Hà thủ ô trắng (Radix Streptocauli)

2014-10-21 08:12 PM
Bổ huyết, bổ can thận. Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh gầy, tóc bạc sớm, yếu sinh lý,kinh nguyệt không đều, đau nhức gân xương.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas (Lour.) Merr.), họ Thiên lý (Asclepiadaceae).

Mô tả

Rễ nạc hình trụ, đường kính 1-3cm.  Mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu xám, có nếp nhăn và rãnh dọc, có nhiều lỗ vỏ nằm ngang và những vết tích của rễ con còn sót lại. Mặt cắt ngang có màu trắng ngà đến màu vàng nâu nhạt, nhìn thấy rõ tầng phát sinh libe-gỗ. Vị hơi đắng, có nhiều bột. 

Vi phẫu

Mặt cắt ngang rễ hình tròn. Soi dưới kính hiển vi từ ngoài vào trong có: Lớp bần cấu tạo bởi nhiều hàng tế bào hình chữ nhật, xếp thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm. Mô mềm vỏ gồm những tế bào có thành mỏng, rải rác có các tinh thể calci oxalat hình khối. Libe cấp hai bị phân chia bởi tia ruột thành các bó dài. Trong libe có sợi, ống nhựa mủ. Tầng sinh libe-gỗ quan sát rõ. Gỗ cấp 2 cấu tạo bởi những mạch gỗ lớn, có thành dày, xếp nối tiếp thành từng dãy rời nhau trong mô mềm gỗ.

Bột

Màu nâu nhạt, vị đắng sau chát. Soi kính hiển vi thấy: Các mảnh mô mềm, nhiều tinh thể calci oxalat hình khối, hạt tinh bột đơn, kép đôi, kép ba, rải rác ở ngoài hay ở trong tế bào mô mềm. Các hạt tinh bột có rốn hạt hình chữ V hay chấm, những hạt to có thể quan sát thấy vân hạt. Mảnh bần màu vàng nâu. Nhiều mảnh mạch mạng, mạch chấm, sợi libe.

Định tính

A. Lấy 10 g bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 250 ml, thấm ẩm bằng amoniac đậm đặc (TT) trộn cho thấm đều rồi cho vào bình 20 - 25 ml cloroform (TT), đặt trên cách thuỷ sôi trong 2 - 3 phút, lọc vào bình gạn qua giấy lọc đã được thấm ẩm bằng cloroform (TT). Lắc 2 lần, mỗi lần với 5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (TT). Để yên cho dung dịch tách thành 2 lớp, gạn lấy lớp acid. Gộp dịch chiết acid rồi chia vào 3 ống nghiệm để làm các phản ứng sau:

Ống 1: Thêm 2 giọt thuốc thử Bouchardat (TT) sẽ xuất hiện tủa nâu

Ống 2: Thêm 2 giọt thuốc thử Mayer (TT) sẽ xuất hiện tủa trắng

Ống 3: Thêm 2 giọt thuốc thử Dragendorff (TT) sẽ xuất hiện tủa vàng cam.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng: Silica gel GF254 , hoạt hoá ở 110oC trong 1 giờ.

Dung môi khai triển: Toluen - ethyl acetat (9 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 10 ml  methanol (TT), lắc kỹ trong 30 phút. Lọc, cô dịch lọc tới còn 1 ml dùng làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 0,5 g bột Hà thủ ô trắng (mẫu chuẩn), tiến hành chiết tương tự như đối với dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí, phun dung dịch vanilin 1% trong acid sulfuric (TT) Sấy bản mỏng ở 105 oC trong 3 - 5 phút. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12%.

Tạp chất

Dược liệu còn sót gốc thân: Không quá 1%.

Tỷ lệ rễ nhỏ (đường kính dưới 1cm) không quá 10%.

Chế biến

Rửa sạch, thái lát, phơi  hoặc sấy khô. Có thể ngâm nước vo gạo 12 giờ rồi phơi hay sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh  mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, sáp, lương. Vào hai kinh can, thận.

Công năng, chủ trị

Bổ huyết, bổ can thận. Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh gầy, tóc bạc sớm, yếu sinh lý,kinh nguyệt không đều, đau nhức gân xương.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 12 - 20 g, dạng thuốc sắc.

Bài viết cùng chuyên mục

Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae)

Thấu chẩn, tán phong, giải độc, thăng dương khí. Chủ trị: Phong nhiệt ở dương minh có nhức đầu, đau răng, họng sưng đau; sởi không mọc, dương độc phát ban; sa trực tràng, sa dạ con.

Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii)

Hành khí hoạt huyết, trừ phong, giảm đau. Chủ trị: Điều kinh, nhức đầu, hoa mắt, cảm mạo phong hàn, phong thấp nhức mỏi, ngực bụng đau tức, nhọt độc sưng đau.

Đại hoàng (Rhizoma Rhei)

Thanh trường thông tiện, tả hoả giải độc, trục ứ thông kinh. Chủ trị: Táo bón do thực nhiệt, đau bụng, hoàng đản, bế kinh, chấn thương tụ máu, chảy máu cam, nhọt độc sưng đau.

Cành dâu (Ramulus Mori albae)

Thu hoạch vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, chọn các cành dâu non có kích thước quy định, bỏ hết lá, phơi hoặc sấy khô hoặc thái vát lúc còn tươi, phơi hoặc sấy khô.

