- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Hoàng liên (Rhizoma Coptidis)
Hoàng liên (Rhizoma Coptidis)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thân rễ phơi khô của nhiều loài Hoàng liên chân gà như Coptis chinensis Franch., Coptis quinquesecta Wang, hoặc Coptis teeta Wall., họ Hoàng liên (Ranunculaceae).
Mô tả
Thân rễ là những mẩu cong queo, dài 3 cm trở lên, đường kính 0,2 – 0,8 cm, có nhiều đốt khúc khuỷu và phân nhiều nhánh. Mặt ngoài màu vàng nâu hay vàng xám, mang vết tích của rễ con và cuống lá. Chất cứng rắn, vết bẻ ngang không phẳng, phần gỗ màu vàng tươi, tia ruột có chỗ rách, phần vỏ và ruột màu vàng đỏ, cũng có khi rỗng. Không mùi, vị rất đắng và tồn tại lâu.
Vi phẫu
Cắt ngang thân rễ, từ ngoài vào trong quan sát thấy: Lớp thụ bì bao gồm tầng hoá bần và lớp mô mềm vỏ ngoài đã chết. Lớp bần thứ cấp cấu tạo bởi các tế bào thành mỏng, xếp đều đặn. Tầng phát sinh bần. Mô mềm vỏ trong cấu tạo bởi các tế bào hình đa giác thành mỏng hơi nhăn nheo, xếp lộn xộn, rải rác có các tế bào mô cứng hình đa giác, thành rất dày họp thành từng đám. Sợi tập hợp thành đám tạo thành vòng tròn rời nhau, tế bào sợi nhỏ hơn tế bào mô cứng, có thành dày khoang hẹp. Libe xếp thành từng đám tương ứng với các sợi bên ngoài và đứng sát với mặt trong của đám sợi. Tầng phát sinh libe-gỗ. Phần gỗ dày, gỗ phía trong liền nhau tạo thành vòng liên tục, gỗ phía ngoài bị phân cách bởi các tia ruột rộng tạo thành các nhánh riêng biệt. Trong cùng là mô mềm ruột, cấu tạo bởi các tế bào hình đa giác, nhăn nheo xếp đều nhau và có khuyết tế bào rộng.
Bột
Màu vàng, vị rất đắng. Quan sát dưới đèn tử ngoại có huỳnh quang màu vàng tươi.
Soi dưới kính hiển vi thấy: Tế bào mô cứng màu vàng hình tròn hay nhiều cạnh có thành dày, khoang rộng, có ống trao đổi. Mảnh mô mềm có tế bào chứa hạt tinh bột. Hạt tinh bột hình trứng hay bầu dục, dài 9 – 12 µm, rộng khoảng 5 µm, mảnh bần màu vàng nâu gồm những tế bào hình nhiều cạnh. Mảnh mạch chấm, mạch vạch. Sợi là các tế bào hình chữ nhật, dài, thành dày, đứng riêng lẻ hay tập hợp thành bó.
Định tính
A. Lấy một ít bột dược liệu đặt trên phiến kính, nhỏ 2 - 3 giọt ethanol 96% (TT) và 1 giọt dung dịch acid nitric 30% (TT), để yên 5 - 10 phút rồi đem quan sát dưới kính hiển vi, thấy xuất hiện những tinh thể hình kim nhỏ màu vàng, đun nóng tiêu bản, tinh thể mất đi và dung dịch có màu hồng
B. Lấy 0,10 g bột dược liệu, ngâm 2 giờ với 10 ml nước, lấy 2 ml nước ngâm, thêm 1 giọt acid sulfuric (TT) rồi thêm dần dung dịch bão hoà clor trong nước (TT). Giữa hai lớp chất lỏng có màu đỏ thẫm
C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel GF254
Dung môi khai triển: n-Butanol - acid acetic băng - nước (7 : 1 : 2).
Dung dịch thử: Lấy 0,10 g bột dược liệu, thêm 5 ml methanol (TT), lắc mạnh trong 30 phút, lọc, lấy dịch lọc làm dung dịch thử.
Dung dịch chuẩn: Hoà tan riêng biệt 0,5 mg berberin clorid vào 1 ml methanol (TT) và 0,5 mg palmatin clorid vào 1 ml methanol (TT).
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang cùng giá trị Rf và màu sắc với vết của berberin clorid chuẩn và palmatin clorid chuẩn đạt được trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn.
Độ ẩm
Không quá 12%.
Tro toàn phần
Không quá 5,0%.
Tạp chất
Không quá 1,0%.
