Hoa đại (Flos Plumeriae rubrae)

2014-10-19 08:32 AM
Nhuận tràng, hoá đờm chỉ ho, hạ huyết áp. Chủ trị: Táo bón, đi lỵ có mũi máu, Sốt, ho, phổi yếu có đờm, huyết áp cao, phù thũng, bí tiểu tiện.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hoa phơi hoặc sấy nhẹ đến khô của cây Đại (Plumeria rubra L. var. acutifolia (Aiton) Woodson), họ Trúc đào (Apocynaceae).

Mô tả

Hoa dài 4 - 5 cm, 5 cánh mỏng màu  trắng ở phía ngoài và  vàng chanh ở dưới phía trong. Khi khô chuyển thành màu nâu đất, rất nhẹ, quăn queo, đôi khi cánh hoa xoắn lại. Mùi thơm nhẹ.

Bột

Bột màu nâu, mùi thơm, vị hơi ngọt. Soi kính hiển vi thấy: Hạt phấn hình cầu, đường kính khoảng 25 mm, màu vàng nhạt, có 3 lỗ nảy mầm rõ. Mảnh biểu bì cánh hoa gồm những tế bào thành mỏng hình xoắn. Phần ống hoa có lông che chở một tế bào, mặt lông có nhiều nốt lấm tấm. Mảnh biểu bì đài hoa gồm các tế bào hình nhiều cạnh, thành mỏng, rải rác có các bó mạch xoắn.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel G

Dung môi khai triển: Ether dầu hoả - ethyl acetat - acid formic (7,5 : 2,5 : 0,1).

Dung dịch thử: Lấy phần bã của 5 g bột dược liệu sau khi chiết với ether dầu hoả (60- 90oC) (TT), hoặc n-hexan (TT) (bã ở phần B mục định lượng) đã được làm khô, tẩm với 5 ml amoniac 25% (TT) đậy kín và để yên trong 30 phút. Chiết với cloroform (TT) trong bình Soxhlet trong 2 giờ kể từ khi sôi dung môi. Cô thu hồi dung môi đến cắn khô. Hoà cắn với 10 ml dung dịch acid sulfuric 10% (TT), lọc. Tráng bình và giấy lọc bằng 10 ml dung dịch acid sulfuric 1% (TT), tiếp tục rửa bằng 5 ml nước. Gộp dịch lọc lại, kiềm hoá bằng dung dịch amoniac 10% (TT) đến pH 10 - 11. Chiết với cloroform (TT)  lần lượt với 25, 20, 15, 10 ml. Gạn và lọc dịch chiết cloroform qua natri sulfat khan (TT). Cô thu hồi dung môi đến còn lại cắn khô. Hoà cắn với 1 ml cloroform (TT).

Dung dịch đối chiếu: Dung dịch ajmalin chuẩn 0,1% trong cloroform (TT).  Nếu không có ajmalin, dùng phần bã của 5 g hoa Đại (mẫu chuẩn) sau khi đã chiết bằng ether dầu hoả  (60 - 90o) hoặc n - hexan, tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 ml mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, phun thuốc thử Dragendorff (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu và giá trị Rf với vết ajmalin của dung dịch đối chiếu hoặc trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 15%.

Tạp chất

Tỷ lệ hoa màu đen: Không quá 0,5 %.

Tro toàn phần

Không quá 7%

Tro không tan trong acid

Không quá 1,5%.

Định lượng

A. Alcaloid toàn phần:Cân chính xác khoảng 5 g bột dược liệu, song song tiến hành xác định độ ẩm.Tẩm bột dược liệu với 5 ml amoniac 25% (TT), đậy kín và để yên trong 30 phút, chiết với cloroform (TT) bằng bình Soxhlet 2 giờ kể từ khi sôi dung môi. Cô thu hồi dung môi đến cắn khô. Hoà cắn với 10 ml dung dịch acid sulfuric 10% (TT), lọc. Tráng bình và giấy lọc bằng dung dịch 10 ml dung dịch acid sulfuric 1% (TT). Tiếp tục rửa bằng 5 ml nước. Gộp dịch lọc lại, kiềm hóa bằng dung dịch amoniac 10% (TT) đến pH 10 - 11. Chiết bằng cloroform (TT), lần lượt với 25, 20, 15, 10 ml. Gạn và lọc dịch chiết cloroform qua natri sulfat khan (TT) vào một bình đã biết trước khối lượng, rửa giấy lọc và natri sulfat khan bằng 10 ml cloroform (TT). Thu hồi dung môi đến cắn. Sấy khô cắn ở 80oC đến khối lượng không đổi, cân.

