Hương gia bì (Cortex Periplocae)

2014-10-24 10:29 PM
Khử phong chỉ thống, kiện tỳ cố thận, lợi niệu, chỉ thống giải độc. Chủ trị: Đau lưng gối, đau gân khớp, tiểu tiện khó khăn, mụn nhọt, sang lở, sang chấn gãy xương.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Vỏ rễ đã chế biến phơi khô của cây Hương gia bì (Periploca sepium  Bge.), họ Thiên lý (Asclepiadaceae).

Mô tả

Mảnh vỏ dày từ 0,5-3 mm có hình ống hoặc hình máng, dài 3 - 17 cm hoặc có thể dài hơn, thường cuộn tròn thành ống. Mặt ngoài màu vàng nâu, xù xì, có các đường vân nứt dọc, không đều, dễ bong. Nhẹ, giòn, dễ gẫy, mùi thơm hắc đặc biệt.

Vi phẫu

Lớp bần gồm nhiều hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn  thành hàng đồng tâm và dãy xuyên tâm. Mô mềm vỏ gồm những tế bào thành mỏng, hình đa giác xếp lộn xộn, rải rác mang chứa tinh thể calci oxalat hình khối. Bó libe cấp hai chiểm khoảng 2/3 vi phẫu. Những tia ruột gồm 2 - 3 dãy tế bào. Rải rác trong mô mềm, libe có những túi chứa chất thơm..

Bột

Bột màu nâu,mùi thơm, vị đắng. Soi dưới kính hiển vi thấy: Nhiều mảnh bần màu nâu sẫm, các mảnh mô mềm mang tinh bột, tinh thể calci oxalat hình khối chữ nhật, kích thước 30 - 40 µm. Hạt tinh bột chủ yếu là hạt đơn nhỏ, hình gần tròn hoặc nhiều cạnh. Thể cứng hình đa giác có thành dày đứng riêng lẻ hay tập trung thành đám. Mảnh mạch thường là mạch điểm.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Toluen- ethyl acetat- methanol (9 : 2 : 0.5).

Dung dịch thử:  Lắc 1,0 g bột dược liệu với 5 ml methanol (TT) trong 3 phút, lọc. Dùng dịch lọc làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Tiến hành như làm dung dịch thử với dược liệu chuẩn.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 ml mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun thuốc thử vanilin 1% trong acid sulfuric (TT). Sấy bản mỏng ở 105oC trong 3 - 5 phút. Trên sắc ký đồ, dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13%.

Tro toàn phần

Không quá 5%.

Tạp chất

Không quá 1%.

Bảo quản

Để nơi khô mát, trong túi kín.

Tính vị qui kinh

Tân, ôn, có độc, vào kinh can, thận.

Công năng chủ trị

Khử phong chỉ thống, kiện tỳ cố thận, lợi niệu, chỉ thống giải độc. Chủ trị: Đau lưng gối, đau gân khớp, tiểu tiện khó khăn, mụn nhọt, sang lở, sang chấn gãy xương.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 6 – 12 g, dạng sắc hoặc ngâm rượu.

Bài viết cùng chuyên mục

Huyết đằng (Caulis Spatholobi suberecti)

Hoạt huyết thông lạc, bổ huyết. Chủ trị: chứng huyết hư gây huyết ứ trệ, bế thống kinh, chấn thương tụ huyết, phong thấp đau lưng, đau xương khớp.

Lá sen (Liên diệp, Folium Nelumbinis)

Giải thử, kiện tỳ, lương huyết, chỉ huyết. Chủ trị: trúng thử, hoá khát, ỉa chảy do thử thấp, huyết lị, nôn máu, đổ máu cam, đái máu do huyết nhiệt.

Đạm trúc diệp (Herba Lophatheri)

Thanh nhiệt, trừ phiền, lợi tiểu. Chủ trị: Nhiệt bệnh, khát nước, tâm nóng bứt rứt, lở miệng, lưỡi, tiểu tiện đỏ, rít, đái rắt.

Xà sàng (Quả, Fructus Cnidii)

Định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Lấy khoảng 30 g dược liệu khô, thêm khoảng 200 ml nước; chưng cất trong 3 giờ với tốc độ 2,5 đến 3,5 ml/phút.

Sâm cau (Tiên mao, Rhizoma Curculiginis)

Bổ thận tráng dương, cường cân cốt, khử hàn trừ thấp. Chủ trị: Liệt dương, di tinh đau nức cơ khớp do hàn, chân tay yếu mềm, ỉa chảy sợ lạnh.

Kim tiền thảo (Herba Desmodii styracifolii)

Sấy bản mỏng ở 105 oC khoảng 10 phút. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết màu vàng

Chè vằng (Folium Jasmini subtripinervis)

Thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết điều kinh, tiêu viêm, chủ trị kinh nguyệt không đều, kinh bế, phụ nữ sau sinh sốt cao, viêm hạch bạch huyết.