Định lượng
Định lượng đồng thời berberin và palmatin bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (Phụ lục 5.3).
Pha động: Hoà tan 3,4 g kali dihydrophosphat (TT), 1,7 g natri laurylsulfat (TT) trong 1000 ml hỗn hợp dung môi gồm nước - acetoniltril (1 : 1), lọc qua màng lọc có kích thước lỗ lọc 0,45 µm.
Dung dịch chuẩn: Pha một dung dịch chuẩn có chứa 0,015 mg palmatin clorid và 0,060 mg berberin clorid trong 1 ml methanol (TT).
Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,07 g bột dược liệu (qua rây có đường kính mắt rây 0,25 mm) vào bình nón nút mài có dung tích 100 ml, thêm 25 ml hỗn hợp dung môi gồm methanol - acid hydrocloric (100 : 1) và đun hồi lưu trên cách thuỷ 30 phút, để nguội, gạn lấy dịch chiết. Tiến hành tương tự thêm 2 lần nữa. Gộp các dịch chiết, làm bốc hơi trong cách thuỷ tới cắn. Lắc cắn với nước nóng 5 lần, mỗi lần 15 ml, lọc và gộp các dịch lọc lại, làm bay hơi trong cách thuỷ tới cắn khô. Cắn được hoà tan trong methanol (TT) và chuyển vào bình định mức 50 ml, thêm methanol (TT) đến vạch, lắc đều, lọc qua giấy lọc có kích thước lỗ lọc 0,45 µm, thu được dung dịch thử.
Điều kiện sắc ký:
Cột thép không gỉ (25 cm x 4 mm) được nhồi pha tĩnh C (10 mm) (Lichrosorb RP 18).
Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 345 nm.
Tốc độ dòng: 0,7 ml/phút
Thể tích tiêm: 20 ml.
Cách tiến hành: Tiêm riêng biệt dung dịch chuẩn, dung dịch thử. Căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng của các chuẩn, tính hàm lượng của berberin (C20H18NO4. HCl) và palmatin (C21H22NO4. HCl) trong dược liệu.
Dược liệu phải chứa ít nhất 3,5 % beberin (C20H18NO4. HCl) và 0,5% (C21H22NO4. HCl) palmatin tính theo dược liệu khô kiệt.
Bảo quản
Để nơi khô ráo, thoáng mát.
Tính vị qui kinh
Vị đắng, tính hàn, vào kinh tâm, tỳ, vị, can, đởm, đại tràng.
Công năng chủ trị
Thanh nhiệt táo thấp, thanh tâm, trừ phiền, thanh can sáng mắt, tả hỏa, giải độc. Chủ trị: Dùng trị các bệnh các bệnh đau bụng, viêm ruột, ỉa lỵ, bồn chồn mất ngủ, đau mắt đỏ.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 2 – 12 g,dưới dạng thuốc sắc.
Kiêng kỵ
Âm hư phiền nhiệt, tỳ hư tiết tả không nên dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Mộc qua (Fructus Chaenomelis)
Bình can dương, thư cân, hoà vị, hoá thấp. Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng gối nặng nề đau nhức, cân mạch co rút, hoắc loạn, chuột rút, cước khí
Hoàng cầm (Radix Scutellariae)
Thanh nhiệt, táo thấp, tả hoả giải độc, an thai. Chủ trị: Thấp ôn, thử ôn, ngực tức, buồn nôn, nôn, thấp nhiệt, đầy bĩ, kiết lỵ, tiêu chảy, hoàng đản, phế nhiệt ho, sốt cao
Xương bồ (Rhizoma Acori)
Thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung khứ thấp, giải độc, sát trùng. Chủ trị: Bệnh phong điên giản, đờm vít tắc, hôn mê, hay quên, mộng nhiều.
Tam thất (Radix Notoginseng)
Các loại chảy máu, nhất là chảy máu có ứ huyết như: thổ huyết, khái huyết, nục huyết, tiểu tiện ra huyết, sưng đau do chấn thương, ngực bụng đau nhói.
Kinh giới (Herba Elsholtziae ciliatae)
Giải biểu, khu phong, chỉ ngứa, tuyên độc thấu chẩn. Chủ trị: Cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, phong cấm khẩu, mụn nhọt, dị ứng, sởi mọc không tốt.
Mạch môn (Ô tặc cốt, Os Sepiae)
Thông huyết mạch, trừ hàn thấp, chỉ huyết. Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, cam tẩu mã, băng lậu, đới hạ, đau loét dạ dày và hành tá tràng, âm nang lở ngứa
Sâm bố chính (Radix Abelmoschi sagittifolii)
Cơ thể suy nhược, hư lao, kém ăn, kém ngủ, thần kinh suy nhược, hoa mắt, chóng mặt, đau dạ dày, tiêu chảy, ho, viêm họng, viêm phế quản.
