Hương nhu tía (Herba Ocimi sancti)

2014-10-24 10:32 PM
Có thể phun dung dịch sắt clorid 1 phần trăm trong ethanol, lên bản mỏng khác sau khi khai triển ở hệ dung môi trên, để phát hiện riêng vết eugenol có màu vàng nâu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đoạn đầu cành có hoặc không có hoa được phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ cho đến khô của cây Hương nhu tía (Ocimum tenuiflorum  L.), họ Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả

Đoạn đầu thân và cành có thiết diện vuông, mặt ngoài màu nâu tím, có nhiều lông. Lá mọc đối chéo chữ thập, cuống dài 1 - 2 cm. Phiến lá hình trứng, đầu thuôn nhọn, dài 2 - 4 cm, rộng 1,5 – 3,5 cm, mép có răng cưa, màu xanh lục ở mặt trên, tím đậm hoặc phớt tím ở mặt dưới, có lông. Hoa là xim co ở đầu cành, xếp thành từng vòng 6 – 8 hoa tạo thành xim co. Dược liệu khô thường có một số lá và hoa đã rụng, để lại cuống ở trên cành. Quả bế, với bốn phân quả đựng trong đài tồn tại. Quả khô, ngâm vào nước sẽ trương nở một lớp chất nhầy màu trắng bao bọc chung quanh. Toàn cây có mùi thơm đặc trưng, vị hơi cay, tê.

Vi phẫu

Lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới có mang lông che chở đa bào gồm 2 - 10 tế bào xếp thành dãy dài. Tế bào của lông có thành khá dày, chỗ chân lông dính vào biểu bì các tế bào nhô cao tạo thành u lồi. Lông tiết có chân gồm 1 - 2 tế bào ngắn, đầu thường có 2 – 4 tế bào chứa tinh dầu màu vàng. Ở vùng gân chính có mô dầy nằm sát biểu bì trên và biểu bì dưới. Cung libe-gỗ thường chia làm hai, phần trên có hai bó libe-gỗ nhỏ quay xuống đối diện với hai cung libe-gỗ to. Cung mô dầy dính kèm theo phía dưới của cung libe. Phần phiến lá có một lớp mô giậu ở sát biểu bì trên, kế đến là mô khuyết.

Bột

Bột màu xanh nâu, mùi thơm, vị hơi cay.

Lông che chở đa bào có nhiều đoạn thắt, bề mặt lấm tấm. Lông tiết chân 1 - 2 tế bào ngắn, đầu có 2 - 4 tế bào chứa tinh dầu màu vàng. Mảnh biểu bì lá có lỗ khí (kiểu trực bào). Mảnh mạch vạch, mạch xoắn, mạch mạng, mạch chấm. Hạt phấn hoa hình cầu đường kính 35 - 39 µm, có 6 rãnh, bề mặt có dạng mạng lưới. Mảnh biểu bì cánh hoa có màng ngoằn ngoèo, mang nhiều lông tiết. Sợi đứng riêng lẻ hay chụm thành từng đám. Tế bào mô cứng thành dầy và có ống trao đổi rõ.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel G

Dung môi khai triển: Cyclohexan - ethylacetat (9 : 1).

Dung dịch thử: tinh dầu cất lôi cuốn theo hơi nước ở phần định lượng, pha loãng trong xylen (TT) theo tỷ lệ khoảng 1 : 1.

Dung dịch đối chiếu: Tinh dầu hương nhu pha loãng trong xylen (TT) theo tỷ lệ 1: 1 hoặc eugenol (5 giọt) trong 1 ml xylen (TT).  

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng khoảng 20 μl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 10 - 12 cm, lấy bản mỏng ra, phun lên bản mỏng dung dịch vanillin 1% trong acid sulfuric (TT), sấy bản mỏng ở 110 oC trong 5 phút.

Dung dịch thử phải xuất hiện ít nhất 3 vết có giá trị Rf khoảng 0,7 (màu xanh tím); 0,35 (vết eugenol, có màu vàng cam); 0,2 (màu tím). Trong đó, vết có Rf khoảng 0,3 – 0,4 là vết eugenol to nhất và đậm nhất, dung dịch thử phải có vết này và phải có cùng màu sắc, giá trị Rf với dung dịch đối chiếu.

