- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Hạt gấc (Semen Momordicae cochinchinensis)
Hạt gấc (Semen Momordicae cochinchinensis)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hạt đã bóc áo hạt, phơi hay sấy khô, lấy từ quả chín của cây Gấc [Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng.], họ Bí (Cucurbitaceae).
Mô tả
Hạt gần tròn, dẹt, giữa hơi phồng lên, đường kính 2- 4 cm, dày 0,5 cm. Vỏ hạt cứng màu nâu đen, mép có răng tù và rộng. Phía trong vỏ cứng có màng mỏng như nhung, màu lục xám, trên mặt có những vết dài nhỏ màu nâu. Hai lá mầm màu trắng ngà ép vào nhau, có chất dầu. Mùi đặc biệt, vị đắng.
Bột
Màu vàng xám, tế bào mô cứng hình tròn hay bầu dục, thành dày hóa gỗ, mép lượn sóng, đường kính 50 – 120 μm, có khoang rõ rệt, hẹp. Tế bào mô mềm của lá mầm có hình nhiều cạnh, chứa dầu béo và hạt aleuron. Khối dầu hình tròn, đường kính 30 - 70 μm, có vân lưới rõ trên bề mặt.
Định tính
A. Lấy 2 g bột dược liệu thô, thêm 20 ml ether (TT), ngâm ấm khoảng 30 phút, lọc. Lấy 2 ml dịch lọc, bốc hơi trên cách thủy đến khô. Thêm một ít bột natri sulfat khan (TT) vào cặn, đun nóng, sẽ có bọt và hơi cay màu trắng bốc lên.
B. Lấy 1 g bột dược liệu thô, thêm 10 ml ethanol 70% (TT), đun trên cách thủy 30 phút (nếu cạn thì thêm ethanol 70% vừa đủ thể tích), lọc. Lấy 2 ml dịch lọc cô trên cách thủy tới cắn sền sệt. Thêm vào cắn 20 ml nước nóng, khuấy đều, để nguội, lọc. Lấy 10 ml dịch lọc cho vào ống nghiệm, lắc mạnh theo chiều dọc của ống nghiệm 15 phút. Để yên 15 phút thấy có bọt bền cao khoảng 0,6 cm.
Độ ẩm
Không quá 10%.
Chế biến
Thu hái quả chín vào mùa đông, bổ ra và phơi cho se, loại bỏ vỏ thịt quả, lấy hạt phơi hoặc sấy khô.
Bào chế
Mộc miết tử sống: Tách bỏ phần vỏ hạch cứng, lấy nhân, để nguyên hoặc mài với dấm để bôi.
Bột mộc miết tử sương: Sao nhân hạch mộc miết tử sạch, nghiền nát, bọc vào giấy bản và ép để loại hết chất dầu được bột trắng như sương.
Bảo quản
Để nơi khô ráo.
Tính vị, qui kinh
Khổ, cam, ôn, có độc. Quy vào kinh can, tỳ vị.
Công năng, chủ trị
Tán kết tiêu sưng, giải độc. Chủ trị: Sưng viêm, nhũ ung, tắc tia sữa, tràng nhạc, trĩ, dò hậu môn, chấn thương, ứ huyết.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 0,9 - 1,2 g dạng uống. Dùng ngoài với một lượng bột thích hợp trộn với dầu hay dấm đắp tại chỗ, hoặc mài để bôi, hoặc ngâm rượu để bóp chỗ bị sưng dập.
Kiêng kỵ
Thận trọng đối với phụ nữ có thai.
Bài viết cùng chuyên mục
Ngọc trúc (Rhizoma Polygonati odorati)
Chủ trị: Trị ho khan, họng khô miệng khát, sốt nóng âm ỉ về đêm, mồ hôi trộm, vị âm hư gây kém ăn, khó tiêu, hoặc vị nhiệt gây ăn nhiêu chóng đói.
Xuyên sơn giáp (Vẩy Tê tê, vẩy Trút, Squamatis)
Bắt con Tê tê, lột lấy cả tấm da nguyên vẩy, nhúng hoặc luộc trong nước sôi, tách lấy vẩy, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.
Lô hội (Aloe)
Thanh can nhiệt, thông tiện. Chủ trị: Can có thực nhiệt, đại tiện bí, tiểu nhi cam tích kinh phong, can nhiệt, bế kinh, làm giảm độc ba đậu.
Dây đau xương (Caulis Tinosporae tomentosae)
Khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc. Chủ trị: Phong thấp tê bại, đau nhức cơ khớp. Dùng ngoài chữa đụng dập, sang chấn, rắn cắn.
Huyền sâm (Radix Scrophulariae)
Tư âm giáng hỏa, lương huyết giải độc. Chủ trị: Sốt cao, sốt nóng về chiều, viêm họng, phát ban, mụn nhọt, mẩn ngứa, táo bón.
