- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Hạt qua lâu (Semen Trichosanthis)
Hạt qua lâu (Semen Trichosanthis)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hạt đã phơi hay say khô của cây qua lâu (Trichosanthes kirilowii Maxim.) hoặc cây Song biên qua lâu (Trichosanthes rosthornii Harms), họ Bí (Cucurbitaceae).
Mô tả
Hạt qua lâu hình bầu dục dẹp, phẳng, dài 12 – 15 mm, rộng 6 – 10 mm, dày 3,5 mm. Mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu thẫm, trơn nhẵn. Xung quanh mép hạt có rãnh tròn. Đỉnh hạt tương đối nhọn, có rốn hình điểm, lõm xuống. Đáy hạt tròn tù. Vỏ hạt ngoài cứng, vỏ hạt trong là màng mỏng, màu lục xám, bọc lấy 2 lá mầm dày, màu trắng vàng, chứa nhiều dầu. Mùi nhẹ. Vị hơi ngọt dịu, hơi đắng.
Hạt Song biên qua lâu tương đối to hơn hạt Qua lâu và dẹp hơn, dài 15 – 25 mm, rộng 8 – 14 mm, dày 2,5 – 3,5 mm. Mặt ngoài màu nâu. Mép hạt có rãnh rõ, tương đối sâu vào trong. Đỉnh hạt rộng và phẳng hơn.
Đinh tính
Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel GF254..
Dung môi khai triển: Cyclohexan : ethyl acetat (5 : 1).
Dung dịch thử: Cho 1 g dược liệu vào bình nón, chiết với 10 ml ether dầu hoả (60 - 90 0C) (TT) trong 10 phút ở bể rửa siêu âm, lọc. lấy dịch lọc làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g bột quả Qua lâu (mẫu chuẩn), chiết như mẫu thử.
Cách tiến hành: Chấm 10 µl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm, xuất hiện ít nhất 3 vết tắt quang tương đương với các vết ở sắc đồ của dung dịch đối chiếu. Các vết này chuyển sang màu nâu xám khi tiếp tục phun dung dịch acid sulfuric 10% trong ethanol (TT).
Tạp chất
Tỷ lệ hạt thối lép: không quá 5%.
Độ ẩm
Không quá 10%.
Tro toàn phần
Không được quá 3%.
Chất chiết được trong dược liệu
Không dưới 20,0%, tính theo dược liệu khô kiệt (Phụ lục 12.10).
Cân chính xác 4 g dược liệu. Tiến hành theo phương pháp ngâm lạnh. Dùng ether dầu hoả (60-900C) (TT) làm dung môi.Dịch thu được đem cô giảm áp đến cắn có khối lượng không đổi.
Chế biến
Thu hoạch vào mùa thu, hái quả chín, bổ quả, lấy hạt, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
Qua lâu tử: Loại bỏ tạp chất và hạt lép hỏng, rửa sạch, phơi khô, giã nát khi dùng.
Bào chế
Qua lâu tử sao: Lấy Qua lâu tử sạch, cho vào chảo, sao nhỏ lửa đến khi hạt phồng lên, lấy ra để nguội. Khi dùng giã vụn.
Bảo quản
Nơi khô mát, tránh mốc mọt.
Tính vị, quy kinh
Cam, khổ, hàn. Quy vào các kinh phế, vị, đại tràng.
Công năng, chủ trị
Nhuận phế, hoá đàm và nhuận tràng.Chủ trị: ho có đờm dính, táo bón, mụn nhọt, sữa ít.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 9 – 15 g, phối hợp trong các bài thuốc.
Kiêng kỵ
Phản Ô đầu, Phụ tử, và Thiên hùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Uy linh tiên (Rễ, Radix Clematidis)
Khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc, chỉ thống. Chủ trị Phong tê thấp các khớp chi, gân mạch co rút khó cử động, dân gian dùng chữa họng hóc xương cá.
Đậu đen (Semen Vignae cylindricae)
Trừ phong, thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi tiểu tiện, tư âm, dùng bổ thận, sáng mắt, trừ phù thũng do nhiệt độc, giải độc.
Sáp ong (Cera alba, Cera flava)
Những mảnh hoặc cục nhỏ không đều nhau, hình dáng không nhất định, màu vàng hoặc nâu nhạt. Dùng tay bóp mềm ra và vặn được
Khiêm thực (Semen Euryales)
Ích thận, cố tinh, kiện tỳ, trừ thấp nhiệt, chỉ tả, ngừng đới hạ. Chủ trị: Mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, bạch trọc, đới hạ, tỳ hư, tiêu chảy lâu ngày, di niệu.
Tinh dầu long não (Oleum Cinnamomi camphorae)
Trong một bình cầu 300 ml có nút mài, cân chính xác khoảng 0,45 g tinh dầu và hoà tan trong 15 ml ethanol không có aldehyd.
Củ mài (Hoài sơn, Tuber Dioscoreae persimilis)
Bổ tỳ, dưỡng vị, chỉ tả, sinh tân, ích phế, bổ thận, sáp tinh. Chủ trị: Kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, phế hư, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát
Trạch tả (Thân rễ, Rhizoma Alismatis)
Lấy thân rễ Trạch tả đã thái phiến khô, phun nước muối cho ẩm, ủ kỹ, sao nhỏ lửa đến khi mặt ngoài có màu vàng, lấy ra phơi khô. Cứ 100 kg trạch tả dùng 2 kg muối.
