch gỗ xếp thành dãy

Phần phiến lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm 1 hàng tế bào hình chữ nhật. Tế bào biểu bì trên, có kích thước tương đối lớn, tế bào biểu bì dưới, nhỏ và dẹt hơn. Cả 2 mặt phiến lá đều mang lông che chở, lông tiết, biểu bì dưới có lỗ khí. Nhu mô giậu, gồm hàng tế bào xếp lộn xộn để hở khuyết.

Bột

Bột có màu xám nâu. Soi dưới kính hiển vi thấy: Lông che chở đa bào, mảnh mạch, hạt phấn hoa hình cầu, đường kính 20 - 22 µm, 3 rãnh, bề mặt có chấm mờ, lông tiết, đám sợi có thành dày. Mảnh biểu bì, có lông che chở, lông tiết, lỗ khí. Mảnh lá có mạch gỗ xoắn.

Định tính

A. Lấy khoảng 5 g bột dược liệu, loại tạp bằng  ether dầu hoả (TT), trong dụng cụ Shoxhlet. Lấy bã dược liệu cho bay hết ether dầu hoả, thấm ẩm bằng 5 - 7 ml amoniac đậm đặc (TT). Thêm 50 ml ether (TT), ngâm  trong 2 giờ. Lọc, lấy 10 ml dịch lọc để làm dung dịch thử trong mục định tính bằng phương pháp sắc lý lớp mỏng; phần còn lại tiến hành cất thu hồi dung môi ether được cắn, thêm vào cắn 5 - 7 ml dung dịch acid sulfuric 10% (TT), lắc kỹ. Lấy phần dịch acid chia vào 3 ống nghiệm để làm các phản ứng sau:

Ống 1: Nhỏ 1 giọt thuốc thử Mayer (TT),  xuất hiện tủa trắng.

Ống 2: Nhỏ 2 giọt thuốc thử Dragendorff (TT), xuất hiện  tủa vàng cam.

Ống 3: Nhỏ 1 giọt thuốc thử Bouchardat (TT), xuất hiện  tủa nâu.

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel 60 GF254

Dung môi khai triển: Cloroform- ether ethylic ( 9: 1).

Dung dịch thử:  Lấy 10 ml dịch chiết ether ethylic trên, bay hơi bớt ether trên cách thuỷ đến còn khoảng 0,5 - 1 ml.

Dung dịch đối chiếu:  Lấy 5 g bột Ích mẫu (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí ở nhiệt độ phòng, phun thuốc thử Dragendorff (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Khụng quá 13%.

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 10%.

Tạp chất

Đoạn ngọn cành dài quá 40 cm. Không quá 5%

Tạp chất khác Không qúa 1%.

Tỷ lệ lá trên toàn bộ dược liệu: Không ít hơn 55%.

Tro toàn phần

Không quá 7%.

Tro không tan trong acid

Không quá 2,4%.

Định lượng

Tiến hành định lượng alcaloid toàn phần, đối với dược liệu là bộ phận trên mặt đất. Cân chính xác 50 g bột thô dược liệu. Ngấm kiệt bằng ethanol (TT) đã acid hoá bằng dung dịch acid sulfuric 10% (TT), ngâm trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng. Rút dịch chiết với tốc độ 15 giọt/phút, đến khi hết alcaloid (kiểm tra bằng các phản ứng với thuốc thử Dragendorff (TT)). Gộp các dịch chiết và thu hồi dung môi dưới áp suất giảm, còn khoảng 5 ml. Thêm ether dầu hoả (TT), loại tạp (3 lần x 5 ml). Kiềm hoá dịch chiết đến pH 10 bằng dung dịch amoniac đặc (TT). Chiết alcaloid toàn phần bằng cloroform (TT) (3 lần x 10 ml). Gộp dịch cloroform . Bay hơi trên cách thuỷ tới cắn, sấy cắn ở 50 oC đến khối lượng không đổi.

