- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae)
Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Rễ củ phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson Syn. Polygonum multiflorum Thunb.)), họ Rau răm (Polygonaceae).
Mô tả
Rể củ tròn, hoặc hình thoi, không đều, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi theo chiều dọc, hay chặt thành từng miếng to. Mặt ngòai có những chỗ lồi lõm do các nếp nhăn ăn sâu tạo thành. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng màu nâu sẫm, mô mềm vỏ màu đỏ hồng, có nhiều bột, ở giữa có ít lõi gỗ. Vị chát.
Vi phẫu
Lớp bần gồm 3 - 4 hàng tế bào thành dày. Mô mềm vỏ phát triển nhiều, rải rác có nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai và hình thoi. Từng đám libe cấp II rời nhau xếp thành một vòng tròn ứng với các đám gỗ cấp II ở bên trong. Tầng sinh libe-gỗ. Gỗ cấp II chạy vào đến tâm. Tia ruột chạy từ tâm cắt libe-gỗ cấp II thành từng đám. Ngoài ra có các bó libe gỗ thứ cấp được hình thành sau gỗ cấp II nằm riêng lẻ hoặc chụm với nhau rải rác khắp mô mềm vỏ.
Bột
Mùi nhẹ, màu nâu hồng, vị hơi chát. Soi dưới kính hiển vi thấy: Nhiều hạt tinh bột đơn hoặc kép đôi, kép ba, nằm riêng lẻ hoặc kết thành khối, đường kính 5-25 mm, rốn hình sao hay phân nhánh.
Rải rác có các mảnh mạch điểm. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai, đường kính 20 - 50 mm. Mảnh bần gồm các tế bào hình đa giác thành dày có màu đỏ nâu. Mảnh mô mềm có tế bào thành mỏng chứa tinh bột. Sợi nhỏ dài có vách dày với nhiều ống trao đổi.
Định tính
A. Lấy 2 g bột dược liệu cho vào ống nghiệm, ngâm với 10 ml nước trong 30 phút, gạn lấy 5 ml, thêm 3 - 4 giọt dung dịch natri hydroxyd (TT) sẽ có màu đỏ sẫm.
B. Lấy 0,1 g bột, thêm 10 ml dung dịch natri hydroxyd 10% (TT) đun cách thủy trong 5 phút, để nguội, lọc, dịch lọc được acid hóa bằng dung dịch acid hydrocloric 10% (TT) đến môi trường acid (thử bằng giấy quỳ), sau đó lắc với 20 ml ether ethylic (TT), lớp ether ethylic có màu vàng cam, gạn lấy 5 ml ether, thêm 5 ml dung dịch amoniac đậm đặc (TT), lớp amoniac sẽ có màu đỏ.
C. Lấy 0,2 g bột dược liệu đun cách thủy với 10 ml ethanol 96% (TT) trong 5 phút, để nguội, lọc, lấy 5 ml dịch lọc để bay hơi đến khô, thêm 2 ml dung dịch antimoni clorid (TT) sẽ có màu đỏ hay tím đỏ.
D. Quan sát dưới ánh sáng tử ngọai lát cắt có màu vàng xám.
E. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel G đã hoạt hóa ở 110 oC trong 1 giờ
Dung môi khai triển: Ethylacetat - methanol - nước (100 : 17 : 13)
Dung dịch thử: Lấy 0,25 g bột dược liệu đun cách thủy với 20 ml ethanol 96% (TT) trong 30 phút, để nguội, lọc, để bay hơi đến cắn khô. Cắn thêm vào 10 ml nước và 1 ml dung dịch acid hydrocloric 10% (TT) đun cách thủy 30 phút, để nguội sau đó lắc với 20 ml ether ethylic (TT) 2 lần, dịch ether được bay hơi con khoảng 1 ml dùng làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Pha dung dịch emodin 0,1 % trong ethanol 96% (TT). Nếu không có các chất đối chiếu, dùng 0,25 g bột Hà thủ ô đỏ (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 ml dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, để khô bản mỏng trong không khí ở nhiệt độ phòng, phát hiện các vết dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm và hơi amoniac. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 13%.
Tro toàn phần
Không quá 9%.
Tro không tan trong dung dịch acid hydrocloric
Không quá 2%.