Đạm trúc diệp (Herba Lophatheri)
Thanh nhiệt, trừ phiền, lợi tiểu. Chủ trị: Nhiệt bệnh, khát nước, tâm nóng bứt rứt, lở miệng, lưỡi, tiểu tiện đỏ, rít, đái rắt.
Lá tía tô (Tô diệp, Folium Perillae)
Giải biểu tán hàn, hành khí hoà vị, lý khí an thai. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, ho, khí suyễn buồn nôn, có thai nôn mửa, chữa trúng độc cua cá.
Sài hồ (Radix Bupleuri)
Hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đau trướng, miệng đắng, không muốn ăn, buồn nôn (như sốt rét); đau đầu, chóng mặt, dễ cáu gắt, rối loạn kinh nguyệt, sa dạ con, sa trực tràng.
Đăng tâm thảo (Medulla Junci effusi)
Mặt ngoài màu trắng hoặc vàng nhạt, có vân dọc nhỏ. Thể nhẹ, sốp, hơi có tính đàn hồi, dễ đứt, mặt đứt màu trắng. Không mùi vị.
Hạ khô thảo (Spica Prunellae)
Thanh nhiệt giáng hoả, minh mục, tán kết, tiêu sưng. Chủ trị: Tăng huyết áp, mắt đỏ sưng đau, đau con ngươi, chảy nước mắt do viêm tuyến lệ, nhức đầu, chóng mặt
Tinh dầu bạc hà (Oleum Menthae)
Được lấy từ các bộ phận trên mặt đất của cây Bạc hà (Mentha arvensis L.), họ Bạc hà (Lamiaceae) bằng phương pháp cất kéo hơi nước và đã được làm khan nước.
Cát cánh (Radix Platycodi grandiflori)
Ôn hoá hàn đàm, trừ mủ, lợi hầu họng. Chủ trị: Ho đờm nhiều, ngực tức, họng đau, tiếng khàn, áp xe phổi, tiêu mủ, mụn nhọt.
Chỉ xác (Fructus Aurantii)
Phá khí hoá đờm tiêu tích (Hoà hoãn hơn Chỉ thực). Chủ trị: Ngực sườn trướng đau do khí trệ, khó tiêu do đờm trệ.
Đương quy (Radix Angelicae sinensis)
Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng. Chủ trị: Huyết hư, chóng mặt. Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh, táo bón do huyết hư.
Thiên môn đông (Tóc tiên leo, Radix Asparagi)
Thu hoạch rễ ở cây đã mọc trên 2 năm vào mùa thu, đông, đào lấy rễ củ, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ con, luộc hoặc đồ đến khi mềm
Nhân sâm (Radix Ginseng)
Đại bổ nguyên khí, ích huyết, kiện tỳ ích phế, sinh tân, an thần ích trí. Chủ trị: Khí hư muốn thoát, chân tay lạnh, mạch vi, tỳ hư, kém ăn, phế hư ho suyễn; tân dịch thương tổn.
Huyết đằng (Caulis Spatholobi suberecti)
Hoạt huyết thông lạc, bổ huyết. Chủ trị: chứng huyết hư gây huyết ứ trệ, bế thống kinh, chấn thương tụ huyết, phong thấp đau lưng, đau xương khớp.
Muồng trâu (Folium Senna alatae)
Nhuận tràng, lợi gan mật, tiêu độc, tiêu viêm, sát trùng, chỉ ngứa. Chủ trị: Táo bón (dùng sống), viêm gan, da vàng (dùng thuôc đã sao khô)
Liên kiều (Fructus Forsythiae suspensae)
Thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng tán kết. Chủ trị: Đinh nhọt, tràng nhạc, đờm hạch, nhũ ung, đan độc (viêm quầng đỏ); cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh vào tâm bào sốt cao gây háo khát
Hoàng đằng (Caulis et Radix Fibraureae)
Thanh nhiệt tiêu viêm, lợi thấp, giải độc. Dùng chữa đau mắt đỏ, viêm họng, mụn nhọt mẩn ngứa, kiết lỵ, viêm bàng quang.
Ích trí (Riềng lá nhọn, Fructus Alpiniae oxyphyllae)
Ôn thận cố tinh, ôn tỳ chỉ tả. Chủ trị: Tỳ hàn gây tiết tả, đau bụng hàn, tiết nhiều nước bọt, thận hàn gây đái dầm, đi tiểu vặt, di tinh, cặn hơi trắng nước tiểu do thận dương hư.
Gừng (Can khương, Rhizoma Zingiberis)
Ôn trung tán hàn, hồi dương, thông mạch, táo thấp tiêu đàm. Chủ trị: Đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, nôn mửa ỉa chảy, tứ chi lạnh, đàm ẩm, ho suyễn.
Thổ hoàng liên (Rhizoma et Radix Thalictri)
Thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Lỵ, nục huyết, tâm quý, sốt cao, đau mắt, hoàng đản, đầy hơi, viêm họng.