Hồ tiêu (HFructus Piperis nigri)

2014-10-22 06:08 AM

Ôn trung tán hàn, kiện vị chỉ đau. Chủ trị: Vị hàn gây nôn mửa, tiêu chảy đau bụng và khó tiêu, chán ăn.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quả đã làm khô của cây Hồ tiêu (Piper nigrum L.) gồm hai loại: Toàn bộ quả gần chín (Hồ tiêu đen), hoặc quả đã bỏ thịt quả,  phơi khô (Hồ tiêu trắng hay hồ tiêu sọ),  họ Hồ tiêu (Piperaceace).

Mô tả

Hồ tiêu đen: Quả hình cầu,  đường kính 3,5 - 5 mm. Mặt ngoài màu nâu đen,  có nhiều vết nhăn hình mạng lưới nổi lên. Đầu quả có vết của vòi nhuỵ nhỏ hơi nổi lên,  gốc quả có vết sẹo của cuống quả. Chất cứng. Phần thịt quả có thể bóc ra được. Vỏ quả trong màu trắng tro hoặc màu vàng nhạt; mặt cắt ngang màu vàng nhạt. Quả có chất bột,  trong có lỗ hổng nhỏ là vị trí của nội nhũ. Mùi thơm,  vị cay.

Hồ tiêu sọ: Mặt ngoài màu trắng tro hoặc màu trắng vàng nhạt, nhẵn.

Vi phẫu

Vỏ quả ngoài cấu tạo bởi một lớp tế bào xếp không đều và hơi uốn lượn. Vòng mô cứng xếp sát vỏ quả ngoài. Tế bào mô cứng hình nhiều cạnh,  thành dày,  khoang hẹp,  có ống trao đổi rõ,  xếp thành đám sát nhau thành nhiều vòng liên tục. Vỏ quả giữa: vùng ngoài cấu tạo bởi tế bào nhỏ,  thành mỏng,  nhăn nheo,  bị bẹp,  kéo dài theo hướng tiếp tuyến,  có nhiều tế bào chứa tinh dầu. Vỏ quả trong gồm tế bào mô cứng thành dày phía trong và hai bên thành hình chữ U. Một lớp tế bào vỏ hạt xếp đều đặn,  thành mỏng. Vùng ngoại nhũ rất rộng,  phía ngoài gồm 2-3 lớp tế bào nhỏ thành mỏng,  ở sát vỏ hạt; phía trong gồm tế bào lớn hơn,  thành mỏng chứa nhiều tinh bột và tế bào tiết tinh dầu. Đối diện với cuống quả có một vùng nội nhủ rất nhỏ, cây mầm nằm trong nội nhũ.

Bột

Hồ tiêu đen: Bột màu tro thẫm,  tế bào đá ở vỏ ngoài hình gần vuông,  chữ nhật hoặc không đều,  đường kính 19-66 µm,  thành tương đối dày. Tế bào đá vỏ quả trong hình đa giác,  đường kính 20-30 µm,  nhìn mặt bên có hình vuông,  thành tế bào có một mặt mỏng. Tế bào vỏ hạt hình đa giác,  màu nâu,  thành dày mỏng không đều và có hình chuỗi hạt. Giọt dầu tương đối ít,  hình tròn,  đường kính 51-75 µm. Hạt tinh bột rất nhỏ,  thường tụ tập lại thành khối.

Định tính

A. Lấy 5 g bột dược liệu, thêm 3 ml amoniac đậm đặc (TT), trộn cho thấm đều, thêm 15 ml cloroform (TT), lắc, đun hồi lưu trong 15 phút, lọc. Cho dịch lọc vào bình gạn, thêm 10 ml dung dịch acid sulfuric 2% (TT), lắc mạnh trong 1 phút, để yên cho dung dịch tách thành 2 lớp, gạn lấy phần acid, lọc trong lớp acid để làm các phản ứng sau:

Lấy 1 ml dịch chiết acid, thêm 2 giọt thuốc thử Bouchardat (TT), để yên 5 phút dung dịch sẽ đục.

Lấy 1 ml dịch chiết acid, thêm 6 giọt thuốc thử Mayer (TT), để yên 5 phút dung dịch sẽ đục.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel G

Dung môi khai triển: Cyclohexan -  ethylacetat – aceton (7 : 3 : 1).