Lượng alcaloid toàn phần phải đạt từ 0,08 đến 0,13%.

B. Chất chiết được bằng n - hexan hoặc ether dầu hỏa (60 - 90o).Cân chính xác khoảng 5 g bột dược liệu, song song tiến hành xác định độ ẩm. Chiết với n- hexan  (TT) hoặc ether dầu hỏa (60 - 90o) (TT) trong bình Soxhlet 2 giờ kể từ khi dung môi sôi. Lọc dịch chiết vào một bình đã biết trước khối lượng và được làm khô trong bình hút ẩm đến khối lượng không đổi. Cô thu hồi dung môi đến cắn. Sấy cắn ở 50oC đến khô rồi giữ ở bình hút ẩm đến khối lượng không đổi. Cân, tính lượng chất chiết được theo công thức ở phần "định lượng alcaloid". Lượng chất chiết được không thấp hơn 5%.

Chế biến

Thu hoạch vào tháng 5 đến tháng 8, hái hoa nở, đem phơi hoặc sấy ở 40 - 50oC đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô mát.

Tính vị, quy kinh

Khổ, bình. Vào các kinh phế.

Công năng, chủ trị

Nhuận tràng, hoá đờm chỉ ho, hạ huyết áp. Chủ trị: Táo bón, đi lỵ có mũi máu, Sốt, ho, phổi yếu có đờm, huyết áp cao, phù thũng, bí tiểu tiện.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 4 - 12 g, dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Người bệnh suy nhược toàn thân, ỉa chảy, phụ nữ mang thai kiêng dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Thảo quả (Fructus Amomi aromatici)

Táo thấp, ôn trung, trừ đàm, triệt ngược. Chủ trị: Thượng vị đau trướng, tức bĩ, nôn mửa do hàn thấp, sốt rét.

Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei)

Chủ trị Khí hư mệt mỏi, kém ăn; trung khí hạ hãm, tiêu chảy lâu ngày, sa tạng phủ, tiện huyết, rong huyết; ra mồ hôi; nhọt độc khó vỡ

Ô dược (Radix Linderae)

Bụng trướng đau, đầy bụng, khí nghịch phát suyễn, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, di niệu, sán khí, hành kinh đau bụng.

Nhũ hương (Gôm nhựa, Gummi resina Olibanum)

Khí huyết ngưng trệ gây kinh bế, hành kinh đau bụng, huyết ứ sau sinh đau bụng, ung nhọt, ẩn chẩn (mày đay) do phong hàn.

Miết giáp (Mai ba ba, Carapax Trionycis)

Dùng điều trị âm hư phát sốt, lao nhiệt nóng trong xương, hư phong nội động, phụ nữ kinh bế, trưng hà, sốt rét lâu ngày có báng, gan lách to

Hoàng nàn (Cortex Strychni wallichianae)

Trừ phong hàn thấp tý, chỉ thống, chỉ tả, sát trùng. Chủ trị: Đau nhức xương cốt, mình mẩy, đau bụng, nôn, tiêu chảy, dùng trị ghẻ, ngứa.

Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)

Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống, điều hoà tác dụng các thuốc. Chích Cam thảo: Bổ tỳ, ích khí, phục mạch. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược

Quả dâu (Fructus Mori albae)

Bổ huyết, tư âm, sinh tân, nhuận táo. Chủ trị: Chóng mặt, ù tai, tim đập nhanh, mất ngủ, râu, tóc sớm bạc, tân dịch thương tổn, miệng khát, nội nhiệt tiêu khát (đái tháo), táo bón.

