- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Hoàng nàn (Cortex Strychni wallichianae)
Hoàng nàn (Cortex Strychni wallichianae)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Vỏ thân hoặc vỏ cành đã phơi hay sấy khô của cây Hoàng nàn (Strychnos wallichiana Steud.ex DC.), họ Mã tiền (Loganiaceae).
Mô tả
Mảnh vỏ dày, thường có hình lòng máng hay cuộn tròn thành ống. Mặt ngoài có nhiều nốt sần màu nâu xám. Mặt trong màu nâu đen, có nhiều đường vân nhỏ chạy dọc, vỏ giòn, dễ bẻ gẫy, vết bẻ không phẳng, vị rất đắng.
Vi phẫu
Lớp bần gồm nhiều lớp tế bào hình chữ nhật xếp thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm, rải rác có chỗ nứt rách và bong ra. Mô mềm vỏ gồm những tế bào thành mỏng, các tế bào phia ngoài thường bị ép bẹt có nhiều tinh thể calci oxalat hình khối, trong mô mềm có vòng mô cứng tạo thành vòng liên tục, gồm các tế bào thành dày hoá gỗ, khoang hẹp. Libe cấp hai phát triển nhiều, bị tia ruột ngăn cách thành từng bó hình nón. Những tia ruột gồm 1-3 dãy tế bào chạy xuyên qua phần libe và phát triển rộng ra có khi đến mô mềm vỏ.
Bột
Bột màu nâu sẫm, vị rất đắng. Soi dưới kính hiển vi thấy: Những mảnh bần màu vàng nâu gồm các tế bào nhiều cạnh màng dày, mảnh mô mềm thành mỏng ình đa giác hay gần tròn mang tinh thể calci oxalat hình khối. Nhiều tế bào mô cứng thành rất dày, khoang hẹp nhìn thấy rõ các ống trao đổi. Nhiều tinh thể calci oxalat hình khối dài 25 - 35 µm, rộng 10 - 24 µm.
Định tính
A. Lấy 1 g bột dược liệu thấm ẩm bằng 1 ml dung dịch amoniac (TT), thêm 10ml cloroform (TT), lắc trong 5 phút. Lọc lớp cloroform qua giấy lọc có natri sulfat khan (TT). Chia dịch lọc làm hai phần rồi bốc hơi trên cách thuỷ tới khô.
Hoà tan một phần cắn trong 2 -3 giọt acid sulfuric (TT), thêm vài tinh thể kali dicromat (TT), nghiêng chén sẽ xuất hiện những vệt tím, mất màu nhanh (strichnin).
Thêm vào phần cắn còn lại 2 - 3 giọt acid nitric (TT), sẽ xuất hiện màu đỏ cam (brucin).
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel G
Dung môi khai triển: Toluen - aceton - ethanol - amoniac đậm đặc (4: 5: 0,6: 0,4).
Dung dịch thử: Cho 0,5 g bột dược liệu vào bình nón nút mài, thêm 5 ml hỗn hợp cloroform - ethanol (10 : 1) và 0,5 ml amoniac đậm đặc (TT). Đậy nắp và lắc trong 5 phút, để yên trong 1 giờ, thỉnh thoảng lắc đều, lọc, dịch lọc làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Hoà tan strychnin và brucin chuẩn trong cloroform (TT) để được dung dịch có nồng độ từng chất là 2 mg/ml.
Cách tiến hành: Chấm riêng rẽ lên bản mỏng 10 ml mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, để khô bản mỏng và hiện màu bằng thuốc thử Dragendorff (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết tương ứng về giá trị Rf và màu sắc với các vết strychnin và brucin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Định lượng
Cân chính xác khoảng 2 g dược liệu (qua rây số 355) vào bình nón nút mài 250 ml. Thêm chính xác 2 ml 2 ml amoniac đậm đặc (TT) và 100 ml hồn hợp ether ethylic - cloroform (1 : 1). đậy kín bình, để trong 24 giờ, thỉnh thoảng lắc. để lắng, lọc nhanh lấy 50 ml dịch chiết ở trên qua giấy lọc gấp nếp, đặt trong phễu có nắp đậy và tiến hành ở chỗ mát. Dùng lần lượt 20, 20 và 10 ml dung dịch acid hydrocloric 4% (TT) để chiết alcaloid. Gộp các dịch chiết, kiềm hoá bằng dung dịch amoniac đậm đặc (TT) và chiết alcaloid bằng hỗn hợp ether ethylic - cloroform (1 : 1) lần lượt với 50, 30 và 20 ml. Gộp dịch chiết và làm bay hơi hết dung môi, cắn còn lại được sấy khô ở 100 oC đến khối lượng không đổi, cân cắn.
