Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis)

2014-10-22 06:06 AM
Ôn trung hạ khí, táo thấp tiêu đờm. Chủ trị: Thượng vị đầy trướng, nôn mửa, tiết tả, thực tích, ho, suyễn.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Vỏ thân, vỏ rễ, vỏ cành phơi hay sấy khô của cây Hậu phác (Magnolia officinalis Rehd.et Wils.) hoặc cây Ao diệp hậu phác (Magnolia officinalis Rehd.et Wils var. biloba Rehd.et Wils.), họ Ngọc lan (Magnoliaceae).      

Mô tả

Vỏ thân: Vỏ khô cuộn thành ống đơn hoặc ống kép, dài từ 30 - 35 cm, dày 0,2 - 0,7 cm, thường gọi là “đồng phát” (ống hậu phác). Đầu vỏ khô gần phần rễ loe ra như loa kèn, dài từ 13 - 25 cm, dày 0,3 - 0,8 cm, thường gọi là “hoa đồng phác”. Mặt ngoài màu nâu xám, thô, đôi khi dạng vảy dễ bóc ra, có lỗ vỏ hình bầu dục và có vân nhăn dọc rõ. Cạo bỏ vỏ thô hiện ra màu nâu vàng; mặt trong màu nâu tía hoặc nâu tía thẫm, tương đối trơn, có sọc dọc nhỏ, cạo ra có vết dầu rõ. Chất cứng khó bẽ gãy. Mặt gẫy sần sùi, lấm tấm hạt, tầng ngoài màu nâu xám, tầng trong màu nâu tía hoặc nâu, có chất dầu, đôi khi có đốam sáng nhỏ. Mùi thơm, vị cay hơi đắng.

Vỏ rễ (căn phác): Dạng ống đơn hoặc phiến lát không đều, có khi cong queo giống như ruột gà gọi là kê trường phác. Chất cứng, dễ bẻ gãy, mặt gẫy có xơ.

Vỏ cành (chi phác); dạng ống đơn, dài 10 - 20 cm, dày 0,1 - 0,2 cm. Chất giòn, dễ bẻ gãy, mặt gẫy có xơ.

Vi phẫu

Lớp bần có trên 10 hàng tế bào, có khi thấy tầng vỏ bong ra. Phía ngoài vỏ có vòng tế bào mô cứng và phía trong rải rác nhiều tế bào chứa dầu và nhóm tế bào mô cứng. Tia libe có 1 - 3 hàng tế bào rộng, phần nhiều sợi xếp thành bó tập trung ở vùng trụ bì; rải rác có các tế bào chứa dầu.

Bột

Màu nâu, có nhiều sợi, đường kính 15 - 32 mm, vách rất dày, đôi khi có hình lượn sóng hoặc hình răng cưa ở một cạnh, hóa gỗ, ống lỗ không rõ. Tế bào mô cứng hình vuông, hình bầu dục, hình trứng, hoặc dạng phân nhánh không đều, đường kính từ 11 - 65 mm, đôi khi có vân sọc rõ. Tế bào dầu hình bầu dục hoặc hơi tròn, đường kính 50 - 85 mm, chứa chất dầu màu nâu vàng. Mãnh bần gồm những tế bào hình chữ nhật có vách dày, màu vàng nâu.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel G

Dung môi khai triển: Cyclohexan - ethylacetat - aceton (9 : 1 : 0,5)

Dung dịch thử: Lắc 0,5 g bột dược liệu với 5 ml methanol (TT) trong 30 phút, lọc, lấy dịch lọc làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Pha dung dịch magnolol và honokiol 0,1% trong methanol (TT). Nếu không có các chất đối chiếu, dùng 0,5 g bột vỏ Hậu phác (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 ml dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, để khô bản mỏng trong không khí ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch acid sulfuric 10% trong ethanol (TT). Sấy bản mỏng ở 100 oC trong 10 phút. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 15%.

Tạp chất (Phụ lục 12.11).

Tỉ lệ vỏ chiết: Không quá 2%.

Tạp chất khác: Không quá 1%.

Tro toàn phần

Không quá 6,0%.

