Hương phụ (Củ gấu, Rhizoma Cyperi)

2014-10-24 10:33 PM
Hành khí chỉ thống, giải uất điều kinh, kiện vị tiêu thực. Chủ trị: Giảm đau trong các trường hợp: đau dạ dày, tiêu hoá kém, đau cơ, đau ngực sườn, đau dây thần kinh ngoại biên

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thân rễ đã loại bỏ rễ con và lông, phơi hay sấy khô của cây Hương phụ vườn (Cyperus rotundus L.), hoặc cây Hương phụ biển (Cyperus stoloniferus Retz.), họ Cói ( Cyperaceae ).

Mô tả

Hương phụ vườn: Thân rễ (thường gọi là củ) hình thoi, thể chất chắc,  dài 1- 3 cm, đường kính  0,4 - 1 cm. Mặt ngoài màu xám đen, có nhiều nếp nhăn dọc và đốt ngang (mỗi đốt cách nhau 0,1 – 0,6 cm); trên mỗi đốt có lông cứng mọc thẳng góc với củ, màu xám đen và có nhiều vết tích của rễ con. Vết cắt ngang có sợi, mặt nhẵn bóng, phần vỏ có màu xám nhạt, trụ giữa màu nâu sẫm. Mùi thơm, vị hơi đắng ngọt, sau đó có vị cay.

Hương phụ biển: Thân rễ hình thoi, thể chất chắc, kích thước củ không đều nhau, kích thước trung bình 1- 5 cm, đường kính  0,5 - 1,5 cm, mặt ngoài có màu nâu hay nâu sẫm; có nhiều nếp nhăn dọc và đốt ngang củ (mỗi đốt cách nhau 0,1 – 0,6 cm); trên mỗi đốt có lông cứng mọc nghiêng theo chiều dọc, về phía đầu đầu củ, màu nâu hay nâu xẫm và có nhiều vết tích của rễ con. Vết cắt ngang có sợi, mặt nhẵn bóng, phần vỏ màu hồng nhạt, trụ giữa màu nâu sẫm. Mùi thơm, vị hơi đắng ngọt, sau đó có vị cay.

Vi phẫu

Biểu bì gồm một hàng tế bào hình trái xoan, to nhỏ không đều. Hạ bì gồm  2 - 3 hàng tế bào thành dày hình vuông hay chữ nhật, rải rác có các đám sợi hoá gỗ. Mô mềm vỏ khoảng hai ba chục hàng tế bào thành mỏng, hình hơi tròn hay trái xoan, xếp lộn xộn, trong đó có nhiều hạt tinh bột và tế bào tiết hình tròn hoặc teo lại thành nhiều cạnh. Trong mô mềm vỏ còn có các đám libe- gỗ, mỗi đám gồm mạch gỗ bao quanh libe. Nội bì gồm một vòng tế bào hình vuông nhỏ, thành hơi dày. Trụ bì gồm một hàng tế bào hình chữ nhật, thành mỏng, xếp sát nội bì. Mô mềm ruột gồm những tế bào hình tròn to, thành mỏng, trong đó có chứa tinh bột và các đám libe - gỗ.

Bột

Tế bào mô cứng hình chữ nhật hay nhiều cạnh, màu vàng nhạt, thành dày, có ống trao đổi rõ. Tế bào tiết hình tròn hay bầu dục, trong đó có chất tiết màu vàng, xung quanh có 5 – 8 tế bào xếp toả ra rất đặc biệt. Hạt tinh bột hình tròn hay bầu dục rộng 4 - 25 mm, rốn và vân không rõ. Tế bào nội bì màu vàng, hình chữ nhật, thành dày. Mảnh mạch vạch, mạch mạng.

Định tính

Lấy 10 g bột dược liệu, làm ẩm bằng 6 ml dung dịch amoniac (TT), chiết bằng 20 ml cloroform (TT). Gạn lấy lớp cloroform, bốc hơi cách thuỷ tới cắn. Hoà cắn bằng 15 ml dung dịch acid hydrocloric 1% (TT). Lọc, lấy dịch lọc chia đều vào 3 ống nghiệm để làm các phản ứng sau:

Ống 1: Thêm 1- 2 giọt thuốc thử Mayer (TT) sẽ thấy xuất hiện tủa trắng đục

Ống 2: Thêm 1-2 giọt thuốc thử Bouchardat (TT) sẽ xuất hiện tủa nâu.