Hàm lượng alcaloid toàn phần không ít hơn 0,13%, tính theo dược liệu khô.

Chế biến

Vào mùa hè (khoảng tháng 5 - 6), khi có tới một nửa số hoa trên cây đã nở, có thể tiến hành thu hái. Chặt lấy toàn bộ phần trên mặt đất, phơi khô hay sấy khô. Bó lại thành từng bó. Cũng có thể, sau khi phơi khô, chặt từng đoạn 5 - 7 cm, rồi đóng gói vào các bao tải, để nơi thoáng mát. Trước khi dùng cần sao vàng.

Bảo quản

Để nơi khô, mát.

Tính vị quy kinh

Khổ, tân, hơi hàn. Vào các kinh can, tâm bào

Công năng, chủ trị

Hoạt huyết khứ ứ, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Kinh đau, kinh bế, huyết hôi ra không hết, phù thũng đái không lợi.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 6 - 12 g, dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Không dùng cho người huyết hư không có huyết ứ.

Bài viết cùng chuyên mục

Sâm bố chính (Radix Abelmoschi sagittifolii)

Cơ thể suy nhược, hư lao, kém ăn, kém ngủ, thần kinh suy nhược, hoa mắt, chóng mặt, đau dạ dày, tiêu chảy, ho, viêm họng, viêm phế quản.

Nhục đậu khấu (Semen Myristicae)

Ôn trung, hành khí, sáp trường, chỉ tả. Chủ trị: Cửu lỵ (ỉa chảy lâu ngày) do tỳ vị hư hàn, đau trướng bụng và đau thượng vị, biếng ăn, nôn mửa.

Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae)

Bổ huyết, dưỡng âm, thư cân, bình can, chỉ thống. Chủ trị: Huyết hư, da xanh xao, đau sườn ngực, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều, âm hư phát sôt,chóng mặt đau đầu.

Tần giao (Radix Gentianae)

Phong thấp đau khớp, gân mạch co rút, khớp đau bứt rứt, chân tay co quắp, sốt vào buổi chiều. Trẻ em cam tích phát sốt.

Đậu xanh (Semen Vignae aurei)

Thanh nhiệt trừ thử, chỉ khát, lợi niệu, giải các loại độc, chủ trị Tả lỵ, phù thũng, ngộ độc các chất và thuốc, thử nhiệt và khát nước.

Thương lục (Radix Phytolaccae)

Thuốc xổ và trục thủy, giải độc tiêu viêm. Chủ trị: Phù toàn thân, vô niệu, táo bón, dùng ngoài chữa mụn nhọt, đau nhức.

Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae)

Tinh thể calci oxalat hình kim, xếp thành bó, dài 90 – 210 µm. các tế bào mô mềm hình bầu dục hoặc hình chữ nhật, thành hơi dày, có lỗ rõ rệt.

Cà độc dược (Flos Daturae metelis)

Bình suyễn, chỉ khái, giải co cứng, chỉ thống. Chủ trị: Ho suyễn khò khè, thượng vị đau có cảm giác lạnh, phong thấp tê đau, trẻ em co giật mạn tính. Dùng ngoài gây tê.

Cau (Pericarpium Arecae catechi)

Hạ khí, khoan trung, hành thuỷ, tiêu thũng. Chủ trị: Thấp trở, khí trệ, thượng vị trướng tức, đại tiện không thông, thuỷ thũng, cước khí phù thũng.

Ngải cứu (Herba Artemisiae vulgaris)

Chỉ huyết, trừ hàn thấp, điều kinh, an thai. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, băng huyết, rong huyết, thổ huyết, khí hư bạch đới, động thai, viêm ruột, lỵ

Bạch đậu khấu (Fructus Amomi)

Hoá thấp, hành khí, tiêu bĩ, ôn vị. Chủ trị: Tiêu hoá kém, hàn thấp nôn mửa, ngực bụng đau chướng, giải độc rượu.