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 14,0%, tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh. Dùng ethanol 96% (TT) làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 6, bóc lấy vỏ rễ, vỏ thân, vỏ cành. Vỏ rễ và vỏ cành phơi âm can. Vỏ thân trần qua nước sôi vớt ra, chất đống để nơi ẩm cho đến khi bề mặt lõi có màu nâu tía hay nâu thẫm, đổ mềm, cuộn thành ống phơi khô.

Bào chế

Hậu phác phiến: Cạo sạch vỏ, rửa sạch, ủ mềm, thái lát, phơi khô.

Tiêu chuẩn của Hậu phác phiến cong, gẫy có sợi bề mặt ngoài có màu nâu đỏ thẫm.

Khương Hậu phác (chế gừng): Gừng tươi nghiền nát, ép, vắt lấy nước cốt gừng. Thêm 1 lượng nhỏ nước vào bã gừng, ép lấy nước gừng lần nữa.Trộn đều nước gừng. Tẩm nước gừng với Hậu phác phiến cho thấm hết nước gừng, sao nhỏ lửa đến khô, phiến Hậu phác cong, vết nứt có sợi và màu nâu tía. Dùng 10 kg Gừng tươi hoặc 3 g Gừng khô cho 100 kg Hậu phác.

Bảo quản

Trong bao bì kín để nơi khô ráo, tránh mất mùi thơm.

Tính vị, qui kinh

Khổ, tân, ôn. Quy vào kinh tỳ, vị, phế, đại tràng.

Công năng, chủ trị

Ôn trung hạ khí, táo thấp tiêu đờm. Chủ trị: Thượng vị đầy trướng, nôn mửa, tiết tả, thực tích, ho, suyễn.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 3 - 9 g, phối hợp trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ

Tỳ vị hư yếu, nguyên khí kém, phụ nữ có thai thận trọng khi dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Bạch tật lê (Thích Tật Lê, Gai chống, Gai sầu Fructus Tribuli terrestris)

Chủ trị Nhức đầu, chóng mặt; ngực sườn đau trướng, tắc sữa, viêm (nhọt) vú; đau mắt đỏ kéo màng mắt; phong chẩn, ngứa..

Chỉ thực (Fructus Aurantii immaturus)

Phá khí tiêu tích, hoá đờm tiêu bĩ. Chủ trị: Thực tích, thực nhiệt tích ở đại tràng gây táo bón, đờm trọc ứ trệ ở ngực gây đau trong ngực, ăn không tiêu bụng đầy trướng.

Ý dĩ (Semen Coicis)

Ý dĩ được thu hoạch vào mùa thu khi quả đã chín già, cắt lấy quả, phơi khô, đập lấy hạt phơi khô, loại bỏ quả non, lép.Rồi xay xát thu lấy nhân trắng, phơi hoặc sấy khô.

Ma hoàng (Herba Ephedrae)

Ma hoàng chích mật: Nhuận phế giảm ho; thường dùng trong trường hợp biểu chứng đã giải song vẫn còn ho suyễn

Đỗ trọng (Cortex Eucommiae)

Diêm đỗ trọng. Đỗ trọng thái miếng còn tơ, tẩm nước muối trong 2 giờ, sao vàng, đứt tơ là được; hoặc sao đến khi mặt ngoài màu đen sém khi bẻ gẫy

Riềng (Rhizoma Alpiniae officinari)

Ôn trung tán hàn, tiêu thực và chỉ thống. Chủ trị: Thượng vị đau lạnh, nôn mửa, vị hàn ợ chua.

Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae)

Liễm phế chỉ ho, sinh tân chỉ hàn, bổ thận cố tinh, chỉ tả, an thần. Chủ trị: Ho lâu ngày và hư suyễn, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đái dầm, niệu tần, tiêu chảy kéo dài.

Mẫu đơn bì (Cortex Paeoniae suffruticosae)

Thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết hoá ứ. Chủ trị: Phát ban, khái huyết, nục huyết, sốt hư lao, cốt chưng, vô kinh, bế kinh, nhọt độc sưng đau, sang chấn

Địa hoàng (Sinh địa, Radix Rhemanniae glutinosae)

Sinh địa hoàng: Thanh nhiệt, lương huyết. Chủ trị: Ôn bệnh vào dinh huyết, hầu họng dưng đau, huyết nhiệt làm khô tân dịch gây chảy máu (máu cam, nôn máu, ban chẩn...).