Hàm lượng alcaloid không ít hơn 2% tính theo dược liệu khô kiệt.
Độ ẩm
Không quá 12%.
Tro toàn phần
Không quá 17%.
Tạp chất
Không quá 1%.
Sơ chế
Khi trời khô ráo rạch lấy vỏ, đem phơi sấy khô.
Chế biến
Sau khi thu hoạch vỏ cây, vỏ cành to, phơi khô hay sấy nhẹ tới khô. Trước khi sử dụng cần phải chế biến. Ngâm vị thuốc trong nước lã, hoặc nước vo gạo từ 12 - 24 giờ. Vớt ra, rửa sạch. Cạo bỏ lớp vỏ vàng bên ngoài và vỏ đen bên trong. Tiếp tục ngâm nước vo gạo 3 ngày, 3 đêm. Mỗi ngày thay nước một lần. Rửa sạch. Phơi hoặc sấy khô. Thái phiến nhỏ. Tẩm phiến với dầu vừng hoặc dầu lạc. Sao vàng.
Bảo quản
Cho vào túi chống ẩm, để nơi khô ráo.
Bảo quản theo chế độ thuốc độc bảng B.
Tính vị quy kinh
Vị đắng. Tính hàn, rất độc. Quy kinh can, tỳ
Công năng, chủ trị
Trừ phong hàn thấp tý, chỉ thống, chỉ tả, sát trùng. Chủ trị: Đau nhức xương cốt, mình mẩy, đau bụng, nôn, tiêu chảy, dùng trị ghẻ, ngứa.
Cách dùng, liều lượng
Mỗi lần uống tối đa 0,1 g. Ngày 2 - 4 lần. Không quá 0,4 g/ngày. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ
Không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em dưới 5 tuổi.
Bài viết cùng chuyên mục
Đại phù bình (Herba Pistiae)
Phát hãn khu phong, hành thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Ngoại cảm, mày đay (phong chẩn, ẩn chẩn), đơn độc, phù thũng.
Độc hoạt (Radix Angelicae pubescentis)
Khu phong, trừ thấp, thông tý, chỉ thống. Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng và đầu gối đau, thiếu âm phục phong, đầu thống.
Cỏ ngọt (Folium Steviae rebaudianae)
Khi cây sắp ra hoa, cắt cành ở khoảng cách trên mặt đất 10 - 20 cm, hái lấy lá, loại bỏ lá già úa, đem phơi nắng nhẹ hoặc sấy ở 30 - 40 oC đến khô.
Thiên môn đông (Tóc tiên leo, Radix Asparagi)
Thu hoạch rễ ở cây đã mọc trên 2 năm vào mùa thu, đông, đào lấy rễ củ, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ con, luộc hoặc đồ đến khi mềm
Viễn chí (Rễ, Radix Polygalae)
Bột màu nâu nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần màu vàng nâu nhạt. Nhiều mảnh mô mềm tế bào dài hoặc hơi tròn chứa nhiều giọt dầu. Có những giọt dầu đứng riêng lẻ.
Rẻ quạt (Xạ can, Rhizoma Belamcandae)
Thanh nhiệt giải độc, hoá đàm bình suyễn. Chủ trị: Họng sưng đau, ho đờm, suyễn tức.
Lá lức (Hải sài, Folium Plucheae pteropodae)
Gân lá hai mặt lồi. Phần gân chính gồm có biểu bì trên và biểu bì dưới, kế tiếp là lớp mô dày gốc. Libe-gỗ xếp thành 4 bó hình vòng cung. Mỗi bó có 1 vòng mô cứng bao bên ngoài
Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae)
Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu (qua rây 1,25 mm), cho vào bình Soxhlet, thêm 100 ml ether dầu hỏa (điểm sôi 30 – 60 oC) (TT), đun hồi lưu cách thủy trong 1 giờ và loại bỏ dịch ether.