Tầm gửi (Herba Loranthi)

Khu phong trừ thấp, bổ can thận, mạnh gân xương, an thai, lợi sữa. Chủ trị: Đau lưng, tê đau gân cốt, viêm thận mạn tính, động thai, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa.

Hương nhu tía (Herba Ocimi sancti)

Có thể phun dung dịch sắt clorid 1 phần trăm trong ethanol, lên bản mỏng khác sau khi khai triển ở hệ dung môi trên, để phát hiện riêng vết eugenol có màu vàng nâu.

Hạt mã tiền (Semen Strychni)

Chủ trị Phong thấp, tê, bại liệt; đau khớp dạng phong thấp, nhức mỏi chân tay, đau dây thần kinh, sưng đau do sang chấn, nhọt độc sưng đau

Tinh dầu hồi (Oleum Anisi stellati)

Nếu dùng tinh dầu Hồi mới cất để làm dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Chiêu liêu (Cortex Terminaliaen nigrovenulosae)

Triển khai sắc ký xong, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun lên bản mỏng dung dịch vanilin 2% trong acid sulfuric, pha ngay trước khi dùng

Tinh dầu bạc hà (Oleum Menthae)

Được lấy từ các bộ phận trên mặt đất của cây Bạc hà (Mentha arvensis L.), họ Bạc hà (Lamiaceae) bằng phương pháp cất kéo hơi nước và đã được làm khan nước.

Dành dành (Chi tử, Fructus Gardeniae)

Chủ trị Sốt cao, tâm phiền, hoàng đản tiểu đỏ, đi tiểu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, dùng ngoài trị sưng đau do sang chấn.

Hạ khô thảo (Spica Prunellae)

Thanh nhiệt giáng hoả, minh mục, tán kết, tiêu sưng. Chủ trị: Tăng huyết áp, mắt đỏ sưng đau, đau con ngươi, chảy nước mắt do viêm tuyến lệ, nhức đầu, chóng mặt

Cành dâu (Ramulus Mori albae)

Thu hoạch vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, chọn các cành dâu non có kích thước quy định, bỏ hết lá, phơi hoặc sấy khô hoặc thái vát lúc còn tươi, phơi hoặc sấy khô.

Cỏ xước (Radix Achyranthis asperae)

Hoạt huyết khứ ứ, bổ can thận mạnh gân xương. Chủ trị: Phong thấp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay co quắp, kinh nguyệt không đều, bế kinh đau bụng, bí tiểu tiện, đái rắt buốt.

Đinh hương (Flos Syzygii aromatici)

Lấy chính xác khoảng 5 g dược liệu đã được tán thành bột thô, cho vào bình cầu 250 ml, thêm 100 ml nước cất

Dạ cẩm (Herba Hedyotidis capitellatae)

Thanh nhiệt giải độc, chỉ thống tiêu viêm, lợi tiểu. Chủ trị: Các bệnh viêm loét dạ dày, lở miệng lưỡi, viêm họng, lở loét ngoài da.

Cỏ ngọt (Folium Steviae rebaudianae)

Khi cây sắp ra hoa, cắt cành ở khoảng cách trên mặt đất 10 - 20 cm, hái lấy lá, loại bỏ lá già úa, đem phơi nắng nhẹ hoặc sấy ở 30 - 40 oC đến khô.

Khiêm thực (Semen Euryales)

Ích thận, cố tinh, kiện tỳ, trừ thấp nhiệt, chỉ tả, ngừng đới hạ. Chủ trị: Mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, bạch trọc, đới hạ, tỳ hư, tiêu chảy lâu ngày, di niệu.

Hoàng liên (Rhizoma Coptidis)

Thanh nhiệt táo thấp, thanh tâm, trừ phiền, thanh can sáng mắt, tả hỏa, giải độc. Chủ trị: Dùng trị các bệnh các bệnh đau bụng, viêm ruột, ỉa lỵ, bồn chồn mất ngủ, đau mắt đỏ.

Cốc tinh thảo (Flos Eriocauli)

Sơ tán phong nhiệt, minh mục, thoái ế. Chủ trị: Phong nhiệt mắt đỏ, sợ chói mắt, đau mắt có màng, phong nhiệt đầu thống, đau răng.

Hạt sen (Liên nhục, Semen Nelumbinis)

Bổ tỳ, dưỡng thận, sáp trường, cố tinh, dưỡng tâm, an thần. Chủ trị: ỉa chảy lâu ngày, di tinh, đới hạ, tim đập hồi hộp, mất ngủ.

Dâm dương hoắc (Herba Epimedii)

Bổ thận dương, cường cân cốt, trừ phong thấp. Chủ trị: Liệt dương, hoạt tinh, yếu chân tay, phong thấp đau tê bại, co rút cơ.