Dung dịch thử: Lấy khoảng 0,5g bột dược liệu thô, thêm 20 ml ethanol (TT), đun cách thủy 15 phút, lấy dịch lọc làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Dung dịch piperin trong ethanol có hàm lượng 4 mg/ml. Nếu không có piperin,  lấy khoảng 0,5 g bột Hồ tiêu (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl dung dịch thử và 2 µl dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển xong,  lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng rồi phun dung dịch acid sulfuric 10% trong ethanol (TT). Sấy bản mỏng ở 100oC cho tới khi xuất hiện rõ các vết. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các  vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Hoặc

Bản mỏng: Silica gel G đã hoạt hóa ở 110 oC trong 1 giờ.

Dung môi khai triển: Benzen – ether dầu hoả  (8:2)

Dung dịch thử: Cất tinh dầu từ 10 g dược liệu bằng phương pháp cất kéo hơi nước (Phụ lục 12.7). Pha loãng 0,2 ml tinh dầu với 0.5 ml cloroform (TT) được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 10 g bột Hồ tiêu, tiến hành chiết tinh dầu như dung dịch thử. 

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 ml dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, phơi khô bản mỏng trong không khí, phun dung dịch vanilin 1% trong acid sulfuric (TT). Sấy bản mỏng ở 100 oC trong 10 phút, màu sắc và vị trí của các vết trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương đương với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 11%.

Tỷ lệ vụn nát

Hạt lép: 100 hạt hồ tiêu phải cân được ít nhất 4 g.

Hàm lượng tinh dầu

Không dưới 2.5% tính theo dược liệu khô kiệt.

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 8,0%, tính theo dược liệu khô.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng, dùng ethanol 96% (TT) làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào cuối mùa thu đến mùa xuân năm sau, hái lấy quả xanh thẫm khi chùm quả xuất hiện 1-2 quả chín đỏ hay vàng, phơi hay sấy khô ở 40 - 50 oC, quả ngả sang màu đen thơm gọi là Hồ tiêu đen (hắc Hồ tiêu). Còn hái quả lúc thật chín đỏ, ngâm dưới nước chảy 3- 4 ngày, sát bỏ thịt quả và vỏ đen, phơi khô. Dược liệu có màu tráng ngà, vị cay gọ là Bạch Hồ tiêu (Hồ tiêu sọ).

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, vụn nát, khi dùng tán thành bột mịn.

Bảo quản

Nơi khô, mát, trong bao bì kín.

Tính vị, qui kinh

Tân, nhiệt. Quy vào kinh vị, đại tràng.

Công năng, chủ trị

Ôn trung tán hàn, kiện vị chỉ đau. Chủ trị: Vị hàn gây nôn mửa, tiêu chảy đau bụng và khó tiêu, chán ăn.

Cách dùng, liều lượng

Ngày 0,6 – 1,5 g, dạng thuốc bột, dùng ngoài lượng thích hợp.

Kiêng kỵ

Âm hư, hoả vượng, trĩ, táo bón không nên dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Miết giáp (Mai ba ba, Carapax Trionycis)

Dùng điều trị âm hư phát sốt, lao nhiệt nóng trong xương, hư phong nội động, phụ nữ kinh bế, trưng hà, sốt rét lâu ngày có báng, gan lách to

Đại táo (Fructus Ziziphi jujubae)

Bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị: Tỳ hư kém ăn, kém sức, phân lỏng, hysteria.

Núc nác (Cortex Oroxyli)

Thanh nhiệt, lợi thấp. Chủ trị: Hoàng đản mẩn ngứa dị ứng, viêm họng, đái buốt, đái đục, đái đỏ do bàng quang thấp nhiệt.

Hoàng cầm (Radix Scutellariae)

Thanh nhiệt, táo thấp, tả hoả giải độc, an thai. Chủ trị: Thấp ôn, thử ôn, ngực tức, buồn nôn, nôn, thấp nhiệt, đầy bĩ, kiết lỵ, tiêu chảy, hoàng đản, phế nhiệt ho, sốt cao

Thiên môn đông (Tóc tiên leo, Radix Asparagi)

Thu hoạch rễ ở cây đã mọc trên 2 năm vào mùa thu, đông, đào lấy rễ củ, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ con, luộc hoặc đồ đến khi mềm

Củ mài (Hoài sơn, Tuber Dioscoreae persimilis)

Bổ tỳ, dưỡng vị, chỉ tả, sinh tân, ích phế, bổ thận, sáp tinh. Chủ trị: Kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, phế hư, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát

Huyền sâm (Radix Scrophulariae)

Tư âm giáng hỏa, lương huyết giải độc. Chủ trị: Sốt cao, sốt nóng về chiều, viêm họng, phát ban, mụn nhọt, mẩn ngứa, táo bón.