Có thể phun dung dịch sắt (III) clorid 1% trong ethanol (TT) lên bản mỏng khác sau khi khai triển ở hệ dung môi trên để phát hiện riêng vết eugenol có màu vàng nâu.

Độ ẩm

Không quá 13%. Dùng 10 g dược liệu đã cắt nhỏ.

Tro toàn phần

Không quá 16%.

Tro không tan trong acid

Không quá 3%.

Tạp chất

Không quá 1%.

Định lượng

Định lượng tinh dầu trong dược liệu.

Cho 40 g dược liệu khô đã cắt nhỏ vào bình cầu dung tích 500 ml của bộ dụng cụ định lượng tinh dầu trong dược liệu, thêm 300 ml nước, 0,5 ml xylen (TT) vào ống hứng tinh dầu có khắc vạch, tiến hành cất trong 4 giờ với tốc độ 2,5 ml đến 3,5 ml/phút.

Dược liệu phải chứa ít nhất 0,5% tinh dầu (tính theo dược liệu khô tuyệt đối).

Chế biến

Thu hái vào lúc cây đang ra hoa, rửa sạch, cắt thành từng đoạn 3 - 4 cm, phơi âm can đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh làm mất tinh dầu.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn. Vào hai kinh phế, vị.

Công năng, chủ trị

Xem Hương nhu trắng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 6 - 12 g, dạng thuốc sắc, thuốc hãm.

Kiêng kỵ

Ho lao mạn tính không nên dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Tinh dầu tràm (Oleum Cajuputi)

Đặt ống nghiệm vào 1 hỗn hợp sinh hàn và khuấy kỹ trong vài phút, sẽ thấy 1 hợp chất cộng được tạo thành có thể chất như kem.

Đại phù bình (Herba Pistiae)

Phát hãn khu phong, hành thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Ngoại cảm, mày đay (phong chẩn, ẩn chẩn), đơn độc, phù thũng.

Dạ cẩm (Herba Hedyotidis capitellatae)

Thanh nhiệt giải độc, chỉ thống tiêu viêm, lợi tiểu. Chủ trị: Các bệnh viêm loét dạ dày, lở miệng lưỡi, viêm họng, lở loét ngoài da.

Bổ cốt chỉ (Fructus Psoraleae corylifoliae)

Bổ mệnh môn hoả, chỉ tả. Chủ trị: Liệt dương, di tinh, đái dầm, niệu tần, thắt lưng đầu gối đau có cảm giác lạnh, ngũ canh tả, dùng ngoài trị bạch biến, hói trán.

Dâm dương hoắc (Herba Epimedii)

Bổ thận dương, cường cân cốt, trừ phong thấp. Chủ trị: Liệt dương, hoạt tinh, yếu chân tay, phong thấp đau tê bại, co rút cơ.

Ngũ bội tử (Galla chinensis)

Sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, liễm sang, giải độc, liễm phế. Chủ trị: Tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày, mồ hôi trộm, tiện huyết, nôn ra máu, trĩ chảy máut, ngoại thương xuất huyết.

Xương bồ (Rhizoma Acori)

Thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung khứ thấp, giải độc, sát trùng. Chủ trị: Bệnh phong điên giản, đờm vít tắc, hôn mê, hay quên, mộng nhiều.

Hoàng đằng (Caulis et Radix Fibraureae)

Thanh nhiệt tiêu viêm, lợi thấp, giải độc. Dùng chữa đau mắt đỏ, viêm họng, mụn nhọt mẩn ngứa, kiết lỵ, viêm bàng quang.

Bán hạ bắc (Rhizoma Pinelliae)

Giáng nghịch cầm nôn, tiêu đờm hoá thấp, tán kết tiêu bĩ. Chủ trị: Ho có đờm, nôn mửa, chóng mặt đau đầu do đờm thấp, đờm hạch, đờm kết với khí gây mai hạch khí.