Ngũ gia bì chân chim (Cortex Scheflerae heptaphyllae)
Khu phong, trừ thấp, mạnh gân cốt. Chủ trị: Đau lưng, đau xương cốt do hàn thấp, gân xương co rút, sưng đau, hoặc sưng đau do sang chấn.
Tất bát (Fructus Piperis longi)
Ôn trung khứ hàn, hạ khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau thượng vị, nôn mửa, tiêu chảy do hàn, thiên đầu thống. Dùng ngoài chữa đau răng.
Kê nội kim (Màng mề gà, Endothelium Corneum Gigeriae Galli)
Kiện vị, tiêu thực, sáp tinh. Chủ trị: Thực tích không tiêu, bụng đầy trướng, nôn mửa, kiết lỵ, di tinh. Trẻ em cam tích, đái dầm.
Đậu xanh (Semen Vignae aurei)
Thanh nhiệt trừ thử, chỉ khát, lợi niệu, giải các loại độc, chủ trị Tả lỵ, phù thũng, ngộ độc các chất và thuốc, thử nhiệt và khát nước.
Mạch môn (Ô tặc cốt, Os Sepiae)
Thông huyết mạch, trừ hàn thấp, chỉ huyết. Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, cam tẩu mã, băng lậu, đới hạ, đau loét dạ dày và hành tá tràng, âm nang lở ngứa
Dạ cẩm (Herba Hedyotidis capitellatae)
Thanh nhiệt giải độc, chỉ thống tiêu viêm, lợi tiểu. Chủ trị: Các bệnh viêm loét dạ dày, lở miệng lưỡi, viêm họng, lở loét ngoài da.
Hoạt thạch (Talcum)
Lợi tiểu thẩm thấp, thanh nhiệt giải thử. Chủ trị: Lâm lậu, Thạch lâm kèm tiểu khó và đau nóng, bứt rứt háo khát do thử thấp, tiết tả do thấp nhiệt.
Tràm (Cành lá, Chè đồng, Ramulus cum folio Melaleucae)
Cho 50 g dược liệu đã được cắt nhỏ vào bình cầu dung tích 500 ml của bộ dụng cụ định lượng tinh dầu trong dược liệu.
Đương quy (Radix Angelicae sinensis)
Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng. Chủ trị: Huyết hư, chóng mặt. Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh, táo bón do huyết hư.
Mộc dược (Myrrha)
Hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống tiêu sưng, sinh cơ, thông kinh, Chủ trị Kinh bế, thống kinh, đau thượng vị, nhọt độc sưng đau
Ngải cứu (Herba Artemisiae vulgaris)
Chỉ huyết, trừ hàn thấp, điều kinh, an thai. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, băng huyết, rong huyết, thổ huyết, khí hư bạch đới, động thai, viêm ruột, lỵ
Táo nhân (Semen Ziziphi mauritianae)
Dưỡng can, an thần, liễm hãn, sinh tân. Chủ trị: Tim dập hồi hộp, hư phiền, mất ngủ, ngủ mê, cơ thể hư nhược do ra nhiều mồ hôi, háo khát do tân dịch thương tổn.
Kha tử (Chiêu liêu, Fructus Terminaliae chebulae)
Sáp trường chỉ tả, liễm phế, giáng hoả lợi hầu họng. Chủ trị: Tả lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu, lòi dom; hen suyễn khó thở, ho lâu ngày không khỏi; đau bụng.
Rễ gai (Trữ ma căn, Radix Boehmeriae niveae)
Thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết, an thai, lợi tiểu. Chủ trị: Huyết lâm, thổ huyết, hạ huyết, xích bạch đới, mụn nhọt, động thai ra máu, sưng đau do côn trùng cắn, sang chấn.
Đậu đen (Semen Vignae cylindricae)
Trừ phong, thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi tiểu tiện, tư âm, dùng bổ thận, sáng mắt, trừ phù thũng do nhiệt độc, giải độc.
Dừa cạn (Folium Catharanthi rosei)
Hoạt huyết, tiêu thũng giải độc, an thần hạ áp. Dùng trị tăng huyết áp, tiểu đường, kinh nguyệt không đều, lỵ, bí tiểu. Cũng dùng trị bệnh bạch cầu lympho cấp.
Câu đằng (Ramulus cum Unco Uncariae)
Lấy các dây Câu đằng bánh tẻ, chặt lấy các đoạn có móc câu theo kích thước quy định, đem phơi nắng hoặc sấy ở 50 – 60 oC đến khô.