Nụ hòe (Flos Styphnolobii japonici imaturi)

Lương huyết chỉ huyết, thanh can tả hoả. Chủ trị: Các chứng chảy máu, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt.

Ngọc trúc (Rhizoma Polygonati odorati)

Chủ trị: Trị ho khan, họng khô miệng khát, sốt nóng âm ỉ về đêm, mồ hôi trộm, vị âm hư gây kém ăn, khó tiêu, hoặc vị nhiệt gây ăn nhiêu chóng đói.

Xương bồ (Rhizoma Acori)

Thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung khứ thấp, giải độc, sát trùng. Chủ trị: Bệnh phong điên giản, đờm vít tắc, hôn mê, hay quên, mộng nhiều.

Khương hoạt (Rhizoma et Radix Notopterygii)

Chủ trị Cảm mạo phong hàn, phong chạy khắp người, mình, chân, tay, các khớp đau nhức nặng nề, thiên về đau ở nửa người trên.

Kê nội kim (Màng mề gà, Endothelium Corneum Gigeriae Galli)

Kiện vị, tiêu thực, sáp tinh. Chủ trị: Thực tích không tiêu, bụng đầy trướng, nôn mửa, kiết lỵ, di tinh. Trẻ em cam tích, đái dầm.

Tràm (Cành lá, Chè đồng, Ramulus cum folio Melaleucae)

Cho 50 g dược liệu đã được cắt nhỏ vào bình cầu dung tích 500 ml của bộ dụng cụ định lượng tinh dầu trong dược liệu.

Quế (Cortex Cinnamomi)

Dùng khi lưng gối đau lạnh, bụng đau lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, bế kinh, đau bụng kinh, phù thũng, tiểu tiện rối loạn (đái không thông lợi, đái nhiều lần).

Thổ hoàng liên (Rhizoma et Radix Thalictri)

Thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Lỵ, nục huyết, tâm quý, sốt cao, đau mắt, hoàng đản, đầy hơi, viêm họng.

Thiên niên kiện (Rhizoma Homalomenae)

Trừ phong thấp, cường cân cốt. Chủ trị: phong hàn thấp gây nên: thắt lưng và đầu gối lạnh đau, chân co rút tê bại.

Hạt mã tiền (Semen Strychni)

Chủ trị Phong thấp, tê, bại liệt; đau khớp dạng phong thấp, nhức mỏi chân tay, đau dây thần kinh, sưng đau do sang chấn, nhọt độc sưng đau

Dừa cạn (Folium Catharanthi rosei)

Hoạt huyết, tiêu thũng giải độc, an thần hạ áp. Dùng trị tăng huyết áp, tiểu đường, kinh nguyệt không đều, lỵ, bí tiểu. Cũng dùng trị bệnh bạch cầu lympho cấp.

Thiền thoái (Xác ve sầu, Periostracum Cicadae)

Tán phong nhiệt, giải kinh, thấu chẩn, tiêu màng. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, đau họng, tiếng khàn; sởi không mọc, phong chẩn ngứa, mắt đỏ có màng, kinh phong.

Nhũ hương (Gôm nhựa, Gummi resina Olibanum)

Khí huyết ngưng trệ gây kinh bế, hành kinh đau bụng, huyết ứ sau sinh đau bụng, ung nhọt, ẩn chẩn (mày đay) do phong hàn.

Mạch nha (Fructus Hordei germinatus)

Kiện tỳ tiêu thực, tiêu sưng thông sữa. Chủ trị: Thực tích bụng đầy trướng, ăn kém, tiêu hoá kém, làm mất sữa hoặc vú sưng đau do sữa ứ lại, vú tức đau khi căng sữa

Địa liền (Rhizoma Kaempferiae galangae)

Ôn trung tiêu, tán hàn, trừ thấp, kiện tỳ vị, chủ trị Tê thấp, đau nhức xương khớp, nhức đầu, răng đau, ngực bụng lạnh đau, tiêu hoá kém.

Tiếu hồi (Fructus Foeniculi)

Tán hàn, chỉ thống, hành khí, hoà vị. Chủ trị: Hàn sán, bụng dưới đau, hành kinh đau, thượng vị đau trướng, kém ăn, nôn mửa tiêu chảy.