Ống 3: Thêm 1- 2 giọt thuốc thử  Dragendorff (TT) cho tủa vàng cam.

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu. Dùng 100 g dược liệu thô, thêm 400 ml nước, cất tinh dầu trong 4 giờ. Hàm lượng tinh dầu trong dược liệu không ít hơn 0,35%.

Độ ẩm

Không quá 13%.

Độ tro

Không quá 3%.

Tro không tan trong acid

Không quá 0,4%.

Tạp chất

Tỷ lệ dược liệu còn lông và phần gốc thân còn gắn vào củ (dài quá 0,5 - 1 cm): Không quá 8%

Tỷ lệ dược liệu cháy đen: Không quá 1%

Tạp chất khác: Không quá 0,5 %.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, lấy dược liệu về, phơi khô, đốt cháy hết thân lá, lông và rễ con, sau đó rửa sạch phơi khô hoặc luộc hay đồ kỹ rồi phơi khô.

Bào chế

Hương phụ loại bỏ lông và tạp chất, nghiền vụn hoặc thái lát mỏng

Thố Hương phụ (chế giấm): Lấy lát Hương phụ hoặc mảnh vụn Hương phụ, đổ thêm giấm vào khuấy đảo cho ướt đều, ủ một đêm đợi cho hút hết giấm, cho vào chảo sao lửa nhỏ đến khô thơm màu hơi vàng, lấy ra, phơi khô. Cứ 10 kg Hương phụ dùng 2 lít giấm.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Vị hơi  cay, hơi  đắng, tính bình. Quy kinh can, tỳ, tam tiêu.

Công năng, chủ trị

Hành khí chỉ thống, giải uất điều kinh, kiện vị tiêu thực. Chủ trị: Giảm đau trong các trường hợp: đau dạ dày, tiêu hoá kém, đau cơ, đau ngực sườn, đau dây thần kinh ngoại biên, đau đầu, đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 6 - 9 g dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Âm hư huyết nhiệt không nên dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Thiên niên kiện (Rhizoma Homalomenae)

Trừ phong thấp, cường cân cốt. Chủ trị: phong hàn thấp gây nên: thắt lưng và đầu gối lạnh đau, chân co rút tê bại.

Bìm bìm biếc (Semen Pharbitidis)

Trục thuỷ, sát trùng. Chủ trị: Phù thũng có bụng trướng đầy, khó thở, bí đái, giun sán.

Xuyên bối mẫu (Bulbus Fritillariae)

Thanh nhiệt, nhuận phế, hoá đờm, tán kết. Chủ trị: Ho ráo do phế nhiệt, ho khan, ho đờm có máu, ho lao (không có vi khuẩn); loa lịch (tràng nhạc), áp xe vú, bướu cổ.

Thân tía tô (Tô ngạnh, Caulis Perillae)

Lý khí, khoan trung, chỉ thống, an thai. Chủ trị: Khí uất vùng ngực cơ hoành bĩ tức, thượng vị đau, ợ hơi, nôn mửa, động thai.

Địa liền (Rhizoma Kaempferiae galangae)

Ôn trung tiêu, tán hàn, trừ thấp, kiện tỳ vị, chủ trị Tê thấp, đau nhức xương khớp, nhức đầu, răng đau, ngực bụng lạnh đau, tiêu hoá kém.

Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae)

Kiện tỳ ích khí, táo thấp, lợi thủy, cố biểu liễm hãn, an thai. Chủ trị: Tiêu hoá kém, bụng trướng tiêu chảy, phù thũng, tự hãn, động thai.

Đơn lá đỏ (Folium Excoecariae)

Thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp, lợi tiểu, giảm đau. Dùng trong các trường hợp mụn nhọt, mẩn ngứa, ban chẩn mề đay, đi ỉa lỏng lâu ngày.

Thị đế (Tai hồng, Calyx Kaki)

Thu hái quả Hồng chín vào mùa thu, mùa đông, bóc lấy tai hồng hoặc thu thập tai quả Hồng sau khi ăn quả, rửa sạch, phơi khô.