Tạp chất.
Tạp chất khác; Không quá 0,5%
Tỉ lệ xơ gỗ: Không quá 1%.
Chất chiết được trong dược liệu
Không ít hơn 20%, tính theo dược liệu khô.
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng, dùng ethanol 30% (TT) làm dung môi.
Chế biến
Thu hoạch vào mùa thu, khi lá khô úa, đào lấy củ cắt bỏ hai đầu, rửa sạch, củ to cắt thành miếng, phơi hay sấy khô. Nếu đồ chín rồi phơi thì tốt hơn. Trước khi dùng thường nấu, đồ với đậu đen.
Bào chế
Chế Hà thủ ô: Rửa sạch củ, ngâm nước vo gạo 1 ngày 1 đêm, sau đó rửa lại. Đổ nước đậu đen cho ngập (cứ 1 kg Hà thủ ô cần 100 g đậu đen, 2 lít nước, nấu đến khi đậu đen nhừ nát), nấu đến khi gần cạn, cần đảo luôn cho chín đều. Khi củ đã mềm, lấy ra, bỏ lõi (nếu có). Thái hoặc cạo mỏng rồi phơi khô. Nếu còn nước đậu đen thì tẩm phơi cho hết.Nếu đồ, phơi 9 lần (cửu chưng cửu sái) thì càng tốt. Khi đun nên đặt vỉ ở đáy nồi cho khỏi cháy dược liệu.
Bảo quản
Để nơi khô, mốc, mọt.
Tính vị, quy kinh
Khổ, cam, sáp, ôn. Vào các kinh can, thận.
Công năng, chủ trị
Dưỡng huyết, bổ can thận, nhuận tràng thông tiện, làm xanh tóc. Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh, gầy, đau lưng, di tinh, tóc bạc sớm, táo bón.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 6 - 12 g Hà thủ ô đã chế, dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc.
Bài viết cùng chuyên mục
Trắc bách diệp (Cacumen Platycladi)
Trắc bách thán: Lấy Trắc bách diệp đã nhặt sạch, cho vào nồi, đun to lửa, sao cho có màu sém nâu bên ngoài và màu sém vàng bên trong (sao tồn tính).
Xuyên tiêu (Fructus Zanthoxyli)
Mảnh vỏ hạt màu nâu đen khó nhìn rõ tế bào, đôi khi thấy rõ từng đám tế bào gần như hình nhiều cạnh, màu vàng nâu.
Ý dĩ (Semen Coicis)
Ý dĩ được thu hoạch vào mùa thu khi quả đã chín già, cắt lấy quả, phơi khô, đập lấy hạt phơi khô, loại bỏ quả non, lép.Rồi xay xát thu lấy nhân trắng, phơi hoặc sấy khô.
Thiên ma (Rhizoma Gastrodiae)
Bình can tức phong Chủ trị: Đau đầu, chóng mặt, bán thân bất toại, trẻ em kinh phong, phá thương phong (uốn ván), động kinh.
Ngũ gia bì gai (Cortex Acanthopanacis trifoliati)
Khử phong, chỉ thống, dưỡng huyết Chủ trị: Đau lưng gối xương khớp, co duỗi khó khăn, khí huyết hư, di tinh, liệt dương, tiểu tiện bí gây phù nề.
Mạn kinh tử (Fructus Viticis trifoliae)
Chủ trị cảm mạo, nhức đầu do phong nhiệt, sưng đau răng lợi, đau mắt kèm chảy nhiều nước mắt, hoa mắt, chóng mặt, phong thấp, cân mạch co rút
Rẻ quạt (Xạ can, Rhizoma Belamcandae)
Thanh nhiệt giải độc, hoá đàm bình suyễn. Chủ trị: Họng sưng đau, ho đờm, suyễn tức.
Ô dược (Radix Linderae)
Bụng trướng đau, đầy bụng, khí nghịch phát suyễn, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, di niệu, sán khí, hành kinh đau bụng.
Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae)
Hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, thanh tâm lương huyết. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích hòn cục, đau thắt ngực; mất ngủ, tâm phiền.