Thân tía tô (Tô ngạnh, Caulis Perillae)
Lý khí, khoan trung, chỉ thống, an thai. Chủ trị: Khí uất vùng ngực cơ hoành bĩ tức, thượng vị đau, ợ hơi, nôn mửa, động thai.
Hạt mã tiền (Semen Strychni)
Chủ trị Phong thấp, tê, bại liệt; đau khớp dạng phong thấp, nhức mỏi chân tay, đau dây thần kinh, sưng đau do sang chấn, nhọt độc sưng đau
Phụ tử (Radix Aconiti lateralis)
Hồi dương cứu nghịch, bổ hoả trợ dương, tán hàn, chỉ thống. Chủ trị: Chứng vong dương, thoát dương; chân tay lạnh, đau nhức xương khớp, lưng gối đau lạnh, chân tay phù nề.
Ma hoàng (Herba Ephedrae)
Ma hoàng chích mật: Nhuận phế giảm ho; thường dùng trong trường hợp biểu chứng đã giải song vẫn còn ho suyễn
Hương phụ (Củ gấu, Rhizoma Cyperi)
Hành khí chỉ thống, giải uất điều kinh, kiện vị tiêu thực. Chủ trị: Giảm đau trong các trường hợp: đau dạ dày, tiêu hoá kém, đau cơ, đau ngực sườn, đau dây thần kinh ngoại biên
Huyết giác (Lignum Dracaenae cambodianae)
Chủ trị: Dùng uống: Chấn thương máu tụ sưng đau, sau đẻ huyết hôi ứ trệ, bế kinh. Dùng ngoài: Vết thương chảy máu, vết thương mụn nhọt lâu lành không liền khẩu.
Mật ong (Mel)
Bổ trung, nhuận táo, chỉ thống, giải độc. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, đau thượng vị, ho, táo bón, giải độc Ô đầu, điều hoà các vị thuốc
Dành dành (Chi tử, Fructus Gardeniae)
Chủ trị Sốt cao, tâm phiền, hoàng đản tiểu đỏ, đi tiểu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, dùng ngoài trị sưng đau do sang chấn.
Quả tía tô (Tô tử, Fructus Perillae)
Giáng khí, tiêu đờm, bình suyễn, nhuận trường. Chủ trị: Đờm suyễn, ho khí nghịch, táo bón.
Cối xay (Herba Abutili indici)
Giải biểu nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, tai ù, điếc, sốt vàng da, tiểu tiện vàng đỏ, đái rắt buốt, phù thũng, lở ngứa, dị ứng.
Cỏ xước (Radix Achyranthis asperae)
Hoạt huyết khứ ứ, bổ can thận mạnh gân xương. Chủ trị: Phong thấp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay co quắp, kinh nguyệt không đều, bế kinh đau bụng, bí tiểu tiện, đái rắt buốt.
Tế tân (Herba Asari)
Cảm mạo phong hàn, nhức đầu, đau răng, ngạt mũi, chảy nước mũi, phong thấp đau tê, đàm ẩm, ho suyễn.
Sa nhân (Fructus Amomi)
Hành khí hoá thấp, an thai. Chủ trị: Đau bụng nôn mửa, tiêu chảy, đau nhức xương khớp, cơ nhục, động thai.
Đinh hương (Flos Syzygii aromatici)
Lấy chính xác khoảng 5 g dược liệu đã được tán thành bột thô, cho vào bình cầu 250 ml, thêm 100 ml nước cất
Thanh hao hoa vàng (Folium Artemisiae annuae)
Thu hái vào lúc cây sắp ra hoa, tốt nhất là vào mùa hè, khi cây có nhiều lá, cắt phần trên mặt đất, phơi khô, lắc hoặc đập cho lá rụng
Hồ tiêu (HFructus Piperis nigri)
Ôn trung tán hàn, kiện vị chỉ đau. Chủ trị: Vị hàn gây nôn mửa, tiêu chảy đau bụng và khó tiêu, chán ăn.
Hạt sen (Liên nhục, Semen Nelumbinis)
Bổ tỳ, dưỡng thận, sáp trường, cố tinh, dưỡng tâm, an thần. Chủ trị: ỉa chảy lâu ngày, di tinh, đới hạ, tim đập hồi hộp, mất ngủ.
Bồ công anh (Herba Lactucae indicae)
Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm tán kết. Chủ trị: Mụn nhọt sang lở, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Toàn yết (Scorpio)
Trừ kinh phong, giải độc, tán kết. Chủ trị: Trẻ em kinh phong, co giật, uốn ván, đau nhức cơ khớp, đau đầu hay đau nửa đầu, liệt mặt, tràng nhạc.
Độc hoạt (Radix Angelicae pubescentis)
Khu phong, trừ thấp, thông tý, chỉ thống. Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng và đầu gối đau, thiếu âm phục phong, đầu thống.