Bổ cốt chỉ (Fructus Psoraleae corylifoliae)

Bổ mệnh môn hoả, chỉ tả. Chủ trị: Liệt dương, di tinh, đái dầm, niệu tần, thắt lưng đầu gối đau có cảm giác lạnh, ngũ canh tả, dùng ngoài trị bạch biến, hói trán.

Lá hen (Nam tỳ bà, Folium Calotropis)

Trừ đờm, giảm ho, giáng khí nghịch, tiêu độc. Dùng trị bệnh hen suyễn, kèm theo ho, nhiều đờm; dùng ngòai, trị bệnh ngoài da: ngứa lở, mụn nhọt, đau răng, rắn cắn.

Thổ hoàng liên (Rhizoma et Radix Thalictri)

Thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Lỵ, nục huyết, tâm quý, sốt cao, đau mắt, hoàng đản, đầy hơi, viêm họng.

Hạt qua lâu (Semen Trichosanthis)

Nhuận phế, hoá đàm và nhuận tràng.Chủ trị: ho có đờm dính, táo bón, mụn nhọt, sữa ít.

Đậu ván trắng (Semen Lablab)

Kiện tỳ hoà trung, giải thử hoá thấp, giải độc rượu.Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, bạch đới, nôn mửa, tiết tả, say rượu.

Dâm dương hoắc (Herba Epimedii)

Bổ thận dương, cường cân cốt, trừ phong thấp. Chủ trị: Liệt dương, hoạt tinh, yếu chân tay, phong thấp đau tê bại, co rút cơ.

Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis)

Ôn trung hạ khí, táo thấp tiêu đờm. Chủ trị: Thượng vị đầy trướng, nôn mửa, tiết tả, thực tích, ho, suyễn.

Tử uyển (Rễ, Radix et Rhizoma Asteris)

Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml nước, đun trong cách thủy ở 60 oC trong 10 phút, lọc nóng, để nguội.

Kê nội kim (Màng mề gà, Endothelium Corneum Gigeriae Galli)

Kiện vị, tiêu thực, sáp tinh. Chủ trị: Thực tích không tiêu, bụng đầy trướng, nôn mửa, kiết lỵ, di tinh. Trẻ em cam tích, đái dầm.

Chỉ thực (Fructus Aurantii immaturus)

Phá khí tiêu tích, hoá đờm tiêu bĩ. Chủ trị: Thực tích, thực nhiệt tích ở đại tràng gây táo bón, đờm trọc ứ trệ ở ngực gây đau trong ngực, ăn không tiêu bụng đầy trướng.

Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae)

Liễm phế chỉ ho, sinh tân chỉ hàn, bổ thận cố tinh, chỉ tả, an thần. Chủ trị: Ho lâu ngày và hư suyễn, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đái dầm, niệu tần, tiêu chảy kéo dài.

Sài đất (Herba Wedeliae)

Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm. Chủ trị: Mụn nhọt, ngứa lở, dị ứng.

Thương truật (Rhizoma Atractylodis)

Kiện tỳ táo thấp, khu phong trừ thấp, phát hãn giải biểu. Chủ trị: Thấp trệ ở trung tiêu (bụng đầy buồn nôn, ăn không ngon), phong thấp do hàn thấp là chính

Hương gia bì (Cortex Periplocae)

Khử phong chỉ thống, kiện tỳ cố thận, lợi niệu, chỉ thống giải độc. Chủ trị: Đau lưng gối, đau gân khớp, tiểu tiện khó khăn, mụn nhọt, sang lở, sang chấn gãy xương.

Địa du (Radix Sanguisorbae)

Lương huyết chỉ huyết, giải độc, liễm nhọt. Chủ trị: Đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, rong huyết, bỏng nước, bỏng lửa, mụn nhọt thũng độc.

Liên kiều (Fructus Forsythiae suspensae)

Thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng tán kết. Chủ trị: Đinh nhọt, tràng nhạc, đờm hạch, nhũ ung, đan độc (viêm quầng đỏ); cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh vào tâm bào sốt cao gây háo khát

Quế cành (Quế chi, Ramunlus Cinnamomi)

Giải biểu hàn, thông dương khí, ôn thông kinh mạch, hoá khí. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, khí huyết ứ trệ, phù đái không thông lợi.