Chè vằng (Folium Jasmini subtripinervis)
Thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết điều kinh, tiêu viêm, chủ trị kinh nguyệt không đều, kinh bế, phụ nữ sau sinh sốt cao, viêm hạch bạch huyết.
Hạt qua lâu (Semen Trichosanthis)
Nhuận phế, hoá đàm và nhuận tràng.Chủ trị: ho có đờm dính, táo bón, mụn nhọt, sữa ít.
Bạch hoa xà thiệt thảo (Herba Hedyotis difusae)
Thanh nhiệt giải độc, lợi niệu thông lâm, tiêu ung tán kết. Chủ trị: Ho, hen xuyễn do phế thực nhiệt, lâm lậu do bàng quang thấp nhiệt, viêm amidan, viêm họng cấp.
Thân tía tô (Tô ngạnh, Caulis Perillae)
Lý khí, khoan trung, chỉ thống, an thai. Chủ trị: Khí uất vùng ngực cơ hoành bĩ tức, thượng vị đau, ợ hơi, nôn mửa, động thai.
Thạch cao: Băng thạch, Gypsum fibrosum
Thanh nhiệt tả hoả, trừ phiền chỉ khát. Chủ trị: Thực nhiệt ở phần khí của phế vị (sốt cao, mồ hôi nhiều khát nhiều, mạch hồng đại), nhiệt độc thịnh ở kinh mạch.
Hương nhu trắng (Herba Ocimi gratissimi)
Chủ trị Cảm nắng, cảm hàn, sốt nóng sợ rét, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, thổ tả chuột rút, dương thuỷ
Nhục thung dung (Herba Cistanches)
Liệt dương, di tinh, khó thụ thai, thắt lưng đầu gối đau mỏi, gân xương vô lực, táo bón ở người già, huyết hư tân dịch không đủ.
Sơn tra (Fructus Mali)
Tiêu thực tích, hành ứ, hóa đàm. Chủ trị: ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, ợ chua, đàm ẩm, bụng kết hòn cục, sản hậu ứ huyết, đau bụng.
Xuyên sơn giáp (Vẩy Tê tê, vẩy Trút, Squamatis)
Bắt con Tê tê, lột lấy cả tấm da nguyên vẩy, nhúng hoặc luộc trong nước sôi, tách lấy vẩy, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.
Ích trí (Riềng lá nhọn, Fructus Alpiniae oxyphyllae)
Ôn thận cố tinh, ôn tỳ chỉ tả. Chủ trị: Tỳ hàn gây tiết tả, đau bụng hàn, tiết nhiều nước bọt, thận hàn gây đái dầm, đi tiểu vặt, di tinh, cặn hơi trắng nước tiểu do thận dương hư.
Hạt đào (Semen Pruni)
Hoạt huyết, khứ ứ, nhuận tràng. Chủ trị: Vô kinh, mất kinh, trưng hà, sưng đau do sang chấn, táo bón.
Cành dâu (Ramulus Mori albae)
Thu hoạch vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, chọn các cành dâu non có kích thước quy định, bỏ hết lá, phơi hoặc sấy khô hoặc thái vát lúc còn tươi, phơi hoặc sấy khô.
Quế cành (Quế chi, Ramunlus Cinnamomi)
Giải biểu hàn, thông dương khí, ôn thông kinh mạch, hoá khí. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, khí huyết ứ trệ, phù đái không thông lợi.
Tri mẫu (Thân rễ, Rhizoma Anemarrhenae)
Thanh nhiệt, tả hoả, trừ phiền chỉ khát, nhuận táo. Chủ trị: Nhiệt bệnh có sốt cao khát nước, phế thậnâm hư có cốt chưng, trào nhiệt; nội nhiệt tiêu khát, ruột ráo táo bón.
Đậu xanh (Semen Vignae aurei)
Thanh nhiệt trừ thử, chỉ khát, lợi niệu, giải các loại độc, chủ trị Tả lỵ, phù thũng, ngộ độc các chất và thuốc, thử nhiệt và khát nước.
Bạch giới tử (hạt cải trắng, Semen Sinapis albae)
Lý khí trừ đờm, thông kinh lạc chỉ thống. Chủ trị: Ho suyễn, đau tức ngực do hàn đờm. Khớp xương tê đau do đàm thấp lưu trú, âm thư, thũng độc.