Lá sen (Liên diệp, Folium Nelumbinis)

Giải thử, kiện tỳ, lương huyết, chỉ huyết. Chủ trị: trúng thử, hoá khát, ỉa chảy do thử thấp, huyết lị, nôn máu, đổ máu cam, đái máu do huyết nhiệt.

Tỳ bà (Lá, Nhót tây, Nhót Nhật bản, Folium Eriobotryae)

Sấy bản mỏng ở 110 oC cho đến khi xuất hiện vết. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Địa du (Radix Sanguisorbae)

Lương huyết chỉ huyết, giải độc, liễm nhọt. Chủ trị: Đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, rong huyết, bỏng nước, bỏng lửa, mụn nhọt thũng độc.

Thảo quả (Fructus Amomi aromatici)

Táo thấp, ôn trung, trừ đàm, triệt ngược. Chủ trị: Thượng vị đau trướng, tức bĩ, nôn mửa do hàn thấp, sốt rét.

Thiên trúc hoàng (Concretio Silicae Bambusae)

Trừ đàm nhiệt, thanh tâm, trấn kinh. Chủ trị: Tinh thần hôn ám, trúng phong đàm mê tâm khiếu. Trẻ em kinh giật và dạ đề do đàm nhiệt.

Thạch cao: Băng thạch, Gypsum fibrosum

Thanh nhiệt tả hoả, trừ phiền chỉ khát. Chủ trị: Thực nhiệt ở phần khí của phế vị (sốt cao, mồ hôi nhiều khát nhiều, mạch hồng đại), nhiệt độc thịnh ở kinh mạch.

Hy thiêm (Herba Siegesbeckiae)

Trừ phong thấp, thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Đau lưng gối xương khớp, chân tay tê buốt, mụn nhọt.

Hoạt thạch (Talcum)

Lợi tiểu thẩm thấp, thanh nhiệt giải thử. Chủ trị: Lâm lậu, Thạch lâm kèm tiểu khó và đau nóng, bứt rứt háo khát do thử thấp, tiết tả do thấp nhiệt.

Kim ngân (Caulis cum folium Lonicerae)

Thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Ho do phế nhiệt, ban sởi, mụn nhọt, mày đay, lở ngứa, nhiệt độc, lỵ.

Tăng ký sinh (Tầm gửi trên cây dâu, Herba Loranthi)

Bổ can thận, mạnh gân xương, thông kinh lạc, an thai. Chủ trị: đau lưng, nhức xương - khớp, đau thần kinh ngoại biên, phụ nữ động thai, ít sữa sau khi đẻ.

Tinh dầu bạc đàn (Oleum Eucalypti)

Cho 10 ml tinh dầu vào bình nón nút mài dung tích 100 ml. Thêm vào đó 5 ml toluen (TT) và 4 ml dung dịch hydroxylamin hydroclorid trong ethanol 60%.

Hạt gấc (Semen Momordicae cochinchinensis)

Tán kết tiêu sư¬ng, giải độc. Chủ trị: S¬ưng viêm, nhũ ung, tắc tia sữa, tràng nhạc, trĩ, dò hậu môn, chấn thương, ứ huyết.

Đinh hương (Flos Syzygii aromatici)

Lấy chính xác khoảng 5 g dược liệu đã được tán thành bột thô, cho vào bình cầu 250 ml, thêm 100 ml nước cất

Khoản đông hoa (Flos Tussilaginis farfarae)

Nhuận phế hoá đờm, chỉ khái, giáng nghịch. Chủ trị: Ho và suyễn mới và lâu ngày, hư lao.

Tỏi (Căn hành, Bulbus Allii)

Chủ trị Cảm cúm, ho gà, viêm phế quản, ăn uống tích trệ, thượng vị đau tức do đầy hơi, tiêu chảy mụn nhọt, áp xe viêm tấy, hói trán, trị giun kim.

Sa sâm (Radix Glehniae)

Phế có táo nhiệt: ho khan, ho kéo dài, đờm đặc ít, sốt, họng khô, khát do âm hư tân dịch giảm sút, miệng, môi khô, lở loét, chảy máu chân răng do vị nhiệt.