Viễn chí (Rễ, Radix Polygalae)
Bột màu nâu nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần màu vàng nâu nhạt. Nhiều mảnh mô mềm tế bào dài hoặc hơi tròn chứa nhiều giọt dầu. Có những giọt dầu đứng riêng lẻ.
Hạt gấc (Semen Momordicae cochinchinensis)
Tán kết tiêu sư¬ng, giải độc. Chủ trị: S¬ưng viêm, nhũ ung, tắc tia sữa, tràng nhạc, trĩ, dò hậu môn, chấn thương, ứ huyết.
Thiên môn đông (Tóc tiên leo, Radix Asparagi)
Thu hoạch rễ ở cây đã mọc trên 2 năm vào mùa thu, đông, đào lấy rễ củ, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ con, luộc hoặc đồ đến khi mềm
Tần giao (Radix Gentianae)
Phong thấp đau khớp, gân mạch co rút, khớp đau bứt rứt, chân tay co quắp, sốt vào buổi chiều. Trẻ em cam tích phát sốt.
Đương quy (Radix Angelicae sinensis)
Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng. Chủ trị: Huyết hư, chóng mặt. Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh, táo bón do huyết hư.
Mân xôi (Fructus Rubi)
Ích thận, cố tinh, dùng chữa đi tiểu nhiều lần, tiểu không cầm, hoặc thận hư dẫn đến tảo tiết, di tinh, liệt dương
Ô dược (Radix Linderae)
Bụng trướng đau, đầy bụng, khí nghịch phát suyễn, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, di niệu, sán khí, hành kinh đau bụng.
Toàn yết (Scorpio)
Trừ kinh phong, giải độc, tán kết. Chủ trị: Trẻ em kinh phong, co giật, uốn ván, đau nhức cơ khớp, đau đầu hay đau nửa đầu, liệt mặt, tràng nhạc.
Hạt mã tiền (Semen Strychni)
Chủ trị Phong thấp, tê, bại liệt; đau khớp dạng phong thấp, nhức mỏi chân tay, đau dây thần kinh, sưng đau do sang chấn, nhọt độc sưng đau
Sáp ong (Cera alba, Cera flava)
Những mảnh hoặc cục nhỏ không đều nhau, hình dáng không nhất định, màu vàng hoặc nâu nhạt. Dùng tay bóp mềm ra và vặn được
Lá mã đề (Folium Plantaginis)
Thanh nhiệt trừ đờm, lợi tiểu thông lâm, chỉ huyết. Dùng trị ho viêm amidan, viêm phế quản; viêm thận, viêm bàng quang, bí tiểu tiện; chảy máu cam, nôn ra máu
Ích trí (Riềng lá nhọn, Fructus Alpiniae oxyphyllae)
Ôn thận cố tinh, ôn tỳ chỉ tả. Chủ trị: Tỳ hàn gây tiết tả, đau bụng hàn, tiết nhiều nước bọt, thận hàn gây đái dầm, đi tiểu vặt, di tinh, cặn hơi trắng nước tiểu do thận dương hư.
Cẩu tích (Rhizoma Cibotii)
Bổ can thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp. Chủ trị: Phong hàn thấp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, đau dây thần kinh tọa, đi tiểu nhiều.
Mật ong (Mel)
Bổ trung, nhuận táo, chỉ thống, giải độc. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, đau thượng vị, ho, táo bón, giải độc Ô đầu, điều hoà các vị thuốc
Rong mơ (Sargassum)
Tiêu đàm nhuyễn kiên, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Bướu cổ và tràng nhạc, sán khí, phù thũng.
Cúc hoa vàng (Flos Chrysanthemi indici)
Kiện tỳ, dưỡng vị, ích phế, bổ thận, chỉ tả lỵ. Dùng khi kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát.
Đạm trúc diệp (Herba Lophatheri)
Thanh nhiệt, trừ phiền, lợi tiểu. Chủ trị: Nhiệt bệnh, khát nước, tâm nóng bứt rứt, lở miệng, lưỡi, tiểu tiện đỏ, rít, đái rắt.
Vỏ rễ dâu (Cortex Mori albae radicis)
Thanh phế, bình suyễn, lợi thuỷ tiêu thũng. Chủ trị: Phế nhiệt ho suyễn, thuỷ thũng đầy trướng, tiểu tiện ít, cơ và da mặt, mắt phù thũng.