Ô dược (Radix Linderae)

Bụng trướng đau, đầy bụng, khí nghịch phát suyễn, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, di niệu, sán khí, hành kinh đau bụng.

Khương hoạt (Rhizoma et Radix Notopterygii)

Chủ trị Cảm mạo phong hàn, phong chạy khắp người, mình, chân, tay, các khớp đau nhức nặng nề, thiên về đau ở nửa người trên.

Hạ khô thảo (Spica Prunellae)

Thanh nhiệt giáng hoả, minh mục, tán kết, tiêu sưng. Chủ trị: Tăng huyết áp, mắt đỏ sưng đau, đau con ngươi, chảy nước mắt do viêm tuyến lệ, nhức đầu, chóng mặt

Thị đế (Tai hồng, Calyx Kaki)

Thu hái quả Hồng chín vào mùa thu, mùa đông, bóc lấy tai hồng hoặc thu thập tai quả Hồng sau khi ăn quả, rửa sạch, phơi khô.

Xương bồ (Rhizoma Acori)

Thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung khứ thấp, giải độc, sát trùng. Chủ trị: Bệnh phong điên giản, đờm vít tắc, hôn mê, hay quên, mộng nhiều.

Thỏ ty tử (Semen Cuscutae)

Bổ thận ích tinh, dưỡng can minh mục, kiện tỳ chỉ tả. Chủ trị: liệt dương, di tinh, đái không cầm được; mắt mờ mắt hoa, ỉa lỏng.

Ngũ gia bì chân chim (Cortex Scheflerae heptaphyllae)

Khu phong, trừ thấp, mạnh gân cốt. Chủ trị: Đau lưng, đau xương cốt do hàn thấp, gân xương co rút, sưng đau, hoặc sưng đau do sang chấn.

Sài hồ (Radix Bupleuri)

Hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đau trướng, miệng đắng, không muốn ăn, buồn nôn (như sốt rét); đau đầu, chóng mặt, dễ cáu gắt, rối loạn kinh nguyệt, sa dạ con, sa trực tràng.

Bán hạ nam (Củ chóc, Rhizoma Typhonii trilobati)

Hoá đàm táo thấp, giáng nghịch chỉ nôn, giáng khí chỉ ho. Chủ trị: Nôn, buồn nôn, đầy trướng bụng; ho đờm nhiều; trừ thấp trệ ở người béo bệu.

Sáp ong (Cera alba, Cera flava)

Những mảnh hoặc cục nhỏ không đều nhau, hình dáng không nhất định, màu vàng hoặc nâu nhạt. Dùng tay bóp mềm ra và vặn được

Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)

Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống, điều hoà tác dụng các thuốc. Chích Cam thảo: Bổ tỳ, ích khí, phục mạch. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược

Bình vôi (Tuber Stephaniae)

An thần, tuyên phế. Chủ trị: Mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu, đau dạ dày, ho nhiều đờm, hen suyễn khó thở.

Củ súng (Radix Nymphaeae stellatae)

Kiện tỳ, trừ thấp, bổ thận, bổ dưỡng, cố sáp. Chủ trị: Thận hư gây di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, bạch đới, bạch trọc, đái són, viêm thận, bàng quang, đau lưng mỏi gối, tỳ hư gây tiết tả.

Bách bộ (Radix Stemonae tuberosae)

Đào lấy rễ củ lúc trời khô ráo, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ ở hai đầu, đem đồ vừa chín hoặc nhúng nước sôi.

Lá mã đề (Folium Plantaginis)

Thanh nhiệt trừ đờm, lợi tiểu thông lâm, chỉ huyết. Dùng trị ho viêm amidan, viêm phế quản; viêm thận, viêm bàng quang, bí tiểu tiện; chảy máu cam, nôn ra máu

Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae)

Bổ huyết, dưỡng âm, thư cân, bình can, chỉ thống. Chủ trị: Huyết hư, da xanh xao, đau sườn ngực, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều, âm hư phát sôt,chóng mặt đau đầu.

Tinh dầu bạc hà (Oleum Menthae)

Được lấy từ các bộ phận trên mặt đất của cây Bạc hà (Mentha arvensis L.), họ Bạc hà (Lamiaceae) bằng phương pháp cất kéo hơi nước và đã được làm khan nước.

Nhục đậu khấu (Semen Myristicae)

Ôn trung, hành khí, sáp trường, chỉ tả. Chủ trị: Cửu lỵ (ỉa chảy lâu ngày) do tỳ vị hư hàn, đau trướng bụng và đau thượng vị, biếng ăn, nôn mửa.