Tăng ký sinh (Tầm gửi trên cây dâu, Herba Loranthi)

Bổ can thận, mạnh gân xương, thông kinh lạc, an thai. Chủ trị: đau lưng, nhức xương - khớp, đau thần kinh ngoại biên, phụ nữ động thai, ít sữa sau khi đẻ.

Diếp cá (Herba Houttuyniae cordatae)

Thanh nhiệt giải độc, bài nùng, tiêu thũng. Chủ trị: Phế ung, phế nhiệt, thực nhiệt lỵ, nhiệt lâm, mụn nhọt, đau mắt, trĩ, kinh nguyệt không đều, nhiễm trực khuẩn mủ xanh.

Bán hạ bắc (Rhizoma Pinelliae)

Giáng nghịch cầm nôn, tiêu đờm hoá thấp, tán kết tiêu bĩ. Chủ trị: Ho có đờm, nôn mửa, chóng mặt đau đầu do đờm thấp, đờm hạch, đờm kết với khí gây mai hạch khí.

Xuyên tiêu (Fructus Zanthoxyli)

Mảnh vỏ hạt màu nâu đen khó nhìn rõ tế bào, đôi khi thấy rõ từng đám tế bào gần như hình nhiều cạnh, màu vàng nâu.

Dành dành (Chi tử, Fructus Gardeniae)

Chủ trị Sốt cao, tâm phiền, hoàng đản tiểu đỏ, đi tiểu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, dùng ngoài trị sưng đau do sang chấn.

Nhục thung dung (Herba Cistanches)

Liệt dương, di tinh, khó thụ thai, thắt lưng đầu gối đau mỏi, gân xương vô lực, táo bón ở người già, huyết hư tân dịch không đủ.

Nghệ (Rhizoma Curcumae longae)

Hành khí, phá huyết, chỉ thống, sinh cơ. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở. Phụ nữ đau bụng sau đẻ do máu xấu không sạch

Khiêm thực (Semen Euryales)

Ích thận, cố tinh, kiện tỳ, trừ thấp nhiệt, chỉ tả, ngừng đới hạ. Chủ trị: Mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, bạch trọc, đới hạ, tỳ hư, tiêu chảy lâu ngày, di niệu.

Quế (Cortex Cinnamomi)

Dùng khi lưng gối đau lạnh, bụng đau lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, bế kinh, đau bụng kinh, phù thũng, tiểu tiện rối loạn (đái không thông lợi, đái nhiều lần).

Mạch nha (Fructus Hordei germinatus)

Kiện tỳ tiêu thực, tiêu sưng thông sữa. Chủ trị: Thực tích bụng đầy trướng, ăn kém, tiêu hoá kém, làm mất sữa hoặc vú sưng đau do sữa ứ lại, vú tức đau khi căng sữa

Uy linh tiên (Rễ, Radix Clematidis)

Khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc, chỉ thống. Chủ trị Phong tê thấp các khớp chi, gân mạch co rút khó cử động, dân gian dùng chữa họng hóc xương cá.

Quy giáp và quy bản (Mai rùa và yếm rùa, Carapax et Plastrum Testudinis)

Âm hư trào nhiệt, cốt chưng, đạo hãn (mồ hôi trộm), chóng mặt, hoa mắt, hư phong nội động, thắt lưng chân teo yếu, trẻ chậm liền thóp, nữ bặng lậu đới hạ

Măng cụt (Pericarpium Garciniae mangostanae)

Sát trùng chỉ lỵ, thu liễm săn da. Chủ trị: Đau bụng ỉa chảy, lỵ, khí hư bạch đới.

Diệp hạ châu (Chó đẻ răng cưa, Herba Phyllanthi urinariae)

Dùng khi viêm gan hoàng đản, viêm họng, mụn nhọt, viêm da thần kinh, chàm, viêm thận, phù thũng, sỏi tiết niệu, viêm ruột, tiêu chảy.