Chè dây (Folium Ampelopsis)

Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu vào túi giấy lọc, thêm 50 ml cloroform (TT), ngâm trong 12 giờ, bỏ dịch chiết cloroform

Khổ hạnh nhân (Semen Armeniacae amarum)

Chỉ khái bình suyễn, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị: Ho suyễn do ngoại tà hoặc đờm ẩm, táo bón do huyết hư và thiếu tân dịch.

Ngũ bội tử (Galla chinensis)

Sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, liễm sang, giải độc, liễm phế. Chủ trị: Tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày, mồ hôi trộm, tiện huyết, nôn ra máu, trĩ chảy máut, ngoại thương xuất huyết.

Tinh dầu bạc hà (Oleum Menthae)

Được lấy từ các bộ phận trên mặt đất của cây Bạc hà (Mentha arvensis L.), họ Bạc hà (Lamiaceae) bằng phương pháp cất kéo hơi nước và đã được làm khan nước.

Râu mèo (Herba Orthosiphonis spiralis)

Thanh lợi thấp nhiệt, lợi tiểu. Chủ trị: Viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận, sỏi mật, viêm gan.

Toàn yết (Scorpio)

Trừ kinh phong, giải độc, tán kết. Chủ trị: Trẻ em kinh phong, co giật, uốn ván, đau nhức cơ khớp, đau đầu hay đau nửa đầu, liệt mặt, tràng nhạc.

Đậu xanh (Semen Vignae aurei)

Thanh nhiệt trừ thử, chỉ khát, lợi niệu, giải các loại độc, chủ trị Tả lỵ, phù thũng, ngộ độc các chất và thuốc, thử nhiệt và khát nước.

Mạch môn (Ô tặc cốt, Os Sepiae)

Thông huyết mạch, trừ hàn thấp, chỉ huyết. Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, cam tẩu mã, băng lậu, đới hạ, đau loét dạ dày và hành tá tràng, âm nang lở ngứa

Mân xôi (Fructus Rubi)

Ích thận, cố tinh, dùng chữa đi tiểu nhiều lần, tiểu không cầm, hoặc thận hư dẫn đến tảo tiết, di tinh, liệt dương

Bạch tật lê (Thích Tật Lê, Gai chống, Gai sầu Fructus Tribuli terrestris)

Chủ trị Nhức đầu, chóng mặt; ngực sườn đau trướng, tắc sữa, viêm (nhọt) vú; đau mắt đỏ kéo màng mắt; phong chẩn, ngứa..

Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae)

Liễm phế chỉ ho, sinh tân chỉ hàn, bổ thận cố tinh, chỉ tả, an thần. Chủ trị: Ho lâu ngày và hư suyễn, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đái dầm, niệu tần, tiêu chảy kéo dài.

Hoa đại (Flos Plumeriae rubrae)

Nhuận tràng, hoá đờm chỉ ho, hạ huyết áp. Chủ trị: Táo bón, đi lỵ có mũi máu, Sốt, ho, phổi yếu có đờm, huyết áp cao, phù thũng, bí tiểu tiện.

Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae)

Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu (qua rây 1,25 mm), cho vào bình Soxhlet, thêm 100 ml ether dầu hỏa (điểm sôi 30 – 60 oC) (TT), đun hồi lưu cách thủy trong 1 giờ và loại bỏ dịch ether.

Trạch tả (Thân rễ, Rhizoma Alismatis)

Lấy thân rễ Trạch tả đã thái phiến khô, phun nước muối cho ẩm, ủ kỹ, sao nhỏ lửa đến khi mặt ngoài có màu vàng, lấy ra phơi khô. Cứ 100 kg trạch tả dùng 2 kg muối.

Ô dược (Radix Linderae)

Bụng trướng đau, đầy bụng, khí nghịch phát suyễn, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, di niệu, sán khí, hành kinh đau bụng.

Hoàng đằng (Caulis et Radix Fibraureae)

Thanh nhiệt tiêu viêm, lợi thấp, giải độc. Dùng chữa đau mắt đỏ, viêm họng, mụn nhọt mẩn ngứa, kiết lỵ, viêm bàng quang.

Hoàng nàn (Cortex Strychni wallichianae)

Trừ phong hàn thấp tý, chỉ thống, chỉ tả, sát trùng. Chủ trị: Đau nhức xương cốt, mình mẩy, đau bụng, nôn, tiêu chảy, dùng trị ghẻ, ngứa.

Địa long (Giun đất, Pheretima)

Chủ trị sốt cao bất tỉnh, kinh giản, thấp tỳ, tê chi, bán thân bất toại, ho và suyễn do phế thực nhiệt, phù, vô niệu, cao huyết áp.

Bách hợp (Bulbus Lilii)

Dưỡng âm, nhuận phế, thanh tâm, an thần. Chủ trị: Âm hư, ho lâu ngày, trong đờm lẫn máu, hư phiền, kinh hãi, tim đập mạnh, mất ngủ, hay ngủ mê, tinh thần hoảng sợ.

Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae)

Tinh thể calci oxalat hình kim, xếp thành bó, dài 90 – 210 µm. các tế bào mô mềm hình bầu dục hoặc hình chữ nhật, thành hơi dày, có lỗ rõ rệt.

Vông nem (Lá, Folium Erythrinae)

Lấy 2 g bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 50 ml, thấm ẩm bằng amoniac đậm đặc, rồi cho vào bình 15 - 20 ml cloroform, lắc nhẹ, đặt trên cách thuỷ sôi trong 2 - 3 phút.