Tam thất (Radix Notoginseng)

Các loại chảy máu, nhất là chảy máu có ứ huyết như: thổ huyết, khái huyết, nục huyết, tiểu tiện ra huyết, sưng đau do chấn thương, ngực bụng đau nhói.

Thảo quả (Fructus Amomi aromatici)

Táo thấp, ôn trung, trừ đàm, triệt ngược. Chủ trị: Thượng vị đau trướng, tức bĩ, nôn mửa do hàn thấp, sốt rét.

Bình vôi (Tuber Stephaniae)

An thần, tuyên phế. Chủ trị: Mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu, đau dạ dày, ho nhiều đờm, hen suyễn khó thở.

Hoàng bá (Cortex Phellodendri)

Thanh nhiệt táo thấp, tư âm giáng hoả, giải độc. Chủ trị: Âm hư phát sốt, xương đau âm ỉ, ra mồ hôi trộm; viêm tiết niệu; tả lỵ thấp nhiệt; hoàng đản; mụn nhọt lở ngứa.

Tinh dầu bạc hà (Oleum Menthae)

Được lấy từ các bộ phận trên mặt đất của cây Bạc hà (Mentha arvensis L.), họ Bạc hà (Lamiaceae) bằng phương pháp cất kéo hơi nước và đã được làm khan nước.

Sa nhân (Fructus Amomi)

Hành khí hoá thấp, an thai. Chủ trị: Đau bụng nôn mửa, tiêu chảy, đau nhức xương khớp, cơ nhục, động thai.

Tỳ bà (Lá, Nhót tây, Nhót Nhật bản, Folium Eriobotryae)

Sấy bản mỏng ở 110 oC cho đến khi xuất hiện vết. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Tục đoạn (Rễ, Radix Dipsaci)

Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ già, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ tua. Đối với xuyên tục đoạn, thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ loại bỏ các rễ tua và rễ con.

Nga truật (Thân rẽ nhệ đen, Rhizoma Curcumae zedoariae)

Hành khí, phá huyết, chỉ thống, tiêu tích. Chủ trị: Kinh nguyệt huyết khối, bế kinh, đau bụng kinh, bụng đầy trướng đau do thực tích khí trệ.

Củ súng (Radix Nymphaeae stellatae)

Kiện tỳ, trừ thấp, bổ thận, bổ dưỡng, cố sáp. Chủ trị: Thận hư gây di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, bạch đới, bạch trọc, đái són, viêm thận, bàng quang, đau lưng mỏi gối, tỳ hư gây tiết tả.

Dâm dương hoắc (Herba Epimedii)

Bổ thận dương, cường cân cốt, trừ phong thấp. Chủ trị: Liệt dương, hoạt tinh, yếu chân tay, phong thấp đau tê bại, co rút cơ.

Thương lục (Radix Phytolaccae)

Thuốc xổ và trục thủy, giải độc tiêu viêm. Chủ trị: Phù toàn thân, vô niệu, táo bón, dùng ngoài chữa mụn nhọt, đau nhức.

Tinh dầu hồi (Oleum Anisi stellati)

Nếu dùng tinh dầu Hồi mới cất để làm dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Thiên trúc hoàng (Concretio Silicae Bambusae)

Trừ đàm nhiệt, thanh tâm, trấn kinh. Chủ trị: Tinh thần hôn ám, trúng phong đàm mê tâm khiếu. Trẻ em kinh giật và dạ đề do đàm nhiệt.

Hoàng cầm (Radix Scutellariae)

Thanh nhiệt, táo thấp, tả hoả giải độc, an thai. Chủ trị: Thấp ôn, thử ôn, ngực tức, buồn nôn, nôn, thấp nhiệt, đầy bĩ, kiết lỵ, tiêu chảy, hoàng đản, phế nhiệt ho, sốt cao

Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei)

Chủ trị Khí hư mệt mỏi, kém ăn; trung khí hạ hãm, tiêu chảy lâu ngày, sa tạng phủ, tiện huyết, rong huyết; ra mồ hôi; nhọt độc khó vỡ

Ô dược (Radix Linderae)

Bụng trướng đau, đầy bụng, khí nghịch phát suyễn, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, di niệu, sán khí, hành kinh đau bụng.